Các Ký Hiệu Trong Bản Vẽ Xây Dựng Nhà (kèm Cách đọc)
Có thể bạn quan tâm
Đọc được các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà sẽ giúp bạn hiểu được thông tin mà kiến trúc sư muốn truyền tải, từ đó dễ dàng trao đổi các vấn đề liên quan. Xem ngay!
Bản vẽ xây dựng là tập hợp các hình vẽ thể hiện kết cấu, kiến trúc của công trình. Nếu không biết về các ký hiệu được quy định trong bản vẽ thì bạn sẽ không thể nào hiểu được nội dung của bản vẽ là gì. Dù không phải là kiến trúc sư hay “dân” trong nghề thì bạn cũng nên biết sơ qua về các ký hiệu này. Trên cơ sở đó để hiểu được bản vẽ liên quan đến công trình xây dựng của mình, để biết chỗ nào hợp lý, chỗ nào chưa, nhà thầu và thợ thi công có đang thực hiện đúng yêu cầu hay không.
Liên hệ tư vấn: 0833.022.023
Tổng quan về bản vẽ xây dựng nhà
- Khái niệm
Bản vẽ là hình vẽ mô tả hình dạng, cấu tạo, kích thước và điều kiện kỹ thuật của bộ phận máy móc, kết cấu hoặc công trình kỹ thuật.
Từ khái niệm bản vẽ suy ra: Bản vẽ xây dựng nhà là tổng hợp các hình vẽ thể hiện được kết cấu, hình dạng, kích thước và cách bố trí của công trình kỹ thuật, cụ thể ở đây là nhà.
Bản vẽ có thể được thực hiện bằng tay, nhưng ngày nay bản vẽ thường được thiết kế bằng phần mềm thiết kế chuyên dụng thực hiện trên máy tính.
- Phân loại
Bản vẽ được chia thành 2 loại cơ bản là bản vẽ dùng trong giai đoạn thiết kế và bản vẽ dùng trong giai đoạn thi công.
Đối với bản vẽ trong giai đoạn thiết kế, có các loại bản vẽ cơ bản sau đây:
Bản vẽ về kiến trúc |
|
Bản vẽ về kết cấu |
|
Bản vẽ về phần cơ điện |
|
Đối với bản vẽ trong giai đoạn thi công, có các loại bản vẽ sau đây:
Estimation Drawings | Bản vẽ sơ bộ dùng cho giai đoạn báo giá. |
Application Drawings | Bản vẽ dùng để xin phép, ví dụ xin phép PCCC, cấp phép xây dựng,... |
Shop Drawings | Bản vẽ thi công dùng cho giai đoạn thi công ngoài công trường. |
As- Built Drawings | Bản vẽ hoàn công. |
- Mục đích
- Công cụ giao tiếp: Trong xây dựng, chủ nhà/chủ đầu tư sẽ giao tiếp với người thiết kế, thợ thi công bằng các bản vẽ xây dựng này. Nói chung, những người có liên quan đến công trình xây dựng đều thông qua bản vẽ để thể hiện mong muốn của mình hoặc đọc - hiểu mong muốn của người khác.
- Ước lượng vật tư và dự toán chi phí: Thông qua bản vẽ sẽ biết được công trình cần những vật liệu nào, khối lượng cần cho công trình là bao nhiêu, từ đó chuẩn bị đầy đủ (tránh thừa, thiếu). Trên cơ sở đó để lập bảng dự đoán chi phí một cách sát sao nhất. Đồng thời, hạn chế thấp nhất các phát sinh không đáng có, hoặc có cũng nằm trong tầm kiểm soát.
- Quy trình thực hiện trơn tru: Nhờ vào bản vẽ mà quá trình từ lúc chuẩn bị cho đến lúc thi công, hoàn thiện sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tất cả mọi thứ đều làm theo những gì bản vẽ đã được thống nhất từ trước.
- Đảm bảo công trình hoàn thành như mong muốn: Nếu không có bản vẽ có thể xảy ra tình trạng người nói một đằng người hiểu một nẻo. Nhưng với bản vẽ thì nó giống như là tờ giấy hướng dẫn chi tiết cách thực hiện đúng ý và nhất quán.
Các quy định về bản vẽ xây dựng nhà
- Quy định về khung bản vẽ, khung tên
TCVN 5571:2012 (Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) quy định về khung tên trong bản vẽ xây dựng như sau:
Về yêu cầu chung:
- Khung tên phải đặt tại góc phần tư phía dưới, bên phải bản vẽ (hình 1). Trường hợp đặc biệt có thể đặt khung tên theo chiều đứng của bản vẽ (hình 2), chiều của chữ số ghi trong khung tên lấy theo chiều dài của khung tên.
- Khung tên phải thể hiện rõ, đầy đủ, chính xác nội dung của bản vẽ.
Về cách trình bày:
- Nét bao quanh: có độ đậm và đều như nét của khung bản vẽ;
- Cạnh dưới và cạnh bên phải: đặt trùng với đường khung phía dưới và bên phải của bản vẽ;
- Đối với bản vẽ có 2 đường khung: các cạnh của khung tên phải trùng với đường khung trong của bản vẽ;
- Kiểu và loại chữ: tuân theo quy định tại TCVN 4068:2012 (không được dùng quá 3 kiểu chữ và 4 kích thước khác nhau trong một khung tên; đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các ô; không sử dụng font chữ không thông dụng; sau khi xuất sang pdf cần kiểm tra lại lỗi font chữ).
Về nội dung, bao gồm:
- Tên cơ quan, đơn vị thiết kế (SST 1)
- Tên công trình và cơ quan đầu tư xây dựng (STT 2)
- Tên bản vẽ (mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng,...) (STT3)
- Loại (kiến trúc, kết cấu, điện, nước,...) và số thứ tự của bản vẽ (STT 4)
- Loại hồ sơ (thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công,...) (STT 5)
- Ngày ký duyệt (STT 6)
- Tỷ lệ hình vẽ (STT 7)
- Họ tên, chức danh, chữ ký, đóng dấu của người thực hiện (STT 8 - 14)
- Các kỹ hiệu cần thiết (STT 15).
- Quy định về tỷ lệ
Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước của một vật thể biểu diễn trong bản vẽ với kích thước thực tế của vật thể đó.
Theo TCVN 3 - 74 thì tỷ lệ bản vẽ được chia thành 3 loại:
- Tỷ lệ bản vẽ thực tế 1:1
- Tỷ lệ bản vẽ thu nhỏ 1:X (X là 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000, 5000, 10000)
- Tỷ lệ bản vẽ phóng to X:1 (X là 2, 5, 10, 20, 50)
Tỷ lệ thường được ghi trong khung tên của bản vẽ. Nếu có nhiều tỷ lệ khác nhau thì tỷ lệ chính được ghi trên khung tên, còn các tỷ lệ khác sẽ được ghi ở bên cạnh con số chú dẫn phần tử trên bản vẽ chi tiết hoặc ngay cạnh chữ cái chỉ tên của hình chiếu tương ứng.
- Quy định về nét vẽ
Thể hiện như hình ảnh dưới đây:
- Quy định về chữ và số
Theo TCVN 6-85, chữ và số trong bản vẽ xây dựng được quy định như sau:
Về khổ chữ và số:
- Chiều cao của chữ, số được đo vuông góc với dòng kẻ và tinh bằng mm, tương ứng: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40.
- Chiều rộng được xác định tùy thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ.
Về kiểu chữ và số:
- Kiểu A không nghiêng (đứng) và kiểu A nghiêng 75o với d = 1/14 h
- Kiểu B không nghiêng (đứng) và kiểu B nghiêng 75o với d = 1/10 h
- Quy định về kích thước
Kích thước trong bản vẽ xây dựng thể hiện độ lớn của vật thể biểu diễn, vì vậy ghi kích thước là một công việc rất quan trọng khi lập bản vẽ.
Theo TCVN 5705-1993 quy định về việc ghi kích thước như sau:
Nguyên tắc chung:
- Kích thước là cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử của vậy thể được biểu diễn trên bản vẽ;
- Kích thước không hụ thuộc vào tỷ lệ của các hình biểu biển diễn;
- Số lượng kích thước trên bản vẽ phải đủ để chế tạo và kiểm tra được vật thể, mỗi kích thước chỉ được ghi 1 lần, trừ trường hợp cần thiết khác;
- Kích thước phải được ghi trên các hình chiếu thể hiện đúng và rõ nhất cấu tạo của phần được ghi;
- Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo mà chỉ dùng để tham khảo;
- Đơn vị đo kích thước là m (trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo, trừ khi dùng đơn vị khác m thì phải ghi chú rõ ràng).
Về các thành phần của kích thước:
Bao gồm: Đường dóng, đường kích thước và chữ số kích thước.
- Đường dóng và đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Chữ số kích thước dùng khổ chữ từ 2,5 trở lên, đặt ở giữa và phía trên đường kích thước.
Về các loại kích thước:
- Kích thước đoạn thẳng
- Kích thước cung tròn và đường tròn
- Kích thước góc
- Kích thước hình cầu, hình vuông, độ dốc, côn
Tổng hợp các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà
Bản vẽ xây dựng sử dụng rất nhiều các ký hiệu khác nhau mà nếu không biết thì sẽ không thể nào giải mã được. Ký hiệu chính là ngôn ngữ đặc biệt của bản vẽ, nhìn vào đó chúng ta biết được bản vẽ thể hiện điều gì và thực hiện như thế nào.
- Ký hiệu về vật liệu
Là những ký hiệu dùng để ghi chú và thể hiện vật liệu dùng cho công trình xây dựng. Nhìn vào các ký hiệu này bên triển khai thi công sẽ biết công trình sử dụng vật liệu nào, ở vị trí nào và chuẩn bị cho đúng.
- Ký hiệu về đồ nội thất
Ký hiệu về đồ nội thất hay ký hiệu cửa, cửa sổ trong bản vẽ cũng tương tự. Nhìn vào đó bên triển khai sẽ biết được có những đồ nội thất nào được sử dụng, sử dụng ở đâu và sắp xếp như thế nào.
- Ký hiệu về điện
+ Ký hiệu bằng hình vẽ
Ký hiệu cơ bản về sử dụng điện:
Ký hiệu các loại đèn điện và thiết bị sử dụng điện:
Ký hiệu thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, ổ cắm:
Ký hiệu thiết bị đo lường:
Ký hiệu các thiết bị đóng cắt điều khiển điện:
+ Ký hiệu bằng chữ
- Ký hiệu về nước
+ Ký hiệu chung
+ Ký hiệu đường ống cấp thoát nước
+ Ký hiệu phụ kiện nối ống nước
+ Ký hiệu vị trí nối ống cấp thoát nước
+ Ký hiệu trên các thiết bị đường ống cấp thoát nước
Ký hiệu thiết bị điều chỉnh:
Ký hiệu thiết bị đo:
Ký hiệu thiết bị vệ sinh:
Ký hiệu thiết bị tắm rửa:
Ký hiệu thiết bị vòi nước:
Ký hiệu thiết bị máy bơm nước:
+ Ký hiệu công trình cấp thoát nước
- Ký hiệu trong bản vẽ kết cấu thép
Bản vẽ kết cấu thép là bản vẽ thể hiện các mối liên kết của các vật liệu thép được sử dụng trong xây dựng, đồng thời thể hiện vị trí của từng loại vật liệu kết cấu thép được dùng trong công trình. Một bản vẽ kết cấu thép sẽ bao gồm: độ cao công trình, kế hoạch cấu trúc và các ý tưởng xây dựng của nhà thầu.
Dưới đây là các ký hiệu quy ước về bản vẽ kết cấu thép:
Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà chi tiết, dễ hiểu nhất
Bản vẽ xây dựng là hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà, trong đó là những bản diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Nhìn vào bản vẽ này, kỹ sư và nhà thầu sẽ biết được quy cách xây dựng một ngôi nhà như thế nào, diện tích bao nhiêu, cách bố trí ra sao,... Thông thường, một công trình nhà ở sẽ có một bộ hồ sơ gồm 80 - 200 trang bản vẽ, được chia thành các phần chính là: kiến trúc, kết cấu, phần điện và nước.
- Nguyên tắc & các bước đọc bản vẽ
Mặc dù đã nắm hết các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng nhưng nếu không nắm được nguyên tắc khi đọc bản vẽ thì vẫn khó có thể hiểu được chính xác nội dung bản vẽ truyền tải.
Dưới đây là nguyên tắc và các bước khi đọc bản vẽ xây dựng:
1/ Đọc các bản vẽ chính, gồm:
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể: để biết bố cục, vị trí ngôi nhà trong khu đất
- Bản vẽ phối cảnh bên ngoài: để hình dung ngôi nhà dễ dàng hơn
- Bản vẽ mặt bằng các tầng: để biết cách phân chia phòng, vị trí, kích thước, diện tích, cao độ, hình dáng của các không gian
- Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt: để xem chiều cao ngôi nhà, chiều cao cửa, hình dáng kiến trúc bên ngoài nhà.
*** Giải thích thêm:
- Bản vẽ phối cảnh: Là bản vẽ sử dụng ảnh 3D trực quan sinh động, có màu sắc thực tế để mang đến cái nhìn tổng thể cho công trình.
- Bản vẽ mặt đứng: Là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài của công trình; đồng thời thể hiện hình ảnh, bố trí tổng thể về chiều rộng, chiều cao của công trình.
- Bản vẽ mặt cắt: Là mặt phẳng từ trên xuống, cắt ngang qua công trình, vuông góc thẳng đứng so với mặt đất; thể hiện chiều cao tầng, chiều cao nhà và kích thước của cửa, tường, dầm, sàn, vì kèo, cầu thang cùng các chi tiết kiến trúc khác bên trong mỗi phòng.
2/ Đọc bản vẽ chi tiết phần kiến trúc, gồm:
- Bản vẽ ốp tường, lát nền
- Bản vẽ chi tiết cửa
- Bản vẽ chi tiết bậc tam cấp, cầu thang
- Bản vẽ chi tiết phòng vệ sinh
- Bản vẽ chi tiết khác trong hạng mục kiến trúc
3/ Đọc bản vẽ kết cấu, gồm:
- Bản vẽ móng
- Bản vẽ thép móng
- Bản vẽ cột, thép cột
- Bản vẽ dầm sàn
- Bản vẽ bố trí thép dầm, sàn
- Bản vẽ chi tiết các kết cấu khác (như dầm chân thang, lanh tô, mái chéo, mi cửa,...).
4/ Đọc bản vẽ điện, nước, điều hòa.
- Cách đọc từng loại bản vẽ
Giới chuyên gia nói rằng, biết được các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà thì bạn chỉ mới hiểu được 30% bản vẽ. Muốn hiểu được bản vẽ chính xác thì bạn cần nắm được cách đọc dưới đây:
+ Cách đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể
Đây là bản vẽ đầu tiên trong hồ sơ thiết kế. Bản vẽ này là hình cắt bằng của các tầng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang, cách mặt sàn khoảng 15m. Bản vẽ thể hiện các khoảng không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh, hành lang, cửa, cầu thang,...
Cách đọc như sau:
- Xem có bao nhiêu phòng và cách bố trí của mỗi phòng
- Xem thiết bị sử dụng và cách bố trí thết bị
- Xem kích thước của các phòng, của cửa, của tường, của cột và của toàn bộ ngôi nhà.
+ Cách đọc bản vẽ phối cảnh
Là bản vẽ thể hiện không gian 3 chiều của căn nhà, giúp người xem nhìn rõ và hình dung được những đặc điểm của ngôi nhà khi hoàn thành.
Bản vẽ phối cảnh là loại bản vẽ dễ đọc nhất bởi vì tất cả những gì được thể hiện chỉ là hình ảnh chân thực và rõ nét mà bằng mắt thường chúng ta cũng dễ dàng xem và hiểu.
+ Cách đọc bản vẽ mặt đứng
Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng đứng. Theo thông thường, một ngôi nhà sẽ có nhiều bản vẽ mặt đứng khác nhau để thể hiện được tổng thể ngôi nhà. Mặt đứng thường được vẽ bằng nét liền mảnh, không biểu diễn phần khuất của ngôi nhà.
Bản vẽ mặt đứng thể hiện rõ ràng vị trí của các vật thể nhu cửa đi, cửa sổ, chiều cao của mái, kích thước mái, chiều cao các phần trang trí, cách trang trí,...
Bản vẽ mặt đứng có thể là hình bên ngoài ngôi nhà, nhìn từ trước, nhìn từ sau, nhìn bên trái, nhìn bên phải; nhưng cách đọc chính xác nhất là hướng về phía có nhiều người qua lại. Thông thường: trục A-C là hướng nhìn vào mặt tiền ngôi nhà, trục 5-1 là hướng nhìn vào phía bên phải ngôi nhà, trục 1-5 là hướng nhìn vào bên trái ngôi nhà, và trục C-A là hướng nhìn từ phía sau ngôi nhà.
+ Cách đọc bản vẽ mặt cắt
Mặt cắt là hình vẽ thấy được khi cắt đi một khoảng không gian theo chiều thẳng đứng. Thông qua mặt cắt chúng ta sẽ thấy được kết cấu của các bộ phận ngôi nhà cũng như kích thước của các tầng. Tương tự mặt đứng, mặt cắt sẽ không thể hiện phần khuất của căn nhà.
Bản vẽ mặt cắt có 2 loại: Nếu được bô trí dọc theo chiều dài thì gọi là hình cắt cọc, và nếu được bố trí theo chiều ngang thì gọi là hình cắt ngang.
Ky hiệu mặt cắt trong bản vẽ xây dựng cũng giống như ký hiệu chung về bản vẽ xây dựng. Bản vẽ mặt cắt cho chúng ta thấy chiều cao của các tầng, các lỗ cửa sổ và cửa ra vào, đồng thời biết được kích thước tường, cầu thang, vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc ngang trang trí bên trong các phòng,...
+ Cách đọc bản vẽ chi tiết phần kiến trúc
Bản vẽ kiến trúc là những hình vẽ thể hiện kiểu dáng của ngôi nhà từ ngoài vào trong. Đầu tiên là mục phối cảnh ở mặt ngoài, tại đây cho thấy kiểu dáng, màu sắc, vật liệu sử dụng,... Về cơ bản sẽ hình dung được ngôi nhà sau khi hoàn thiện như thế nào.
Tiếp đến là bản vẽ mặt bằng thể hiện sự bố trí công năng, bố trí phòng, đồ đạc, cửa chính, cửa phụ,... Cụ thể, bản vẽ cho thấy chiều dài - rộng của mỗi phòng, kích thước để xác định được vị trí và chiều rộng của các lỗ cửa nằm trên tường hoặc vách ngăn trong nhà, kích thước và chiều dày của tường, cách ngăn, cũng như kích thước mặt cắt các cột. Ngoài ra, còn có cách bố trí, sắp xếp đồ nội thất như bàn ghế, sofa và cầu thang (nếu như đó là nhà 2 tầng, nhà 2,5 tầng, nhà ống 3 tầng, nhà ống 4 tầng,...).
+ Cách đọc bản vẽ móng
Có 5 chi tiết, 5 mặt cắt được thể hiện bằng bản vẽ, bao gồm: mặt cắt móng băng, chi tiết cổ móng, mặt cắt tường móng, mặt cắt dầm chân thang và chi tiết móng đơn.
Đối với bản vẽ mặt cắt móng băng: Nhìn vào bản vẽ sẽ thấy cao độ của móng, thân móng, phần vuốt móng lên, cổ móng và chiều rộng của móng. Đồng thời là cách bố trí thanh thép và lớp lót bê tông hoặc gạch.
Đối với bản vẽ chi tiết cổ móng: Công trình nào sử dụng móng băng hoặc móng bè thì sẽ có bản vẽ này. Bản vẽ cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách liên kết, các thanh phi và đai cột liên kết,...
Đối với bản vẽ mặt cắt tường móng: Bản vẽ này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên. Bản vẽ thể hiện chiều cao, kích thước của tường móng.
Đối với bản vẽ mặt cắt dầm chân thang: Bản vẽ thể hiện phần đế của thang khi bắt đầu làm thang. Đọc bản vẽ chúng ta biết được bê tông lót dưới, gạch đặc xây bên trên, đồng thời là kích thước, số lượng của dầm chân thang được ghi chú rất rõ ràng.
Đối với bản vẽ chi tiết móng đơn: Bản vẽ móng đơn cũng thể hiện rõ ràng chiều dài, chiều rộng của móng, đồng thời cho biết số lượng sắt bao nhiêu, vật liệu sử dụng cho đáy, khoảng cách mỗi thanh, vị trí của dầm liên kết vào móng,...
Tổng kết
Như vậy có thể thấy, dù không phải là kiến trúc sư hay những chuyên gia trong ngành xây dựng thì với việc biết được các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà cộng với hướng dẫn cách đọc bản vẽ nói trên là bạn đã có thể đọc - hiểu bản vẽ một cách khá dễ dàng. Việc hiểu cơ bản về bản vẽ cũng đã giúp ích cho bạn trong việc hiểu được công trình chuẩn bị thi công, chuẩn bị tốt nguyên vật liệu và chi phí, giám sát công trình thực hiện đúng theo bản vẽ đã đề ra.
TGĐ - KSXD Quang VũXem thêm:
- 11 mẫu bản vẽ mặt bằng móng cọc phổ biến nhất (tổng hợp)
- Nguyên tắc bố trí cọc trong đài theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
- Hướng dẫn thi công ván khuôn móng băng đầy đủ nhất
TGĐ - KSXD Quang Vũ (tên thật là Nguyễn Quang Vũ), anh là Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Kiến trúc và Xây dựng Phúc An (Phúc An Corp.), với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn - thiết kế - thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Xuất thân là một Kỹ sư xây dựng sinh ra & lớn lên tại mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió. Anh quan niệm rằng "không có giá trị bền vững nào bằng niềm tin của khách hàng."
Đánh giá của bạn
Gửi đánh giáTừ khóa » Trong Bản Vẽ Nhà Ký Hiệu Này Là Gì
-
Trên Bản Vẽ Nhà, Ký Hiệu Này Có ý Nghĩa Gì ? - Hoc247
-
100+ Các Kí Hiệu Bản Vẽ Và Cách đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhà ở
-
Các Ký Hiệu & Cách đọc Trong Bản Vẽ Xây Dựng Từ A đến Z - Meey Land
-
Các Ký Hiệu Viết Tắt Trong Bản Vẽ Xây Dựng - ODT.VN
-
Tổng Hợp Ký Hiệu Quy ước Trong Bản Vẽ Nhà Phổ Biến
-
Các Ký Hiệu Viết Tắt Trong Bản Vẽ Xây Dựng Thể Hiện ý Nghĩa Gì?
-
Các Ký Hiệu & Cách đọc Trong Bản Vẽ Xây Dựng Từ A đến Z
-
Hướng Dẫn Cách đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhà ở đơn Giản, Dễ Hiểu Nhất
-
Tổng Hợp Các Kí Hiệu Thường Có Trong Bản Vẽ Mặt Bằng
-
Tổng Hợp Các Kí Hiệu Quy ước Trong Bản Vẽ Nhà Chi Tiết Nhất
-
Tổng Hợp 100 Các Kí Hiệu Bản Vẽ Và Cách đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhà ở
-
Tổng Hợp Các Kí Hiệu Trong Bản Vẽ Xây Dựng Chi Tiết
-
Hướng Dẫn Cách đọc Bản Vẽ Xây Nhà đơn Giản, Dễ Hiểu
-
Trên Bản Vẽ Nhà, Ký Hiệu Này Có ý Nghĩa Gì ?