Hướng Dẫn Cách đọc Bản Vẽ Xây Nhà đơn Giản, Dễ Hiểu

Chọn nhanh mục cần xem

Toggle
  • Tỷ lệ khi đọc bản vẽ thiết kế
  • Quy định các nét vẽ trong bản vẽ
  • Ký hiệu cửa sổ và cửa đi trong bản thiết kế
  • Ký hiệu cầu thang và các đường dốc trong nhà
  • Ký hiệu các vách ngăn trong bản vẽ xây nhà
  • Các ký hiệu khác
  • Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất
  • Lưu ý khi đọc bản vẽ xây nhà

Bản vẽ xây nhà là bản vẽ minh họa lại công trình dưới dạng 2D bằng các ký hiệu bản vẽ theo tiêu chuẩn, bao gồm tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt các vật thể trong công trình. Bản vẽ này được tạo ra nhằm mục đích cung cấp những hình ảnh chính xác để thực hiện thi công một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, tránh khỏi những sự nhầm lẫn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, nếu không phải người trong ngành thì bạn sẽ rất khó khăn trong việc đọc hiểu các bản vẽ xây nhà này. Nhưng đừng lo, trong bài viết này Nhà Đẹp Sài Gòn sẽ hướng dẫn giúp bạn cách đọc bản vẽ xây nhà một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Tỷ lệ khi đọc bản vẽ thiết kế

Các bản vẽ xây nhà thường sẽ được vẽ lại với các tỷ lệ 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000 tùy theo khổ của bản vẽ. Đây chính là tỷ số chính xác giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và kích thước thực được đo tương ứng trên các vật thể ở thực tế. Tùy theo từng công trình để lựa chọn tỷ lệ thiết kế phù hợp, tỷ lệ thường được sử dụng trong nhiều trường hợp nhất đó chính là 1:100, dành cho các hồ sơ thiết kế nhà phố hay biệt thự,…

Việc tìm đơn vị thiết kế thi công và báo giá xây nhà trọn gói uy tín, chuyên nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền của công trình cũng như giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng ở mức tốt nhất.

Quy định các nét vẽ trong bản vẽ

Khi thiết kế các bản vẽ xây dựng nhà, các kỹ sư sẽ sử dụng các ký hiệu thay cho các vật thể trong hiện thực, bạn cần phải nắm được những ký hiệu này thì mới có thể đọc hiểu được bản vẽ.

Các ký hiệu nét vẽ thường gặp trong bản vẽ xây dựng
Các ký hiệu nét vẽ thường gặp trong bản vẽ xây dựng.

Trong trường hợp, trên bản vẽ có các nét trùng lên nhau thì thứ tự ưu tiên sẽ là nét liền đậm, nét đứt, nét chấm gạch mảnh, nét liền mảnh.

Ký hiệu cửa sổ và cửa đi trong bản thiết kế

Bên cạnh những quy định về nét vẽ thì các ký hiệu về cửa cũng cần phân biệt rõ để tránh sự nhầm lẫn như:

Ký hiệu các loại cửa sổ thường gặp theo tỷ lệ 1:100
Ký hiệu các loại cửa sổ thường gặp theo tỷ lệ 1:100
Ký hiệu các loại cửa sổ đơn thường gặp theo tỷ lệ 1:100
Ký hiệu các loại cửa sổ đơn thường gặp theo tỷ lệ 1:100

Ký hiệu các loại cửa sổ đôi thường gặp theo tỷ lệ 1:100

Tương tự như cửa sổ, cửa chính cũng được ký hiệu riêng biểu thị các loại cửa đơn, cửa kép cũng như cách mở cửa. Tuy nhiên những ký hiệu này không ảnh hưởng hay liên quan đến vật liệu và cấu tạo của các cửa hay cách lắp đặt.

Ký hiệu cửa đi và cách mở cửa
Ký hiệu cửa đi và cách mở cửa
Ký hiệu cửa đi và cách mở cửa trong bản vẽ xây nhà
Ký hiệu cửa đi và cách mở cửa trong bản vẽ xây nhà

Ký hiệu cầu thang và các đường dốc trong nhà

Ký hiệu cầu thang và các đường dốc trong nhà chính là điểm đặc biệt chỉ xuất hiện ở những ngôi nhà có thiết kế cao tầng hoặc tầng hầm trong nhà. Vậy nên nếu như nhà bạn chỉ thiết kế 1 tầng trệt duy nhất thì không cần quá quan tâm đến phần này. Nhưng nếu như nhà bạn có dù chỉ 1 tầng lầu thì tuyệt đối đừng bỏ qua.

Những mẫu nhà kiểu Anh mang tới vẻ đẹp độc đáo đặc biệt thể hiện sự lãng mạn của xứ sở sương mù. Dưới đây là Top 5 mẫu nhà kiểu Anh dành cho những ai đang mê mẩn phong cách quý tộc này!

Ký hiệu cầu thang, thang máy và các đường dốc trong nhà
Ký hiệu cầu thang, thang máy và các đường dốc trong nhà

Ký hiệu các vách ngăn trong bản vẽ xây nhà

Đối với các ký hiệu vách ngăn, chúng cũng được thể hiện thông qua các nét liền đậm kèm những chú thích về vật liệu. Đối với những bản vẽ có tỷ lệ 1:50 trở lên thì ký hiệu vách ngăn cần phải thể hiện chi tiết vật liệu sử dụng cũng như cấu tạo theo tỷ lệ.

Ký hiệu vách ngăn kèm vật liệu sử dụng
Ký hiệu vách ngăn kèm vật liệu sử dụng

Các ký hiệu khác

Bên cạnh những bộ phận chính thường thấy của ngôi nhà thì còn nhưng bộ phận khác mà các bạn không thể bỏ qua nếu muốn đọc hiểu bản vẽ xây nhà:

Những bộ phận cần sửa trong nhà sẽ sử dụng các ký hiệu dưới đây kèm theo chú thích các thông số cần thiết.

Ký hiệu các bộ phận cần sửa
Ký hiệu các bộ phận cần sửa

Vật liệu xây dựng được sử dụng cho công trình cũng được ký hiệu ở bản vẽ, bạn nên nắm phần này để biết những loại vật liệu nào sẽ được sử dụng trong quá trình thi công, nhằm giám sát tiến độ thực hiện một cách tốt nhất.

Ký hiệu vật liệu xây dựng được sử dụng cho công trình
Ký hiệu vật liệu xây dựng được sử dụng cho công trình

Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất

Nội thất là phần không thể thiếu trong mỗi bản vẽ xây nhà, sẽ bao gồm những ký hiệu về nội thất cơ bản được sử dụng. Bạn có thể căn cứ theo hình dáng của đồ vật để đoán món đồ đó là gì. Trong bản vẽ xây nhà thì các món đồ nội thất sẽ được thể hiện trên mặt phẳng dưới dạng hình chiếu từ trên xuống với mặt cắt cao độ là 900mm.

cách đọc bản vẽ xây nhà. Ký hiệu nội thất nhà vệ sinh
Ký hiệu nội thất nhà vệ sinh
cách đọc bản vẽ xây nhà. Ký hiệu nội thất nhà tắm
Ký hiệu nội thất nhà tắm
Cách đọc bản vẽ xây nhà. Ký hiệu nội thất trong nhà
Ký hiệu nội thất trong nhà

Lưu ý khi đọc bản vẽ xây nhà

Cách đọc bản vẽ xây nhà các bạn chú ý đọc theo đúng trình tự, đầu tiên khi nhận được bản vẽ hoàn chỉnh, hãy xem bản vẽ tổng mặt bằng trước, sau đó mới xem tới các bản vẽ chi tiết khác. Điều này sẽ giúp bạn xác định được mối liên hệ giữa các hạng mục được xây dựng trong ngôi nhà của mình.

Cách để đọc đơn giản nhất đó chính là đọc lần lượt từ tầng 1 đến tầng 2 và các tầng phía trên (nếu có), sau đó xem chức năng bên trong của ngôi nhà theo từng phòng từ phòng khách, phòng ngủ cho đến phòng bếp, phòng thờ và phòng vệ sinh, hành lang cũng như các cửa chính, cửa phụ.

Tiếp theo hãy nhớ đọc bản vẽ phối cảnh, bản vẽ này sẽ giúp bạn hình dung được tổng thể ngôi nhà sẽ trông như thế nào sau khi hoàn thiện. Tiếp đến là bản vẽ mặt đứng để nắm hình dáng kiến trúc phần bên ngoài, bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ không gian các tầng trong công trình. Cuối cùng cần đọc chính là bản vẽ kết cấu, và nhớ đừng bỏ qua các thông số như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang,…

Thông Tin Liên Hệ: Website: https://nhadepsaigon.net/ Hotline: 0834.318.318 Email: Ktstrung@nhadepsaigon.net Địa chỉ 01:   Lầu 6 – Fimexco 231 Lê Thánh Tôn – Q1 – Tp.HCM Google map: https://goo.gl/maps/GVjVWfhq9YthWEMJA

Trên đây là thông tin và cách đọc bản vẽ xây nhà như thế nào khoa học, đơn giản và dễ hiểu, các bạn có thể tham khảo thêm để biết cách đọc cũng như hiểu được công trình được xây dựng như thế nào.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Trong Bản Vẽ Nhà Ký Hiệu Này Là Gì