Các Loại Bảo Hiểm Hàng Hải - Chi Tiết Các Tổn Thất Và ... - AirportCargo

Cùng với Airport Cargo chúng ta đã từng tìm hiểu về bảo hiểm hàng hải. Qua bài viết đó chắc các bạn cũng đã nắm được về định nghĩa của bảo hiểm hàng hải cũng như vai trò rất quan trọng của nó. Để tiếp nối chủ đều này, hôm nay, Airport Cargo sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các loại bảo hiểm hàng hải. Hơn nữa, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết về các tổn thất và loại bảo hiểm tương ứng.

Table of Contents

Toggle
  • Phân loại rủi ro trong hàng hải
    • những rủi ro thông thường được bảo hiểm bao gồm:
    • Những rủi ro không được bảo hiểm: 
    • Những rủi ro đặc biệt:
  • Các loại bảo hiểm hàng hải
    • BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (XNK) – các loại bảo hiểm hàng hải
      • Đối tượng bảo hiểm
      • Phạm vi bảo hiểm
      • Số tiền bảo hiểm
    • BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN, VEN BIỂN, TÀU SÔNG, TÀU CÁ – các loại bảo hiểm hàng hải
      • Đối tượng bảo hiểm
      • Phạm vi bảo hiểm
      • Số tiền bảo hiểm

Phân loại rủi ro trong hàng hải

những rủi ro thông thường được bảo hiểm bao gồm:

  • Rủi ro mắc cạn: tàu bị mắc cạn là khi đáy tàu chạm đất hoặc chạm phải chướng ngại vật và làm cho con tàu không thể chuyển động được.

+ Mắc cạn (stranding): là khi đáy tàu chạm phải mặt đất hoặc chạm phải chướng ngại vật khác làm tàu không thể chuyển động được và thường phải có một ngoại lực khác để kéo tàu ra khỏi nơi mắc cạn. các loại bảo hiểm hàng hải

+ Nằm cạn (gronding): là khi con tàu đang ở trong tư thế bình thường, nhưng rồi sự cố xảy ra ví dụ: tàu bị chạm đáy do thủy tiều rút xuống, phải dừng lại một thời gian chờ thủy triều lên mới có thể ra khỏi nơi nằm cạn và tiếp tục hành trình.

  • phân loại rủi ro hàng hải
  • Chìm đắm: do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biển hoặc bị đắm do sóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa, hàng hóa trên tàu bị hư hại.
  • Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm, công trình xây dựng, tàu thuyền khác) đẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián đoạn. các loại bảo hiểm hàng hải
  • Cháy: là hiện tượng mà xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu. Thường rủi ro này chia ra 2 loại: cháy bình thường và cháy nội tỳ. Cháy bình thường là do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, buộc phải tiêu hủy hoặc do sơ suất của người không được bảo hiểm. Cháy nội tỳ là do tính chất của hàng hóa chuyên chở có thể tự động bốc cháy như than, gas,.. Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho trường hợp cháy bình thường.

Những rủi ro không được bảo hiểm: 

loại này thường là rủi ro do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thủy thủ cà những người có liên quan, những hao hụt tự nhiên.

Những rủi ro đặc biệt:

chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển thường được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ nhận được bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt. các loại bảo hiểm hàng hải

Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bảo hiểm bồi thường.

Các loại bảo hiểm hàng hải

BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (XNK) – các loại bảo hiểm hàng hải

Áp dụng đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

Đối tượng bảo hiểm

Hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không.

Phạm vi bảo hiểm

Áp dụng theo bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội nhà bảo hiểm Luân Đôn – ICC “A”/”B”/”C”/”Air” 1/1/82 hoặc 1/1/09; IFFC “A”/”C” 1/1/86; IFMC “A”/”C” 1.1.86; IBOC 1/2/83; ICOC 1.10.82 .

(Tham khảo Phụ lục 1) LOẠI TRỪ CHÍNH: + Mất mát, hư hại hoặc chi phí do hành vi cố ý của Người được bảo hiểm.

+ Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường của đối tượng được bảo hiểm.

+ Đóng gói không đầy đủ hoặc sai quy cách.

+ Mất mát hoặc chi phí gây ra bởi tàu/phương tiện vận chuyển không đủ khả năng đi biển, không thích hợp cho an toàn chuyên chở đối tượng bảo hiểm.

+ Mất mát, hư hại hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kì vũ khí chiến tranh hạt nhân hoặc nguyên tử nào. các loại bảo hiểm hàng hải

+ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc bất kì hành động thù địch nào bởi hoặc chống lại các nước tham chiến.

+ Đình công, bế xưởng, bạo động, khủng bố.

Lưu ý: Bảng phạm vi bảo hiểm, loại trừ này không phải là toàn diện. Xin vui lòng tham khảo chi tiết trong Bộ Điều Khoản của VASS.

Số tiền bảo hiểm

100% hoặc 110% trị giá CIF hoặc trị giá hóa đơn hàng hóa. –       Tỷ lệ phí bảo hiểm: tùy thuộc vào tính chất, chủng loại hàng hóa, hình thức đóng gói, phương tiện vận chuyển và điều khoản bảo hiểm áp dụng.

tìm hiểu về bảo hiểm vận tải đường biển

BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN, VEN BIỂN, TÀU SÔNG, TÀU CÁ – các loại bảo hiểm hàng hải

Áp dụng đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

Đối tượng bảo hiểm

Thân tàu (Vỏ, máy móc, trang thiết bị tàu) của các tàu hoạt động trên vùng nội thủy Việt Nam hoặc quốc tế.

Phạm vi bảo hiểm

Áp dụng theo các Quy tắc bảo hiểm thân tàu sông, tàu ven biển, Quy tắc bảo hiểm thân tàu cá hiện hành của VASS; Bộ điều khoản bảo hiểm thân tàu của Hiệp hội nhà bảo hiểm Luân Đôn.

Điển hình: Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận của thân tàu gây ra bởi:

+ Đâm va với tàu, thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước;

+ Mắc cạn, va chạm vào đá, vật thể cố định hoặc trôi nổi trên bờ hoặc dưới nước (trừ bom mìn, thủy lôi);

+ Cháy nổ ngay trên tàu hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu;

+ Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý;

+ Mất tích;

+ Động đất, sụt lở, núi lửa phun;

+ Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh;

+ Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng;

+ Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc hư hỏng các bộ phận của máy móc, thân tàu do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra, giám định bình thường không thể phát hiện được;

+ Sơ suất của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc người sửa chữa với điều kiện những người đó không phải là Người được bảo hiểm;

+ Chi phí đóng góp tổn thất chung, chi phí cứu hộ.

LOẠI TRỪ CHÍNH:

Những tổn thất xảy ra do yếu tố chủ quan của thuyền viên hoặc do tàu cũ

Lưu ý: Bảng phạm vi bảo hiểm, loại trừ này không phải là toàn diện. Xin vui lòng tham khảo chi tiết trong Bộ Quy tắc của VASS.

Số tiền bảo hiểm

Theo khai báo/yêu cầu của Khách hàng, thông thường ngang bằng giá trị thực tế của Tàu tại thời điểm tham gia bảo hiểm (bao gồm giá trị của vỏ, máy móc và các trang thiết bị của tàu).

– Tỷ lệ phí bảo hiểm: phụ thuộc vào loại tàu, tuổi tàu, công suất/ trọng tải/số ghế, lịch sử tổn thất.

Hy vọng rằng các loại bảo hiểm trên đây sẽ giúp các bạn yên tâm trong việc vận chuyển hàng hóa hàng hải. Tuy nhiên Airport Cargo khuyên bạn nếu vận chuyển hàng hóa nên tìm những đối tác chuyên vận chuyển hàng uy tín, chất lượng để tránh rủi ro.

Rate this post

Từ khóa » Các Loại Tổn Thất Trong Bảo Hiểm Hàng Hải