Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu xã hội, hiện nay nước ta có 7 loại hình doanh nghiệp chính- một con số khá ấn tượng cho thấy sự đa dạng và phong phú trong hoạt động kinh tế. 7 loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm:

Nội dung bài viết

  • 1 . Doanh nghiệp nhà nước: 
  • 2 .Loại hình doanh nghiệp tư nhân:
  • 3 . Hợp Tác Xã :
  • 4 .Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần :
  • 5 . Công ty trách nhiệm hữu hạn:
  • 6 .Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh:
  • 7 .Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh :

1 . Doanh nghiệp nhà nước: 

Doanh nghiệp nhà nước về bản chất đó là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu. Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Doanh nghiệp nhà nước thường được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước là một loại hình có tư cách pháp nhân đầy đủ. Hiện nay,  các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó.

Tự chịu trách nhiệm và bù lỗ hay hưởng lợi nhuận tùy thuộc vào khả năng phát triển là một điểm mới của doanh nghiệp nhà nước so với thời kỳ trước đây. Hiện nay, nhà nước không còn bao cấp như trước đây mà các doanh nghiệp phải tự bù đắp những chi phí, tự trang trải mọi nguồn vốn đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước xã hội như các doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp nhà nước tuy không chiếm tỉ trọng lớn về số lượng nhưng có chức năng định hướng nền kinh tế và kiểm soát những lĩnh vực quan trọng, mang tính chất sống còn của đất nước.

2 .Loại hình doanh nghiệp tư nhân:

Dù không còn là loại hình quá phổ biến hiện nay, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn có 1 chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế.  Điểm đặc biệt của loại hình này là do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ  chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp. Mặc dù việc một cá nhân tự đăng ký, tự làm chủ và vận hành khiến cho doanh nghiệp có ưu thế trong việc chớp lấy thời cơ kinh doanh. Tuy nhiên, loại hình này lại bộc lộ khá nhiều rủi ro, điển hình như:

  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn với rủi ro trong kinh doanh.
  • Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân

>>Xem thêm : https://luatketnoi.vn/thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan-luat-ket-noi/

3 . Hợp Tác Xã :

Hợp tác xã là loại hình duy nhất không được quy định và điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014 mà được điều chỉnh bằng các chế định riêng trong Luật hợp tác xã năm 2012. Đây là một tổ chức doanh nghiệp mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn  bởi ưu thế có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ .

Mang dáng dấp của nền kinh tế cũ, trong hợp tác xã lợi nhuận và nghĩa vụ của các thành viên dựa trên nguyên tắc bình quân. Cùng với đó, chủ thể chủ yếu tham gia hợp tác xã là hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp cùng góp công góp sức sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, mà việc góp vốn trong hợp tác xã cũng có những điểm khác biệt, cụ thể: Góp vốn là việc xã viên Hợp tác xã khi tham gia hợp tác xã phải góp vốn tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã; Còn góp sức là việc xã viên tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình thức trực tiếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia khác.

Khác với các loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp, cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý, điều hành hợp tác xã.

4 .Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần :

Cùng với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đang là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã  góp vào doanh nghiệp;  Các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác; Số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân….là những điểm cộng lớn của loại hình công ty cổ phần.

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.. Mỗi cổ phần được thể hiện  dưới nhiều hình thức như: dưới dạng văn bản chứng chỉ do công ty phát hành  hoặc bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử…. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. về thành viên của công ty.

Khi cần huy động vốn,  công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác.

Việc chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần)  của các cổ đông diễn ra rất đơn giản,  được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của công ty cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm : thủ tục thành lập công ty cổ phần

5 . Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên.

Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50 .Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp là đặc điểm điền hình của công ty trách nhiệm hữu hạn;

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thêm thành viên góp vốn có thể chuyển đổi thành loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc ngược lại. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm:  thủ tục thành lập công ty TNHH

6 .Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh:

Là loại hình công ty đối nhân đối nhân, trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

7 .Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh :

Đúng như khái niệm “ liên doanh” có nghĩa là cùng liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh, công ty liên doanh là Công ty do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hoặc Công ty có vốn đầu tư hợp tác với Công ty Việt Nam, hoặc Công ty liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Công ty liên doanh chỉ được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của Công ty. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Trân trọng !

>> Xem thêm : Dịch vụ thành lập công ty, tư vấn thành lập doanh nghiệp giá rẻ

Từ khóa » Các Loại Hình Công Ty Cổ Phần Hiện Nay