Ưu điểm Loại Hình Công Ty Cổ Phần Theo Quy định Mới - Luật Trí Nam
Có thể bạn quan tâm
Quy định về công ty cổ phần
Theo quy định hiện nay: Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được đăng ký bởi tối thiểu 03 cổ đông, có phương thức quản lý vốn điều lệ phân chia thành các cổ phần bằng nhau.
Khi bạn là chủ doanh nghiệp bạn sẽ luôn quan tâm việc quản lý vận hành loại hình doanh nghiệp mình có phù hợp với cách vận hành quản lý kinh doanh không. Theo Điều 137 Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
- Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (Tổng giám đốc)
- Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc).
- Trong trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Dịch vụ hữu ích: Thành lập doanh nghiệp
Như vậy đặc điểm chung của công ty cổ phần sẽ như sau:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu sau khi thành lập.
(Theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)
Ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần
Công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… để huy động vốn. Thêm nữa theo Luật doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần khi phát hành cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ không cần thông báo tới Sở kế hoạch và đầu tư như quy định cũ điều này giúp Người quản lý doanh nghiệp dễ dàng xây dựng kế hoạch tăng vốn, huy động vốn khi kinh doanh. Công ty cổ phần cũng có thêm những ưu điểm sau:
- Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro không cao;
- Loại hình doanh nghiệp này ưu việt nhất cho hoạt động kinh doanh quy mô lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tham gia nên phù hợp cho sự phát triển lâu dài với các dự án kinh doanh.
- Quy định về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp cũng rất minh bạch, khoa học. Quyền và nghĩa vụ của các chức danh quản lý rõ ràng, các bộ phận quản lý và kiểm soát được ghi nhận chi tiết và đầy đủ.
Tài liệu quản trị nội bộ của công ty cổ phần
Tài liệu nội bộ pháp luật quy định phải lưu trữ tại trụ sở công ty cổ phần thông thường gồm:
✔ Thứ nhất, là Điều lệ công ty cổ phần
+ Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ thành lập công ty cổ phần và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
+ Điều lệ công ty có các nội dung cơ bản sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có)
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; Tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của cổ đông sáng lập; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh gái cả phần từng loại của cổ đông sáng lập;
- Quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với công ty;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;…
+ Điều lệ khi thành lập công ty cổ phần phải có họ, tên và chữ ký của cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức.
Tham khảo: Mẫu Điều lệ công ty cổ phần mới nhất
✔ Thứ hai, là Sổ cổ đông
Công ty cổ phần phải lập sổ cổ đông để quản lý số cổ phần sở hữu, loại cổ phần sở hữu của các cổ đông công ty.
✔ Thứ ba, hồ sơ bầu các chức danh quản lý công ty
Người quản lý công ty cổ phần phải được bầu, bổ nhiệm một cách hợp pháp. Các tài liệu liên quan đến việc bầu, bổ nhiệm các chức danh quản lý cũng là tài liệu quan trọng mà công ty phải lưu trữ.
Xem thêm: Người quản lý doanh nghiệp gồm những chức danh nào?
Công ty cổ phần được phát hành những loại cổ phần nào?
Cổ phần chính là phần vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Công ty cổ phần có 02 loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Cổ phần phổ thông là bắt buộc phải có, cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Trong đó, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong 03 năm đầu sau khi thành lập. Hết thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển thành cổ phần phổ thông.
Tư vấn thành lập công ty uy tín gọi 0934.345.745
Quy định về chuyển nhượng cổ phần trong công ty
Về nguyên tắc các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Tuy nhiên vẫn có trường hợp hạn chế chuyển nhượng:
- Bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Điều lệ công ty và phải ghi rõ việc hạn chế đó trên cổ phiếu tương ứng;
- Cổ phần của cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác trong vòng 03 năm đầu sau thành lập, nếu chuyển cho người không phải cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện tương đối linh hoạt, có thể thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Tham khảo: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Trên đây là tóm tắt của Luật sư về các đặc điểm cơ bản, đặc điểm nổi bật của loại hình công ty cổ phần. Quý khách hàng cần tư vấn tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này hãy liên hệ Luật sư Trí Nam ngay hôm nay. Chúng tôi nhận:
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần trọn gói đảm bảo chính xác, uy tín, giá rẻ.
- Dịch vụ tư vấn quản trị nội bộ và xây dựng hồ sơ nội bộ công ty cổ phần.
- Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
Công ty Luật Trí Nam rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc!
Tham khảo: Thành lập công ty cổ phần
Từ khóa » Các Loại Hình Công Ty Cổ Phần Hiện Nay
-
Phân Loại Công Ty Cổ Phần Hiện Nay Tại Việt Nam Mới Nhất - Phamlaw
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay [Cập Nhật 2022]
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Luật Việt An
-
Quy định Pháp Luật Chi Tiết Về Loại Hình Công Ty Cổ Phần - Luật Việt Tín
-
Các Loại Hình Công Ty Cổ Phần Hiện Nay - Tư Vấn Luật Hùng Sơn
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam
-
LOẠI HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN (CP) LÀ GÌ
-
Tổng Hợp Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hiện Nay
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam Hiện Nay
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Năm 2022? - Luật Hoàng Phi
-
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
-
Ưu, Nhược điểm Các Loại Hình Công Ty, Doanh Nghiệp - Có Video
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay