Các Loại Hình Phiên Dịch Thông Dụng Hiện Nay - Dịch Thuật ABC

Ngành phiên dịch hiện nay đang ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí là cả các quốc gia trên toàn thế giới. Do vậy, việc phân chia phiên dịch theo nhiều loại hình khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích tiến hành là điều hoàn toàn cần thiết.

Phiên dịch, hay còn được biết đến là dịch thuật bằng lời nói, chính là việc truyền tải thông điệp từ một ngôn ngữ nguồn này sang một ngôn ngữ gốc khác. Phiên dịch được coi như chiếc cầu vô hình kết nối các ngôn ngữ với nhau và xóa đi mọi rào cản về biên giới quốc gia. Tùy thuộc vào cách thức tiến hành phiên dịch mà phiên dịch được chia ra làm 3 loại hình chính: phiên dịch nối tiếp (consecutive interpreting), phiên dịch song song (simultaneous interpreting) và phiên dịch tiếp cận (liaison interpreting)

Phiên dịch nối tiếp

Đây là loại hình phiên dịch thông dụng nhất hiện nay. Đối với loại hình phiên dịch này, phiên dịch viên sẽ bắt đầu thực hiện việc dịch ngay sau khi diễn giả vừa kết thúc một câu, một ý, một phần nói hay cả phần nói của mình. Thông thường, ngữ cảnh bài nói càng trang trọng bao nhiêu thì độ dài mỗi phân đoạn dịch càng lâu bấy nhiêu.

Phiên dịch nối tiếp

Loại hình phiên dịch này phù hợp với những không gian ít người tham gia và mọi người có thể dễ dàng trao đổi, giao tiếp với nhau. Một vài ví dụ điển hình cho trường hợp sử dụng phiên dịch nối tiếp như: cuộc họp kinh doanh, họp báo, phỏng vấn, thuyết trình,... Phiên dịch nối tiếp có thể khiến thời gian thực của cuộc họp dài gấp đôi bởi ngoài thời gian diễn giả nói còn phải tính cả thời gian dịch của phiên dịch viên, mà thời gian phiên dịch viên nói thì thường xấp xỉ ⅔ đến ¾ thời gian diễn giả thuyết trình.

Phiên dịch song song

Phiên dịch song song, hay còn gọi là phiên dịch đồng thời, phiên dịch cabin, là loại hình phiên dịch cũng khá phổ biến nhưng “khó nhằn” nhất trong ba loại hình phiên dịch. Nếu như phiên dịch nối tiếp không đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các thiết bị, công nghệ thì trong phiên dịch song song, phiên dịch viên sẽ phải ngồi trong một phòng kín, đeo tai nghe và nói và micro. Phiên dịch viên sẽ phải dịch sang ngôn ngữ đích ngay cùng một lúc với diễn giả.

Xem thêm: Phiên dịch tiếng Hàn

Điều này tức là, thay vì chờ diễn giả kết thúc phẩn nói, phiên dịch viên sẽ phải đồng thời vừa nghe diễn giả vừa dịch luôn thông điệp mà hầu như không hề có thời gian ghi nhớ hay suy nghĩ.

Phiên dịch viên song song cần phải đeo tai nghe và nói vào micro.

Phiên dịch song song thường được sử dụng trong những ngữ cảnh trang trọng với lượng người tham gia khá lớn, chứ không đơn thuần chỉ là ngữ cảnh giao tiếp thân mật thông thường, ví dụ như: hội nghị ngoại giao, hội nghị quốc tế,.... Phiên dịch viên loại hình này thường phải trau dồi và trang bị kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng nghe cực kì thông thạo và đặc biệt là kĩ năng phản xạ nhanh,...

Phiên dịch tiếp cận

Loại hình phiên dịch cuối cùng chính là phiên dịch tiếp cận. Phiên dịch tiếp cận thường được sử dụng trong ngữ cảnh chỉ có hai bên tham gia vào cuộc nói chuyện bằng hai ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như hai cá nhân riêng lẻ hay hai nhóm nhỏ hay một cá nhân với một nhóm nhỏ. Phiên dịch viên khi đó sẽ được yêu cầu dịch cả hai ngôn ngữ, từ ngôn ngữ của người này sang ngôn ngữ của người kia và ngược lại.

Phiên dịch viên tiếp cận phải sử dụng cả hai ngôn ngữ khác nhau

Do đó, phiên dịch viên phải có khả năng nói thông thạo cả hai ngôn ngữ mà mình sẽ dịch. Dù phiên dịch tiếp cận thường được tiến hành theo hình thức phiên dịch nối tiếp, nhưng hai loại hình này vẫn có những điểm khác biệt hoàn toàn do ngôn ngữ mà phiên dịch viên phải nói là khác nhau.

Từ khóa » Dịch Liên Tiếp Là Gì