Các Loại Hình Và Chức Năng Của Doanh Nghiệp Thương Mại - WEONE
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp thương mại là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hoá trên thị trường. Đây là một loại hình doanh nghiệp điển hình và khá phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng WEONE tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp thương mại cũng như các chức năng chính của chúng đối với nền kinh tế là gì nhé!
Doanh nghiệp thương mại là gì?
Doanh nghiệp thương mại là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên về các hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, mục tiêu mà doanh nghiệp thương mại hướng tới là gia tăng lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế xã hội. Các hoạt động của doanh nghiệp thông thường được phân thành 3 nhóm: dịch vụ, mua bán hàng hoá và xúc tiến thương mại.
Doanh nghiệp thương mại có một số đặc điểm chính sau đây:
- Không trực tiếp tạo ra hàng hoá mà chỉ là cầu nối giúp phân phối sản phẩm ra thị trường tiêu dùng.
- Quy mô thường nhỏ hơn so với doanh nghiệp sản xuất nhưng doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng giúp hàng hoá lưu thông một cách liên tục.
- Doanh nghiệp thương mại có thể kinh doanh một hoặc nhiều loại hàng hoá khác nhau.
Các loại hình doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam
Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp thương mại chính tại Việt Nam:
Doanh nghiệp thương mại chuyên môn hoá kinh doanh
Đây là loại doanh nghiệp chỉ kinh doanh một loại hàng hoá, sản phẩm cụ thể. Lợi thế của doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hoá đó là có tính cạnh tranh cao. Do chỉ tập trung vào một mặt hàng nhất định nên các doanh nghiệp này đầu tư sâu về cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nếu chuyển hướng kinh doanh, công ty có thể sẽ mất nhiều thời gian để bắt kịp xu thế thị trường.
Doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh tổng hợp
Trái ngược với doanh nghiệp chuyên môn hoá, doanh nghiệp tổng hợp lại kinh doanh nhiều mặt hàng có công dụng và tính chất khác nhau. Đặc điểm chính của loại hình doanh nghiệp này chính là không cố định loại hàng hoá. Trong các thời điểm khác nhau, doanh nghiệp có thể phân phối và cung ứng ra thị trường các mặt hàng khác nhau. Vì vậy, thị trường hoạt động của doanh nghiệp khá rộng lớn nhưng hạn chế ở việc tạo thương hiệu và đội ngũ nhân viên có thể sẽ liên tục bị thay thế.
Doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh đa dạng hoá
Doanh nghiệp đa dạng hoá là hình thức mở rộng hơn của doanh nghiệp tổng hợp. Tức là, ngoài việc kinh doanh nhiều mặt hàng, loại doanh nghiệp này có thể bao gồm cả sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp tổng hợp, các công ty đa dạng hoá sẽ có một nhóm mặt hàng mũi nhọn có cùng công dụng và tính chất.
>>>>> Xem ngay: Các chỉ số tài chính quan trọng nhất trong doanh nghiệpDoanh nghiệp thương mại 100% vốn nhà nước
Các doanh nghiệp này được thành lập và chịu sự quản lý của nhà nước. Nhà nước sẽ cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc quản lý tài sản cũng như bù đắp hay hưởng lợi nhuận dựa trên mức vốn được cấp.
Doanh nghiệp thương mại do các cá nhân, tổ chức khác thành lập
Đây là loại hình doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức tự xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thương mại của công ty. Lưu ý, doanh nghiệp thương mại do tư nhân thành lập không có tư cách pháp nhân.
Những chức năng chính của doanh nghiệp thương mại là gì/
Một số chức năng của doanh nghiệp thương mại cụ thể như sau:
Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá trên thị trường
Doanh nghiệp thương mại có chức năng điều hoà quá trình lưu thông hàng hoá một cách hợp lý. Vì vậy, hơn ai hết, doanh nghiệp thương mại cần phải nắm được đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng như sau:
- Công dụng của sản phẩm là gì?
- Sử dụng sản phẩm như thế nào?
- Chi phí lưu thông hàng hoá là bao nhiêu?
- Đối tượng sử dụng từng mặt hàng là gì?
Dự trữ hàng hoá và điều hoà cung – cầu trên thị trường
Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại là điều hoà cung cầu trên thị trường. Tức là lấy hàng từ nơi có nguồn cung dồi dào và phân phối đến những nơi ít hoặc khan hiếm. Nhờ đó mà lượng hàng hoá trên thị trường luôn giữ được mức giá ổn định, tránh tình trạng mất cân đối, nơi ít, nơi nhiều.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hoá còn có hệ thống kho bãi, đại lý…rộng khắp giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại.
Trung gian lưu thương giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng
Doanh nghiệp sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cung ứng chúng đến tay người tiêu dùng mà phải thông qua trung gian đó chính là doanh nghiệp thương mại. Đây là chức năng quan trọng và điển hình nhất của loại hình doanh nghiệp này. Ở doanh nghiệp thương mại vừa có mô hình kinh doanh B2B, vừa tồn tại mô hình B2C giúp hàng hoá được lưu thông một cách thường xuyên và liên tục.
>>>>> Xem ngay: Lợi ích của các loại hệ thống thông tin trong doanh nghiệpGiải quyết mối quan hệ giao dịch, mua bán giữa các doanh nghiệp
Để thị trường hàng hoá được diễn ra một cách trôi chảy thì việc xây dựng một chuỗi cung – cầu liên tục là vô cùng quan trọng. Mỗi doanh nghiệp thương mại được coi là một mắt xích.
Ta có thể hình dung chuỗi cung – cầu trên thị trường như sau: Doanh nghiệp sản xuất cung cấp sản phẩm/ hàng hoá đến doanh nghiệp thương mại. Tiếp theo, các doanh nghiệp thương mại có thể trao đổi, giao dịch hàng hoá với nhau. Cuối cùng, doanh nghiệp thương mại bán lại sản phẩm cho người tiêu dùng. Khi dây chuyền hoạt động diễn ra suôn sẻ thì tất nhiên không chỉ các doanh nghiệp mà bản thân người tiêu dùng cũng được hưởng lợi ích khá nhiều.
Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp thương mại
Khi tiến hành thành lập và được phép đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp thương mại cần phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Khi tiến hành đăng ký kinh doanh, công ty thương mại cần phải đăng ký và kê khai theo đúng mục đích hoạt động của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Do mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu nên doanh nghiệp thương mại cần phải có sự quản lý và điều hành một cách chặt chẽ. Như vậy, hoạt động kinh doanh mới có thể được đảm bảo và bền vững.
- Doanh nghiệp thương mại phải có trách nhiệm cung cấp các loại hàng hoá có chất lượng nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng. Đây cũng chính là cách các doanh nghiệp tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
- Trong vấn đề nội bộ doanh nghiệp, các công ty cần có những phúc lợi và khen thưởng cho nhân viên phù hợp để khuyến khích, động viên người lao động cống hiến và phát huy hết năng lực của mình.
- Doanh nghiệp thương mại có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ và thực hiện các nghĩa vụ khác với nhà nước theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, vai trò của các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường nói chung và tại Việt Nam nói riêng là vô cùng quan trọng. Hi vọng với các thông tin trên, các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này.
Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Thương Mại
-
Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Các Loại Hình Công Ty Thương Mại
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Thương Mại Hiện Nay
-
Khái Niệm Công Ty Thương Mại Và Phân Loại Các Loại Hình Doanh ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật Doanh ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Luật Việt An
-
Công Ty Thương Mại Là Gì? Quy định Pháp Luật Mới Nhất
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Năm 2022? - Luật Hoàng Phi
-
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? - Hoàng Nam
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay [Cập Nhật 2022]
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Thương Mại - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay