Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Các Loại Hình Công Ty Thương Mại

Doanh nghiệp thương mại là loại hình được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và phát triển.

1.1 Đặc điểm doanh nghiệp thương mại

Các đặc điểm giúp bạn nhận diện được mô hình doanh nghiệp thương mại ngày nay:

  • Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó. 
  • Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Doanh nghiệp thương mại còn làm nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên 01 dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả. 
  • Doanh nghiệp thương mại còn là mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

1.2 Vai trò doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Bởi liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung và cầu và cả các loại chi phí sản xuất.

  • Vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành nghề kinh tế - đời sống hàng ngày.
  • Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới.
  • Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân.
  • Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng.
  • Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật.
  • Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và công ty thương mại mà bạn có thể lựa chọn thành lập bao gồm: Công ty TNHH TM MTV, Công ty TNHH TM 2TV, Công ty Cổ Phần Thương Mại, Công ty Thương Mại và Dịch Vụ - TMDV.

1.3 Các bước thành lập doanh nghiệp thương mại

Các bước thành lập công ty theo quy định Pháp luật, Sau đây là các bước doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ

  • Tùy vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn để chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp cơ bản cần có những loại giấy tờ sau:
  • Điều lệ công ty (nên soạn theo mẫu điều lệ có sẵn)
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu của từng loại hình doanh nghiệp)
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ).
  • Bản sao công chứng không quá 06 tháng CMND/hộ chiếu/căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hiện nay, tất cả các tỉnh thành đều áp dụng hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp qua mạng nhưng không phải tỉnh nào cũng áp dụng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).

Cụ thể, tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng điện tử, không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp.

Đường link đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ nộp qua mạng.

Sau 3 ngày làm việc sẽ có thông báo phản hồi về tình trạng xử lý hồ sơ qua email.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn nộp lại đầy đủ hồ sơ đã nộp qua mạng trước đó tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 1 ngày sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉnh sửa, bổ sung, nộp lại theo các bước và thời gian chờ như lần nộp đầu tiên.

Sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty đã có thể bắt đầu hoạt động được. Doanh nghiệp đã có thể nhân danh công ty thực hiện chức năng kinh doanh của mình.

Bước 4: Đăng bố cáo doanh nghiệp

Thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin điện tử Quốc gia. Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Bước 5: Khắc dấu và thông báo mẫu 

Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu Pháp nhân, về số lượng và hình thức con dấu doanh nghiệp có quyền tự quyết định. Sau đó, doanh nghiệp cần công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

Như vậy là đã hoàn tất những thủ tục cơ bản đăng ký thành lập công ty. Tuy nhiên, Sau khi thành lập công ty thì cần phải tiến hành thực hiện những thủ tục khác theo quy định để công ty đi vào hoạt động ổn định.

Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Thương Mại