Các Loại Móng Nhà 3 Tầng | Bản Vẽ Kết Cấu Móng - Mẫu Nhà đẹp

Các loại móng nhà 3 tầng kèm bản vẽ kỹ thuật 24/12/2023 Tư vấn các loại móng nhà 3 tầng và áp dụng từng loại móng cho từng địa hình đất. Kỹ thuật ép cọc nhà 3 tầng theo tiêu chuẩn bộ xây dựng. Chia sẻ file cad bản vẽ móng băng, móng bè, móng đôi, đơn nhà 3 tầng.

móng nhà 3 tầng

Những loại móng nhà 3 tầng phổ biến gồm : móng cọc, móng băng và móng bè, trong đó móng băng được sử dụng phổ biến hơn cả bởi tính ổn định về độ chịu lực và phù hợp với mức đầu tư của các chủ đầu tư. Trong bài chia sẻ này chúng tôi tập trung vào phân tích kết cấu móng băng và cách thi công móng nhà 3 tầng đúng kỹ thuật đảm an toàn cho công trình. 

Móng chiếm tới 70% trong kết cấu nhà, móng nhà 3 tầng có kiên cố thì công trình mới bền đẹp cùng thời gian. Có rất nhiều dự án nhà ở lựa chọn nhà thầu năng lực kém tính toán sai các thông kỹ thuật nên khi xây dựng đã bị sập ngay trong quá trình làm hoặc đang chuẩn bị hoàn thiện gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế và có thể dẫn đến nguy hại tới con người. Để đảm bảo an toàn bạn cần tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn đơn vị kiến trúc uy tín nhiều kinh nghiệm. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị kiến thức bổ ích cho dự định xây nhà sắp tới.

Các loại móng nhà 3 tầng

Bản vẽ kết cấu các loại móng nhà 3 tầng

Từ kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Kiến Trúc An Nhiên phần nào giúp chủ đầu tư lựa chọn đựa loại bản vẽ kết cấu móng nhà 3 tầng phù hợp với địa chất của đất và chi phí đầu tư. Mỗi công trình xây dựng sẽ sở hữu những đặc điểm khác nhau ( quy mô, cách bố trí phòng, địa chất tại từng khu đất…) nên việc thiết kế, bố trí cột, dầm, sàn, móng cũng sẽ không giống nhau.

Móng nhà 3 tầng đảm bảo chịu lực tốt nhất, tiết kiệm nhất thì cần phải nhờ đến tính toán của kĩ sư, không thể dựa vào bất kì mẫu nào cả bởi trong từng trường hợp khác nhau, tải trọng và nhịp…cũng cho ra những kết quả tính khác nhau. Nếu như chủ nhà nhờ đến đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có cách thức bố trí móng riêng, phù hợp với kết cấu địa chất và đặc điểm của công trình đó.

Nếu như chủ nhà tự thiết kế, chấp nhận về độ an toàn, tiết kiệm thì vấn đề an toàn của móng nhà sẽ không được đảm bảo. Tuy nhiên, về độ bền vững của công trình thì không ai dám chắc. Dưới đây là 3 loại móng được sử dụng phổ biến nhất với những công trình nhà 3 tầng : móng băng, móng cọc bê tông và móng bè.

Bản vẽ kết cấu móng nhà 3 tầng

Cấu tạo của móng cọc sẽ bao gồm các đài móng và cọc được thiết kế nhằm truyền tải lực xuống đất nền cứng hơn nhằm giúp làm giảm chi phí thiết kế và thi công móng nhưng lại mang đến sự vững chắc rất tốt, tính ổn định cao.

Trường hợp sử dụng móng cọc bê tông cho móng nhà 3 tầng thường là dùng cho nền đất yếu, đất ao, đất hồ, đất mới lập hoặc đất mượn. Ngoài tư vấn từ kiến trúc sư, nếu không phải là người gốc ở đó hãy hỏi những người xung quanh để biết địa chất từ đó lựa chọn được kiểu móng phù hợp nhất.

Mặt bằng định vị cọc ép móng nhà 3 tầng

Bản vẽ chi tiết mặt bằng định vị móng cọc

Bản vẽ thể hiện chi tiết các thông số liên quan đến cọc : số lượng, vị trí, độ sâu dự kiến, chi tiết đập độc lập, chi tiết ép cọc âm, ngoài ra còn một số thông số khác được giải thích trong bảng ghi chú số 1 trên bản mặt bằng :

- Tiết diện bọc bê tông cốt thép 200x200mm.

- 40 cọc được sử dụng cho bản vẽ số 1.

- 20 tấn trên mỗi đầu cọc có thể chịu lực được.

- Khi thi công lực tép đầu cọc tối thiểu là 40 tấn và tối đa là 50 tấn kí hiệu lực : Pmin và Pmax.

- Ép cọc tới ức tối đa cho đến khi đủ độ chối.

- Dự kiến chiều dài của cọc là 8m và có thể hơn nữa tùy thuộc vào thông số kết quả của việc khảo sát địa chất.

- Đập đầu cọc: 40cm

- Đối với những công trình thi công trong khu dân cư đông đúc, có nhà xung quanh và nền đất yếu thì việc ép cọc cần được thực hiện biện pháp an toàn.

Chi tiết cọc ép bê tông trong móng nhà 3 tầng

Bản vẽ chi tiết khối lượng, trọng lượng của loại cọc sử dụng để thi công móng

Bản vẽ kỹ thuật móng nhà 3 tầng thể hiện cấu tạo bê tông cốt thép gồm những phần chính : đầu cọc, thân cọc và đuôi cọc cùng với đó là các chi tiết nối khi thi công. Chi tiết bảng ghi chú bản vẽ số 2 sẽ gồm :

- Loại bê tông cọc mác 250 được sử dụng phổ biến nhất.

- Khi đạt cường độ 100% mới được vận chuyển thi công

- Thép Ai ( phi < 10) có Ra = 2250 kg/cm2

- Thép Ai ( phi > 10) có Ra = 2800 kg/cm2

- Thép tấm, thép góc loại CT3 có R = 2100 kg/cm2

- Que hàn E42 hay tương đương

- Sử dụng cọc bê tông cốt thép tiết diện 200x200mm

- Sức chịu tải thiết kế của cọc = 20 tấn

- Lực ép ép nhỏ nhất = 40 tấn và lực ép lớn nhất 50 tấn

- Khi có kết quả thí nghiệm cọc mới được phép ép đại trà

- Chiều dài cọc có thể thay đổi sau khi có kết quả ép thử cọc

- Khi thi công đài cần đập vỡ đầu cọc 40cm (làm sạch đầu cọc và thép) để liên kết cọc với đài

- Khi triển khai thi công, đơn vị thi công và tư vấn giám sát cần theo dõi quá trình ép cọc và phải cấp số liệu lực ép trên máy cho tư vấn thiết kế biết để có biện pháp điều chỉnh móng

- Tổng số lượng cọc ép là 40 cọc, mỗi cọc tạm tính là dài 8m gồm 2 đoạn dài 4m

Mặt bằng kết cấu móng nhà 3 tầng

Mặt bằng kết cấu móng nhà 3 tầng

Cách tính diện tích nhà để tính chi phí xây dựng

Bản vẽ này thể hiện mặt bằng vị trí định vị của các đài móc, sau khi các bạn ép cọc xong thì chúng ta sử dụng tới phần mặt bằng này. Giống như kiểu các bạn xem phần tổng thể trước sau đó đi vào chi tiết ấy. Tại bản vẽ này cũng thể hiện rất chi tiết các vị trí của các đài, mỗi đài có kích thước khác nhau. Và trong bản vẽ này cũng thống kê luôn số lượng các đài để các bạn tính cho dễ nhé.

- Ghi chú chung bản vẽ số 3

- Bê tông B20 (Mác 250) có Rb = 11 MPa (115kg/cm2)

- Bê tông lót B 7.5 (M100)

- Thép All, kí hiệu 10

- Thép All, kí hiệu 10>phi có Rs = 280 MPa (2800 kg/cm2)

- Thống kê thép xây dựng cho tổng cấu kiện

- Uốn nối thép theo quy phạm

- Kết hợp các bản vẽ liên quan để thi công

- Khi thi công có gì thay đổi phải báo ngay cho đơn vị tư vấn thiết kế để phối hợp cùng giải quyết

Mặt bằng định vị cổ cột cho móng nhà 3 tầng

Thể hiện các vị trí đóng cọc gia cố nền móng

Đây là phần định vị cổ cột (phần nối từ đài móng lên cốt 0) và nối tiếp với phần cột thân nhà. Phần bản vẽ này không có gì khó nên cũng không quá quan trọng nhé, chỉ thể hiện kích thước và khoảng cách các cổ cột mà thôi.

Phần ghi chú chung cho bản vẽ móng nhà 3 tầng này cũng giống với bản vẽ số 3 nên tôi cũng không cần phải ghi ra đây nhé. Các bạn có thể download về để xem trực tiếp cho dễ.

Đọc đến đây chắc các bạn đã thấy dài và nản rồi phải không? Các bạn hãy kiên trì nhé vì cả đời mới làm 1 cái nhà nên chúng ta phải có kiến thức để tránh những sai xót không đáng có nhé.

Mặt bằng tường móng nhà 3 tầng

Bản vẽ thi công tường

Bản vẽ này chỉ thể hiện các phần tường để xây sau khi làm móng xong thôi, cái này cũng không quan trọng lắm.

Chi tiết móng và dầm móng

Vị trí các đài cọc

Thể hiện tọa độ các đài, mác bê tông

Bản vẽ này thể hiện chi tiết của đài cọc, chi tiết dầm móng liên kết vào đài cọc, cao độ của các đài, mác bê tông, sắt thép và ghi chú chung cho các bản vẽ này cũng giống như ghi chú chung các bản vẽ khác.

Chi tiết tường móng, cổ móng, móng gạch trong móng nhà 3 tầng

Chi tiết tường móng, cổ móng, móng gạch trong móng nhà 3 tầng

Bản vẽ này thể hiện các phần tường móng sau khi chúng ta đổ dầm nên phải xây lên cốt 0.

Cổ móng: Thể hiện quy cách thép liên kết với đài móng, cao độ thép nối, chiều dài thép, số lượng thành và kích thước thép

Móng gạch: Các phần tường phụ sẽ được xây bằng móng gạch để đỡ tường, ngoài kết cấu, cái này không quan trọng lắm, chỉ cần xây cho tường khỏi lún, không liên quan tới khung kết cấu nhà.

Kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Kết cấu móng băng nhà 3 tầng thường nằm ở một dải dài, độc lập hoặc cắt nhau hình chữ thập, dùng đỡ tường hoặc cột trụ, hàng cột. Phương án thi công móng băng sẽ được thực hiện bằng cách đào móng xung quanh công trình xây dựng, móng được xây tại các hố đào trần sau đó là lấp lại. Móng băng có kết cấu khá đơn giản nên việc thi công móng cũng khá nhanh chóng, dễ dàng, cho độ lún đều, làm tăng khả năng chịu lực, gắn kết cùng mặt bằng xây dựng.

Móng băng cũng nông hơn so với những loại móng khác, thường sâu từ 2-3m hoặc tối đa 5m, nhất là tại những kiến trúc nhà ống, nhà phố. Móng băng cũng được chia thành móng cứng, móng mềm, móng kết hợp để thích hợp với từng công trình khác nhau.

Mặt bằng định vị cổ cột móng nhà 3 tầng

Bản vẽ kết cầu móng nhà 3 tầng

Mặt bằng định vị cổ cột tôi cũng đã giới thiệu ở phần trên rồi phải không các bạn, đây là định vị các cổ cột nối từ móng băng tới cốt không. Và có thống kê khá chi tiết số lượng cổ cột, kích thước

Mặt bằng kết cấu móng băng

Mặt bằng kết cấu móng băng

Phần này thể hiện mặt bằng định vị các vị trí của móng băng, khoảng cách, kích thước và thống kê chi tiết số lượng móng băng.

Mặt bằng xây tường móng

Mặt bằng xây tường móng

Mặt bằng tường móng nhà 3 tầng này cũng giống bản vẽ phía trên các bạn nhé, chỉ định vị phần tường xây trên dầm tới cốt 0 mà thôi.

Thể hiện chi tiết chi tiết móng, dầm, tường móng, móng gạch trong móng nhà 3 tầng

Thể hiện chi tiết chi tiết móng, dầm, tường móng, móng gạch trong móng nhà 3 tầng

Các bản vẽ mặt cắt tường

Chi tiết cổ móng và bàng thống kê khối lượng thép

Đây là phần thể hiện khá chi tiết và quan trọng trong bản vẽ, từ quy cách thép, kích thước, cao độ, độ rộng của móng, dầm móng, liên kết sắt thép.

Quy trình thi công móng băng

Quy trình thi công móng nhà 3 tầng phải đảm bảo sự thống nhất từ phương án thiết kế đến công đoạn thi công để giảm thiểu những phát sinh không đáng có xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và cần được sự giám sát từ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Kết cấu móng băng được gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối kiến cố. Mỗi liên kết giữa những thanh thép được đan với nhau khoa học tạo bên hệ thống vững chắc chịu lực vô cùng tốt.

Quy trình thi công móng nhà 3 tầng

Đầu tiên của kết cấu móng băng nhà 3 tầng  là lớp bê tông lót dày 100mm. Lớp bê tông lót này thì càng dày càng có lợi cho công trình, lớp đầu tiên là tránh việc tiếp xúc của thép với mặt đất vì đất khả năng kết dính với bê tông là không cao có thể bị sạt lún gây ra hiện tượng móng bị xô lệch không đúng kích thước yêu cầu kỹ thuật.

Đối với kích thước phổ thông của bản móng là : (900-1200)x350 (mm).

Còn đối với kích thước dầm móng sử dụng phổ biến được tính như sau : 300x(500-700) (mm).

Thép bản móng : Φ12a150.

Thép dầm móng : thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Các thông số chúng tôi đưa ra ở mức tương đối và chung nhất, tùy vào từng công trình sẽ tính toán ra những thông số cụ thể riêng để bảo đảm chất lượng đạt 100%.

Giải phóng mặt bằng – Công tác chuẩn bị

Công đoạn giải phóng mặt bằng hết sức cơ bản và đơn giản với những mảnh đất chưa xây dựng và ở khu biệt lập. Nhưng nếu trong khu có mật độ xây dựng cao cần phải hết sức cần trọng vì nhiều ngôi nhà đã xây dựng rất lâu không còn độ bền cao cùng với đó là kỹ thuật thi công trước đây chưa được hoàn thiện nên công trình không có sự chắc chắn vì thế cần phải khảo sát thật kỹ và có phương án để tiến hành đưa móng móc và giải phòng mặt bằng. Hiện tượng phổ biến nhất thường gặp khi không khảo sát kỹ và thiếu kinh nghiệm đó là đào móng gây sập nhà hàng xóm hoặc làm nứt tường.

Công đoạn đào hố giải phòng mặt bằng để thi công móng nhà 3 tầng

Các nguyên vật liệu như thép, cất xi măng, đá.. cần được chuẩn bị chu đáo cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo kết cấu móng băng nhà 3 tầng chất lượng, chịu trọng tải tốt.

Các phương tiện máy móc thiết bị thi công cũng cần được chuẩn bị ổn thỏa để đảm bảo tiến độ của quá trình thi công.

Thi công móng nhà 3 tầng không đúng quy trình gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Thi công không đúng quy trình, thiếu kinh nghiệm dẫn đến làm sập nhà hàng xóm

San lấp mặt bằng – Công tác đất

Quá trình dọn dẹp khu đất giúp cho công đoạn thi công trở nên dễ dàng hơn trong việc di chuyển vật liệu xây dựng cũng như có nhiều không gian để xử lý các vấn đề đẩy nhanh tiến độ. Một số lưu ý khi tiết hành xử lý để công việc được chuẩn chỉ :

công tác san lấp mặt bằng gọn gàng thuận tiện việc thi công

- Kiểm tra lại bản vẽ làm việc với kiến trúc sư để xác định vị trí đào móng.

- Đảm bảo độ sâu, độ rộng đúng theo bản vẽ thiết kế đã sẵn những thông số cụ thể.

- Dọn sạch khu vực móng vừa đào, đảm bảo cho khu vực móng trong điều kiện khô ráo nhất (hút nước nếu xuất hiện nước dưới phần hố móng)

Công tác cốt thép

Tiếp theo là công tác cốt thép thiết kế kết cấu móng băng và được làm một cách linh hoạt, có thể gia công ngay tại công trình hoặc gia công trước đó nhưng phải đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu khối lượng thép sử dụng, kích thước và tải trọng.

Trong quá trình lắp ráp cốt thép, sử dụng mối hàn hay biện pháp cơ giới, cần chú ý đến công tác làm dịu mối hạn tránh gây chút cốt pha.

Công đoạn buộc thép

Công đoạn này cần được giám sát bơi việc thi công nhiều người thợ làm theo kinh nghiệm áp dụng không đúng với phương án đưa ra có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vì nhà có tải trọng lớn nên cẩn thẩn trong việc bố trí để tránh đặt sai phương chịu lực của thép, tránh làm giảm tác dụng của cả hệ kết cấu cốt thép.

Các thanh thép cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các thanh thép bị giảm tiết diện do các yếu tố khách quan không vượt quá giới hạn cho phép 2% đường kính.

Yêu cầu gia công cốt thép phải đảm các yêu cầu sau :

- Gia công thép theo đúng yêu cầu kĩ thuật

- Lót gạch hoặc bê tông để tạo khoảng trống với phần đất nền móng.

- Đặt các bản kê lên phía trên bê tông (gạch) lót.

- Đặt thép móng băng

- Đặt thép dầm móng

- Đặt thép chờ cột

Công tác cốp pha

Đối với bất kỳ công trình nào việc thi công cốp pha phải đảm bảo theo lưới thép đã định trước. Lắp đặt hệ thống ván khuôn cho quá trình đổ bê tông nền móng, ván khuôn được lựa chọn phải phù hợp với từng loại móng và đảm bảo kĩ thuật trong quá trình thi công.

Công đoạn thi công cốp pha

Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ dày ít nhất 4cm nhằm làm giảm lực xô ngang khi tiến hành đổ bê tông.

Tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định được cao độ.

Tránh việc bị bung ván khuôn khi đang đổ bê tông, ván khuôn phải thiết kế chịu lực khi dầm sàn bằng máy.

Công tác bê tông

Khâu cuối cùng trong thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng là quá trình đổ bê tông, nói đòi hỏi phải có sự cần thận để đảm bảo chất lượng của móng công trình.

Công đoạn quan trọng đổ bê tông đảm bảo thời gian khô của sản phẩm

Quá trình đổ bê tông là quá trình đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng móng của công trình vì thế bê tông thi công móng phải được trộn đúng quy cách, thời gian cũn như đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng.

Các vật liệu như Đá, Cát, Sỏi dùng để trộn bê tông phải đảm bảo có chọn lọc đúng kích cỡ hạt cho chất lượng bê tông ra tốt hơn và không có bong bóng trong lỗ rỗng bê tông thành phẩm.

Mặt cắt bê tông có hình thang, độ nghiêng mái dốc nhỏ không cần phải ghép cốp pha trên bề mặt mà chỉ cần ghép hai bên thành. Sau khi đổ bê tông cần nhanh chóng sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để nén bê tông cho bê tông không bị chảy và chắc.

Trong quá trình thi công kết cấu móng băng nhà 3 tầng cần tránh để cho hố móng bê tông bị ngập nước. Bê tông ngập nước làm giảm chi tiêu chất lượng, làm giảm tính liên kết của vữa, xi măng giảm sút nghiệm trọng.

Khi thi công xong phải thường xuyên giám sát che chắn kỹ càng, kiểm tra các góc nối cốp pha xem có bong nứ hay không. Nếu có phải xử lý ngay nếu không hình dạng của móng sẽ bị biến dạng, sai kinh thước phần nào sẽ ảnh hưởng đến kết cấu móng băng nhà 3 tầng.

Kết cấu móng bè nhà 3 tầng

Móng bè hay còn được gọi là móng liền, là loại móng chủ yếu được sử dụng cho quy phạm các hạng mục như nhà ống, nhà lô phố, nhà từ 3 tầng trở lên. Kết cấu móng bè nhà 3 tầng được thiết kế và xây dựng trên nền đất mềm, chiếm tới 75% trở lên của diện tích nhà. Tỷ số giữa chiều cao và chiều rộng không được nhỏ hơn cotgα. Móng bè được sử dụng ít vì thế trong phạm vi bài viết này chúng tôi không chia sẻ mà sẽ dành một bài riêng biệt với công trình sử dụng móng bè để phân tích cùng quý vị.

Các tin bài khác

  • 20 Mẫu phòng ngủ chung cho bố mẹ và con ấm cúng thoáng mát (24/12/2023)
  • 115+ Mẫu cổng đẹp hiện đại sang trọng 2024 (24/12/2023)
  • Cách làm nến ly trang trí noel tại nhà đẹp (21/12/2023)
  • Hướng dẫn leo núi trong nhà (Rock Climbing) đúng kỹ thuật 2024 (24/12/2023)
  • Hợp đồng thiết kế thi công nội thất 2024 (24/12/2023)
  • Cách tính chi phí xây nhà 3 tầng đơn giản áp dụng cho năm 2024 (25/12/2023)
  • 99 Mẫu nhà 3 gian truyền thống hiện đại đẹp 2024 (24/12/2023)
  • Tải hợp đồng xây nhà trọn gói miễn phí năm 2024 (26/12/2023)
  • Quy trình thiết kế nhà ở Kiến Trúc An Nhiên (24/12/2023)
  • Biện pháp thi công đóng cọc tre đúng kỹ thuật 100% năm 2024 (24/12/2023)
  • Cách tính diện tích mái nhà đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
  • Móng đơn là gì? Cách xử lý khi thi công móng đơn ngập nước (24/12/2023)
  • Top 10 công ty thiết kế nhà chuyên nghiệp năm 2024 (24/12/2023)
  • Thi công simili lót sàn đẹp giá rẻ năm 2024 (24/12/2023)
  • Cách tính mét vuông xây dựng đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
  • Chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 năm 2024hết bao nhiêu tiền? (25/12/2023)
  • Kích thước bể phốt 3 ngăn bể phốt 2 ngăn khi xây nhà (24/12/2023)
  • Các loại móng nhà 2 tầng phổ biến và kỹ thuật thi công chuẩn (24/12/2023)
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đầy đủ gồm những gì? (24/12/2023)
  • Kỹ Thuật Đổ Bê Tông Sàn ( Móng ) Dầm Cột Đạt Tiêu Chuẩn (24/12/2023)

Từ khóa » Kết Cấu Móng Băng Cho Nhà 3 Tầng