Kết Cấu Móng Băng Nhà 3 Tầng - Bản Vẽ & Quy Trình Thi Công Mới 2022

Kết cấu móng nhà 3 tầng như thế nào?Yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành thiết kế móng mẫu nhà này ra sao? Đây chính là câu hỏi thắc mắc và cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của gia chủ thời gian gần đây. Bởi móng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng cũng như hoàn thiện ngôi nhà. Chính vì vậy Nội thất My House xin được dành toàn bộ thời lượng bài viết dưới đây để giúp độc giả hiểu hơn về nội dung này.

  1. Móng nhà là gì?
  2. Các loại móng nhà 3 tầng phổ biến
    1. Móng đơn nhà 3 tầng 
      1. Khái niệm móng đơn là gì?
      2. Cấu tạo móng đơn nhà 3 tầng
    2. Móng băng nhà 3 tầng 
      1. Khái niệm móng băng là gì?
      2. Cấu tạo của móng băng nhà 3 tầng
      3. Thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng
      4. Quy cách chọn móng băng nhà 3 tầng
    3. Móng bè nhà 3 tầng 
      1. Khái niệm móng bè là gì?
      2. Quy cách móng bè nhà 3 tầng
    4. Móng cọc nhà 3 tầng 
      1. Khái niệm móng cọc là gì?
      2. Kết cấu móng cọc nhà 3 tầng
  3. Những lưu ý quá trình thi công kết cấu móng nhà từ 3 tầng

Móng nhà là gì?

Móng nhà chính là nền tảng, là bộ phận có nâng đỡ của một căn nhà và quyết định sự vững chắc của ngôi nhà đó. Trong xây dựng nói chung và xây nhà 3 tầng nói riêng, có rất nhiều loại móng khác nhau. Đặc biệt mỗi kiểu móng lại có cách sử dụng khác nhau, nên gia chủ cần hiểu và lựa chọn được loại móng nhà 3 tầng phù hợp nhất cho không gian của mình.

Móng nhà 3 tầng là gì?
Móng nhà 3 tầng là gì?

Hay hiểu đơn giản hơn thì móng hay nền móng chính là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình. Chúng đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu và khối lượng của công trình đảm bảo chắc chắn.

Xem thêm:

  • [Tiêu chuẩn] Biện pháp thi công móng nhà liền kề chính xác nhất 2023

Các loại móng nhà 3 tầng phổ biến

Hiện nay trên thị trường, mẫu nhà 3 tầng thường được ứng dụng khá nhiều loại móng khác nhau như: móng đơn, móng bè, móng băng, móng cọc. Mỗi kiểu móng trên lại có những đặc điểm khác nhau.

Móng đơn nhà 3 tầng 

Khái niệm móng đơn là gì?

Móng đơn nhà 3 tầng hay còn gọi là móng cốc, đây chính là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực và được sử dụng khá nhiều để cải tạo, gia cố hoặc xây dựng trong các công trình 3 tầng với nền đất bên dưới tương đối là cứng.

Móng đơn này thường được bố trí ngay dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng mềm hoặc loại móng kết hợp với nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tám cạnh, tròn hay hình chữ nhật,.. tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của nó.

Hiện nay móng đơn được ứng dụng khá phổ biến trong các công trình nhà 3 tầng.

Móng đơn nhà 3 tầng
Móng đơn nhà 3 tầng

Cấu tạo móng đơn nhà 3 tầng

Móng đơn nhà 3 tầng được cấu tạo bởi một lớp bê tông cốt thép dày có 1 cột trụ duy nhất. Với các công trình nhà 3 tầng thì phần đáy móng đơn thường được đặt lên một lớp đất tốt với chiều sâu tối thiểu là 1m, nhằm mục đích để tạo ra được bề mặt bằng phẳng và tránh được sự thay đổi giữa vùng giáp ranh của lớp đất tốt và xấu.

Móng băng nhà 3 tầng 

Khái niệm móng băng là gì?

Móng băng nhà 3 tầng được biết đến là loại móng có chiều dài rất lớn so với chiều rộn, chúng thường được bố trí ở dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột. Nếu chúng ta sử dụng móng băng dưới dãy cột thì sẽ gọi là móng băng giao thoa.

Cấu tạo của móng băng nhà 3 tầng

Móng băng được khuyến cáo và ưu tiên sử dụng cho những ngôi nhà có chiều cao tầng không lớn, thường nhỏ hơn hoặc bằng 4 tầng và được đặt trên nền đất tốt.

Móng băng nhà 3 tầng
Móng băng nhà 3 tầng
  • Cấu tạo móng băng sẽ bao gồm: lớp bê tông lát mỏng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối.
  • Lớp bê tông lót dày khoảng 100mm
  • Kích thước bản móng đơn là (900-1200) x 350(mm)
  • Kích thước dầm móng phổ thông là: 300 x (500-700)mm
  • Thép bản móng phổ thông phi 12a150
  • Thép đai phi 8a150 cùng thép dọc 6 ( phi 18-22)

Thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Móng băng trong các mẫu nhà 3 tầng được thiết kế thành dải dài có thể giao nhau hoặc độc lập. Chúng có vai trò đỡ tường hoặc cột. Việc thi công móng băng thường tiến hành đào móng quanh khuôn viên đó.

Loại móng này được xếp vào hàng móng nông, những móng xây trên hố đào trần sau đó sẽ lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng 2 – 3m. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt có thể lên đến 5m và thường được xây dưới tường và dưới hàng cột.

Quy cách chọn móng băng nhà 3 tầng

Quy cách chọn chiều cao dầm móng nhà ở dân dụng 3 tầng như sau: bằng 1/8 chiều dài của nhịp lớn nhất.

Ví dụ như: bước gian lớn nhất của toàn bộ ngôi nhà 3 tầng là 5m thì chiều cao của móng băng 3 tầng là 1/8*5m = 0.62m, chiều rộng móng băng là 0.33m. Dầm móng băng có kích thước là 33×65, bề rộng cánh móng băng dao động từ 1.2-1.4m tùy thuộc vào điều kiện địa chất, thép dầm móng băng từ 6D20 – 6D22 là hợp lý, thép cánh móng băng, dùng thép D10 chạy dọc băng, D12 chạy ngang băng, hoặc dùng đều D12 1 lớp đan A15cm.

Xem thêm:

  • Kết cấu móng băng nhà 2 tầng – Bản vẽ & Quy trình thi công mới 2023
  • [Chia sẻ] Bản vẽ thiết kế móng cọc ép nhà dân đầy đủ chuẩn 2023

Móng bè nhà 3 tầng 

Khái niệm móng bè là gì?

Móng bè hay còn gọi là móng liền hay móng bảng là loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình để làm giảm áp lực của công trình lên nền đất. Chúng được xếp vào dạng móng nông, mềm, sử dụng ở nơi có nền đất có sức kháng nén yếu, dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Móng bè nhà 3 tầng
Móng bè nhà 3 tầng

Quy cách móng bè nhà 3 tầng

  • Móng bè thường được lót bê tông mỏng, bản móng rộng trải dài dưới móng công trình, dầm sàn..
  • Lớp bê tông dày khoảng 10cm
  • Chiều cao bản móng phổ thông dày khoảng 20cm
  • Kích thước dầm móng phổ thông là: 30×70(cm)
  • Thép bản móng phổ thông dày 2 lớp thép phi 12a200
  • Thép dầm móng thủ công thép dọc phi 6 (20-22) thép đai phi 8a150

Móng cọc nhà 3 tầng 

Khái niệm móng cọc là gì?

Trong thiết kế nhà ở dân dụng 3 tầng thì móng cọc là loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá ở dưới sâu.

Kết cấu móng cọc nhà 3 tầng

Móng cọc là loại móng có kết cấu khác biệt nhất trong tất cả các dòng móng dành cho nhà 3 tầng hiện nay.

Làm móng nhà 3 tầng
Làm móng nhà 3 tầng

Móng cọc sẽ bao gồm các cọc và đài móng thiết kế nhằm truyền tải được lực xuống nền đất cứng hơn, giảm chi phí thiết kế móng, nhưng lại có được sự vững chắc rất tốt, ổn định cao.

Thiết kế móng cọc nhà 3 tầng hiện nay dùng các cọc bê tông lớn đóng sâu xuống đất có những móng chiều sâu cọc lên đến hàng chục mét. Ngoài cùng bê tông có thể sử dụng cọc tre hoặc cọc tràm với chi phí rẻ cho các thiết kế xây dựng đơn giản.

Những lưu ý quá trình thi công kết cấu móng nhà từ 3 tầng

Để có được một thiết kế móng tốt từ chi phí tới khả năng chịu lực ổn định thì chúng ta cần lưu ý những kinh nghiệm làm móng nhà 3 tầng dưới đây.

  • Tiến hành khảo sát địa chất thật kỹ trước khi tiến hành thi công móng.
  • Thiết kế móng cần phải phù hợp với diện tích, kết cấu nhà 3 tầng.
  • Thi công móng an toàn, đảm bảo đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn.
Bản vẽ thiết kế kết móng nhà 3 tầng
Bản vẽ thiết kế kết móng nhà 3 tầng
  • Chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cần đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm trong xây dựng, thiết kế, thi công.
  • Giám sát thi công cẩn thận để quá trình thi công diễn móng được ra đúng tiến độ.

Xem thêm:

  • Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội – Dự toán chi phí & Thi công 2023

  • Xây nhà theo kiểu Hàn Quốc +30 Mẫu thiết kế & Nội thất cực đẹp 2023

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp các bạn hiểu hơn về kết cấu móng nhà 3 tầng mà chúng tôi muốn cung cấp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, nếu có bất kì thắc mắc hay nhu cầu nào, các bạn hãy liên hệ ngay với Nội thất My House nhé.

04/01/2023 – KTS Hồ Văn Việt

Rate this post

Từ khóa » Kết Cấu Móng Băng Cho Nhà 3 Tầng