Móng Băng Nhà 3 Tầng Là Gì? Quy Trình Thi Công Móng Băng? - WEDO

Móng băng nhà 3 tầng là gì? Cấu tạo của móng băng? Móng băng được ứng dụng như thế nào trong thiết kế kiến trúc hiện nay? Hãy cùng Wedo chúng tôi tìm hiểu nhanh trong phạm vi bài viết ngắn này nhé.

MỤC LỤC

  • 1 Móng băng nhà 3 tầng là gì?
  • 2 Cấu tạo móng băng nhà 3 tầng
  • 3 Quy trình thi công móng băng nhà 3 tầng
    • 3.1 1. Giải phóng mặt bằng thi công
    • 3.2 2. San lấp mặt bằng
    • 3.3 3. Công tác cốt thép
    • 3.4 4. Công tác cốp pha
    • 3.5 5. Công tác đổ bê tông

Móng băng nhà 3 tầng là gì?

mong-bang-nha-3-tang-3
Móng băng nhà 3 tầng hiện đại

Móng băng là kiểu móng thường có dạng một dải dài, nằm dưới hàng cột hoặc tường, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được dùng để đỡ tường hoặc cột.

Thiết kế kết cấu móng thường được đưa ra trên cơ sở khảo sát thực tế nền đất thi công, địa hình, độ cúng, độ lún để có phương án kết cấu móng phù hợp, đảm bảo an toàn.

Thiết kế móng băng thường được dùng cho những mẫu nhà cao tầng từ 3 đén 5 tầng, nhất là thiết kế nhà ống hay còn gọi là thiết kế nhà phố.

So với những mẫu móng khác như móng đơn, móng cọc, mong bè thì móng băng nhà 3 tầng được sử dụng khá phổ biến bởi biện pháp kỹ thuật thi công đơn giản, độ lún đều hơn và tiết kiệm chi phí, cho nên được sử dụng khá phổ thông trong thiết kế nhà.

Cấu tạo móng băng nhà 3 tầng

mong-bang-nha-3-tang-1
Cấu tạo móng băng nhà 3 tầng

Móng băng sử dụng có thể là móng băng 1 phương, móng băng 2 phương, cũng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc là móng kết hợp.

Về cơ bản móng băng được cấu tạo như sau:

  • Lớp lót bê tông dày 100mm. Với lớp bê tông lót này thì càng dày càng có lợi cho công trình, lớp lót đầu tiên có tác dụng tránh việc tiếp xúc của thép với mặt đất vì khả năng kết dính nền đất với bê tông không cao, dẫn đến hiện tượng bị sạt lún, móng bị xô lệch không đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng công trình.
  • Kích thước bản móng phổ thông của kết cấu mong băng nhà 3 tầng là (900-1200)x350 (mm)
  • Kích thước dầm móng phổ thông trong thi công kết cấu mong băng nhà 3 tầng được đề xuất là 300x(500-700) (mm)
  • Thép bản móng phổ thông nhà 3 tầng là phi 12a150
  • Thép dầm mòng phổ thông nhà 3 tầng là thép dọc phi 6 (18-22); thép đai phi 8a150
  • Tất cả các thông số đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo trên những số liệu theo tiêu chuẩn cơ bản và phổ biến. Còn kết cấu móng băng nhà 3 tầng thực tế cần căn cứ trên địa điểm và kết cấu thiết kế công trình của gia đình.

Kết cấu móng băng ngày được ứng dụng rộng trong thi công nhà cao tầng nhất là những mẫu nhà 3 tầng hiện đại. Vậy quy trình thi công móng băng nhà 3 tầng diễn ra như thế nào?

Quy trình thi công móng băng nhà 3 tầng

mong-bang-nha-3-tang-2
Thiết kế móng băng là kiểu móng cơ bản và thông dụng nhất hiện nay

1. Giải phóng mặt bằng thi công

Để thi công nền móng trước hết phải giải phòng mặt bằng. Giải phòng mặt bằng để tập hợp các nguyên vật tư như đá, cát, xi măng… máy móc chuẩn bị tốt nhất cho tiến độ và quá trình khởi công thi công

2. San lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng là việc quan trọng trước khi thi công, chuẩn bị mặt bằng sạch sẽ, gọn gàng để:

  • Đặt trục công trình trên mặt bằng khu đất theo thiết kế kỹ thuật, tranh sai lệch sẽ dẫn đến chất lượng thi công không đảm bảo
  • Đào móng theo trục công trình đã được xác định
  • Dọn sạch khu vực đào móng. đảm bảo móng luôn trong tình trạng khô ráo để thi công

3. Công tác cốt thép

mong-bang-nha-3-tang-4
Quy trình thi công móng băng nhà 3 tầng khá đơn giản

Cốt thép là công việc quan trọng trong móng băng nhà 3 tầng theo thiết kế, cần được lắp ghép đúng tiêu chuẩn với các bước:

  • Gia công thép theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế
  • Lót gạch hoặc bê tông để tạo khoảng trống với phần đất nền móng
  • Đặt các bản kê lên phía trên bê tông lót
  • Đặt thép móng băng
  • Đặt thép dầm móng
  • Đặt thép chờ cột

4. Công tác cốp pha

Là công đoạn quyết định độ bền của công trình, cần chuẩn bị hệ thống ván cho quá trình đổ bê tông nền móng với lưới thép định trước.

Cốp pha được ghép kín chặt vào nhau và dùng đinh hoặc ốc vít để bắt chặt lại, tránh việc bị bung ván khi đang đổ bê tông. Ván khuôn phải chịu được lực khi dầm sàn bằng máy.

Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ dày ít nhất 4cm nhằm giảm lực xô ngang khi tiến hành đổ bê tông. Khi lắp cốp pha tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định được độ cao.

5. Công tác đổ bê tông

Là khâu cuối cùng trong thi công móng băng nhà 3 tầng, quyết định thành bại và hiệu quả công trình. Công tác đổ bê tông buộc phải đạt quy chuẩn về quy phạm xây dựng nhà ở, các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo bê tông được đổ đầy, chắc.

Để có thêm thông tin chi tiết về kết cấu móng băng và phương án kết cấu công trình móng của gia đình bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:

Bạn ở đâu Miền BắcMiền NamMiền Trung

Tên của bạn

Địa chỉ Email

Số điện thoại

Tiêu đề

Nội dung yêu cầu

Điền captcha ở đây: captcha

SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH

🎁 Tặng Mẫu Nhà Đẹp theo yêu cầu
🎁 Tặng 70% Phí thiết kế nếu thi công nội thất trọn gói
☎️ Tư vấn 24/7 093 889 6767 Kiến trúc & Xây dựng
🎁 Xây dựng trọn gói - Design & Build
chủ đề liên quan

Từ khóa » Kết Cấu Móng Băng Cho Nhà 3 Tầng