Các Loại Nấm độc Cực Kỳ Nguy Hiểm, Rất Dễ Nhầm Lẫn Bạn Cần Phải Biết

Trên thực tế, có hàng nghìn loại nấm, nhưng trong số đó có khoảng 70 – 80 các loại nấm độc. Mặc dù không nhiều nhưng để phân biệt chúng không hề dễ, nên chúng ta có thể chủ quan mà ăn phải. Cùng VinID tìm hiểu cách phân biệt chúng để bảo vệ bản thân nhé!

Nội dung chính

  • 1. Các dấu hiệu nhận biết nấm độc cần tránh xa
  • 2. Các loại nấm độc phổ biến, thường gây nhầm lẫn với nấm thường
    • 2.1. Nấm độc tán trắng – Amanita verna
    • 2.2. Nấm độc trắng hình nón  – Amanita virosa
    • 2.3. Nấm mũ khía nâu xám – Inocybe rimosa
    • 2.4. Nấm ô tán trắng phiến xanh – Chlorophyllum molybdites
    • 2.5. Nấm thức thần – Psilocybe Pelliculosa
    • 2.6. Nấm tử thần – Death Cap
    • 2.7. Nấm Chết Người – Webcaps (loài Cortinarius)
    • 2.8. Nấm Mũ đầu lâu mùa thu – Autumn Skullcap
    • 2.9. Nấm độc Deadly Dapperling
    • 2.10. Nấm Phiến đen chân vàng – Yellow-staining

1. Các dấu hiệu nhận biết nấm độc cần tránh xa

  • Nhìn bằng mắt, màu sặc sỡ, thường có đốm đỏ, trắng và đen. Thân nấm độc có nhiều vằn, vết nứt xung quanh hoặc đôi khi có nhựa chảy ra khi hái.
  • Khi ngửi có mùi hắc, đắng xộc lên. Tuy nhiên vẫn có những loại nấm độc có mùi thơm nhẹ. 
  • Thử nghiệm biến màu: 
    • Cách 1: Lấy phần đầu trắng của hành lá chà lên phần mũ nấm. Nếu chuyển xanh nâu thì là nấm độc. 
    • Cách 2: Dùng muỗng hoặc đũa bằng bạc cắm vào mũ hay thân nấm. Nếu vật dụng đổi màu thì là nấm độc và ngược lại. 
    • Cách 3: Nhỏ sữa tươi lên phần mũ nấm, nếu sữa vón cục thì đừng ăn.
Quan sát phiến nấm của cây để phân biệt
Quan sát phiến nấm của cây để phân biệt
  • Quan sát cây nấm, nấm độc thường có lá tia (nằm dưới mũ nấm) màu trắng. Với nấm thường có màu nâu hoặc da. Tuy nhiên, không phải phần tia màu trắng nào cũng là nấm độc.
  • Tránh chọn nấm có phần mũ nấm, thân nấm xuất hiện đốm đỏ hoặc màu đỏ.
Kiểm tra vị trí cuống nấm để nhận biết
Kiểm tra vị trí cuống nấm để nhận biết
  • Không ăn nấm không có vòng bao quanh thân mà chúng nằm dưới mũi nấm.

Vậy nên, tốt nhất đừng ăn nấm khi không chắc về chúng hoặc chưa từng nhìn thấy chúng trước đây. 

2. Các loại nấm độc phổ biến, thường gây nhầm lẫn với nấm thường

2.1. Nấm độc tán trắng – Amanita verna

Nấm độc tán trắng - Amanita verna
Nấm độc tán trắng – Amanita verna
  • Hình dạng: Mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Toàn thân màu trắng, chân cuống phình dạng củ, bao gốc hình đài hoa. 
  • Thịt nấm: Bên trong màu trắng, mềm, mùi thơm dịu.
  • Độc tố: Các amanitin (amatoxin), độc tính mạnh

Nấm trắng hình nón có độc tố được xếp vào loại độc tính mạnh, khả năng gây tử vong cao. Ngay cả khi nấu sôi và kể cả sấy khô, độc tính của nấm cũng không mất đi.

Khi ăn vào, chất độc có thể làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến hoại tử gan. Mẹ đang nuôi con cho bú nếu ăn phải nấm độc, chất độc có thể đi qua đường sữa và gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

2.2. Nấm độc trắng hình nón  – Amanita virosa

Nấm độc trắng hình nón - Amanita virosa
Nấm độc trắng hình nón – Amanita virosa
  • Hình dạng: Gần giống nấm độc tán trắng ở trên, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Toàn thân màu trắng, cuống nấm có vòng dạng màng, gần sát mũ. Chân cuống phình như củ, bao gốc hình đài hoa.
  • Thịt nấm: Bên trong màu trắng ,mềm, mùi thơm dịu.
  • Độc tố: Các amanitin (amatoxin), độc tính mạnh.

Độc tính trong loại nấm này có thể tác động lên nguyên sinh chất tế bào, gây phá hủy tế bào, đặc biệt là tế bào gan gây suy gan cấp. Triệu chứng xuất hiện muộn, thường dưới dạng như đau bụng, nôn, ỉa lỏng, vàng da, xuất huyết, tiểu ít, hôn mê…Cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh dẫn đến nguy cơ tử vong.

2.3. Nấm mũ khía nâu xám – Inocybe rimosa

Nấm mũ khía nâu xám - Inocybe rimosa
Nấm mũ khía nâu xám – Inocybe rimosa
  • Hình dạng: Mũ nấm hình nón hoặc hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu vàng nâu tỏa ra từ phần đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành nhiều tia riêng lẻ. 
  • Thịt nấm: Thịt nấm bên trong màu trắng.
  • Độc tố: Muscarin

Độc tố từ nấm tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm, gây các triệu chứng như đổ mồ hôi, thở khó, thở rít, mạch chậm, hôn mê, co giật. Triệu chứng xuất hiện sớm nhưng khỏi bệnh sau 1 – 2 ngày, hiếm trường hợp tử vong.

2.4. Nấm ô tán trắng phiến xanh – Chlorophyllum molybdites

Nấm ô tán trắng phiến xanh - Chlorophyllum molybdites
Nấm ô tán trắng phiến xanh – Chlorophyllum molybdites
  • Hình dạng: Lúc còn non, mũ nấm hình bán cầu dài, vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành, phần mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng. Trên bề mặt mũ nấm có các vảy mỏng, màu nâu nhỏ, vảy dày dần về đỉnh mũ. 
  • Thịt nấm: Thịt nấm bên trong màu trắng.
  • Độc tố: Thấp, gây rối loạn tiêu hóa.

Nấm Ô tán trắng phiến xanh trong nhóm chất độc kích thích đường tiêu hóa dạ dày, ruột. Chất độc tác động nhanh chóng, thường gây buồn nôn, ói mửa, đau bụng, chuột rút, nặng nhất là tiêu chảy. Triệu chứng xuất hiện sớm sau ăn, giảm dần cho tới 2 – 3 ngày.

2.5. Nấm thức thần – Psilocybe Pelliculosa

Nấm thức thần - Psilocybe Pelliculosa
Nấm thức thần – Psilocybe Pelliculosa
  • Hình dạng: Phiến nấm lúc non có màu trắng, khi già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm dài, mỏng, màu như mũ nấm, có khi chuyển màu xanh lục hoặc lam.
  • Thịt nấm: Thịt nấm bên trong nâu nhạt, mùi nhẹ, vị nhạt.
  • Độc tố: Psilocybin và Psilocin, gây rối loạn thần kinh.

Cần cẩn thận với loại nấm này vì nấm sẽ khiến người bị rối loạn thần kinh như sinh ảo giác, cảm xúc thất thường, rất dễ kích động … Triệu chứng xuất hiện sau 1 giờ sau ăn, hết sau nửa ngày đến 1 ngày.

2.6. Nấm tử thần – Death Cap

Nấm tử thần - Death Cap
Nấm tử thần – Death Cap
  • Hình dạng: Mũ nấm tỏa ra như chiếc nón trùm đầu to. Phiến nấm có màu nâu đậm và chuyển vàng khi tỏa ra vành nấm. Chân cuống phình như củ, bao gốc hình đài hoa.
  • Thịt nấm: Thịt nấm bên trong trắng.
  • Độc tố: Amatoxin.

Loại nấm độc này có thể gây ngộ độc ngay cả khi được nấu chín, chất amatoxin trong nấm chịu nhiệt tốt. Sau khi ăn nửa ngày, nấm độc có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, mất nước dữ dội, nước tiểu giảm, nặng hơn là hạ đường huyết.

Chất amatoxin gây tổn thương ở gan, thận và hệ thần kinh trung ương của não bộ. Người ăn nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê và dễ dẫn đến tử vong cao nên hãy đưa đi cấp cứu sớm nhất có thể.

2.7. Nấm Chết Người – Webcaps (loài Cortinarius)

Nấm Chết Người - Webcaps (loài Cortinarius)
Nấm Chết Người – Webcaps (loài Cortinarius)
  • Hình dạng: Mũ nấm phủ xuống và tỏa dần ra ngoài màu nâu. Phiến nấm và chân nấm cùng màu.
  • Thịt nấm: Thịt nấm bên nâu nhạt.
  • Độc tố: Orellanine.

Triệu chứng ngộ độc nấm khi mới xuất hiện tương tự như bệnh cúm và mất từ 2 – 3 ngày thì các triệu chứng ngộ độc trở nặng, vì vậy dễ gây chẩn đoán sai. Độc tố orellanine có trong loại nấm này sẽ gây suy thận và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

2.8. Nấm Mũ đầu lâu mùa thu – Autumn Skullcap

Nấm Mũ đầu lâu mùa thu - Autumn Skullcap
Nấm Mũ đầu lâu mùa thu – Autumn Skullcap
  • Hình dạng: Mũ nấm dẹt, bầu ở đỉnh như đĩa úp ngược, màu nâu pha chút vàng ở viền nấm. Phiến nấm to và lộ rõ. Chân nấm dài màu trắng đục.
  • Thịt nấm: (Không có thông tin).
  • Độc tố: Amatoxin.

Thường mọc dại trên những thân cây đã chết ở khắp nơi trên thế giới. Ngoại hình loại này giống như nhiều loại nấm vô hại khác, khiến nhiều người bị nhầm lẫn và ăn chúng. 

Khi ăn phải loại nấm độc này có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, hạ thân nhiệt, gan tổn thương và cuối cùng là dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu nhanh chóng.

2.9. Nấm độc Deadly Dapperling

Nấm độc Deadly Dapperling
Nấm độc Deadly Dapperling
  • Hình dạng: Nấm có mũ có màu nâu, đường kính rộng 4cm với thân màu nâu hồng và phiến nấm có màu trắng.
  • Thịt nấm: Màu trắng.
  • Độc tố: Amatoxin.

Nấm Deadly Dapperling chứa amatoxin, độc tố gây ra 80 – 90% ca tử vong do ngộ độc nấm. Tỷ lệ tử vong khi ăn phải chất độc amatoxin lên tới 50% nếu không được điều trị và 10% nếu được điều trị kịp thời. Các biểu hiện ban đầu gồm đau bụng và rối loạn tiêu hóa, sau đó bệnh nhân bị suy gan đến mức tử vong.

2.10. Nấm Phiến đen chân vàng – Yellow-staining

Nấm Phiến đen chân vàng - Yellow-staining
Nấm Phiến đen chân vàng – Yellow-staining
  • Hình dạng: Phiến nấm màu trắng, có chút vàng, viền nấm úp xuống, chân nấm màu. Không có vòng cuống, chân nấm màu trắng, phần cuối đuôi chân màu vàng.
  • Thịt nấm: Màu trắng gần như toàn bộ, chân nấm vàng.
  • Độc tố: Amatoxin.

Nấm Yellow-staining có mùi hóa học rất đặc trưng như hóa chất khử trùng, i ốt hoặc dầu hỏa khi nấu, có thể bốc mùi đậm hơn. 

Sau khi ăn từ 30 phút – 2 giờ, các triệu chứng ngộ sẽ xuất hiện bao gồm đau quặn ở bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nặng hơn có thể gây đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi và buồn ngủ, nhưng hiếm khi  các triệu chứng này xuất hiện.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn dấu hiệu nhận biết các loại nấm độc, hãy chú ý và hạn chế tối đa việc hái và tự ăn nấm bên ngoài để bảo vệ sức khỏe bạn nhé!. Đừng quên chọn mua nấm an toàn tại VinMart hoặc qua app VinID để đảm bảo chất lượng nhé!

Banner CTA Blog

>>> Cách nấu canh nấm thơm ngon <<<

Từ khóa » Các Loại Nấm Có Hại Cho Con Người