TOP 10 Loại Nấm độc Nguy Hiểm Nhất Thế Giới Mà Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Trong tự nhiên, nấm độc là một hệ vô cùng nguy hiểm nương náu bên cạnh các loài nấm ăn thơm ngon bổ dưỡng, nấm dược tốt cho sức khỏe và nấm phát quang để trang trí. Thật khó để một người có thể nhận biết hết các loại nấm, do đó, mình phải tìm hiểu để tránh các tác hại sau này…
Có thể bạn chưa biết, trong hơn 70 ngàn loài nấm trong tự nhiên, có rất nhiều loại nấm độc có hình dáng, mùi vị giống như các loại nấm ăn được. Đo đó, mỗi năm đã có rất nhiều người vô tình hay sơ ý ăn phải một lượng nấm có độc tố, dẫn tới những đáng tiếc không đáng có.
Vốn là một loại thực phẩm ít calo vô cùng tốt cho cơ thể, ăn nấm có thể bảo vệ và tăng cường sức khỏe, còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nhưng không phải các loại nấm đều có thể ăn được, đặc biệt là các loại nấm mọc dại tự nhiên trong rừng hoặc vườn nhà,… nếu không rành, tốt nhất không nên đụng.
Hàm lượng độc tố trong mỗi loại nấm độc sẽ khác nhau, nhẹ thì như trúng thực, đau bụng, đi ngoài,… còn nặng hơn thì có thể dẫn tới mất mạng. Nếu một ngày bạn đi dã ngoại, chớ vội hái nấm ven đường dưới gốc cây để dùng, hoặc không nên ăn nấm mọc trong vườn nhà nếu mình không biết nha.
Hôm nay, các bạn hãy cùng Nấm Khỏe đi sâu vào chủ đề quan trọng này nha! Mình cần phải điểm danh qua các loại nấm siêu nguy hiểm này, cũng như cách nhận biết các loại nấm độc để có thể phòng tránh ăn nhầm.
Nhận diện 10 loại nấm độc nhất thế giới
1. Nấm Mũ Tử Thần (Death Cap Mushroom)
Chiếc tên đầu tiên là Nấm Mũ Tử Thần, tên tiếng Anh là Death Cap Mushroom, và tên khoa học là Amanita Phalloides. Đây được xem là loại nấm gây ngộ độc nhiều nhất thế giới. Bởi Nấm Death Cap là thủ phạm trong phần lớn các trường hợp tử vong do ngộ độc thức ăn.
Nhiều người vì tình cờ phát hiện loại nấm này trong tự nhiên và đã tò mò hái về sử dụng, nên đã xảy ra sự việc đau thương. Bên cạnh đó, chất độc của Death Cap cũng có thể dùng làm thuốc độc, bởi kết quả xét nghiệm từ các vụ án đầu độc có chủ đích của con người đều xuất hiện thành phần độc tố từ chúng.
Và khi nhắc đến điều này đã gợi nhớ lại một câu chuyện rất xưa: “Nấm Mũ Tử Thần đã từng có liên quan đến cái chết của những nhân vật quan trọng và đao to búa lớn như Claudius – một vị Hoàng đế La Mã, một vị Giáo hoàng và một vị Sa hoàng người Nga,…“.
Hiện nay, ở Châu Âu đã có rất nhiều người biết đến Nấm Mũ Tử Thần, vì chúng xuất thân ở đây. Chính phủ Anh đã từng cảnh báo về việc rất nhiều người đã chết vì loại nấm này, dấy lên báo động nguy cấp và cái tên Death Cap nổi tiếng từ đó.
Nấm Death Cap thường mọc chủ yếu bên dưới những gốc cây già, nhiều nhất là những cây sồi trong rừng. Vì chúng có hình dáng rất tự nhiên và bình thường, giống với nhiều loài nấm ăn thường ngày nên nhiều người vẫn nhầm lẫn thu hái về ăn.
Trong nấm Mũ Tử Thần có hoạt chất mang tên α-amanitin (amatoxin), chúng là một trong các tác nhân chủ yếu gây nên tổn thương gan và thận suy yếu đến mức khó mà có thể lành hay hồi phục. Chính xác hơn, loại độc này sẽ gây nên các tổn thương vĩnh viễn cho nội tạng, nhất là gan và thận.
Chỉ có duy nhất giải pháp cho người ăn trúng phải loại độc này chỉ có thể là phẫu thuật ghép tạng, thay thế gan mới có thể duy trì được sự sống.
Các nhà khoa học nghiên cứu và ước tính, chỉ cần ăn một lượng nhỏ ~30 gram nấm có chất độc amatoxin này, bằng khoảng một nửa cây nấm thôi là đã đủ gây nguy hiểm tính mạng cho một người trưởng thành rồi. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần 0,006 gram chất độc này đi vào cơ thể thôi đã đủ để bạn nguy cấp.
Tốt hơn hết là bạn nên để ý kỹ hình dáng của chúng và tránh xa chúng ra. Vì lượng độc tính của loại nấm này sẽ không bị thay đổi, dù cho bất cứ lý do gì đi nữa. Dù bạn có nấu chín, sấy khô, xay bột hay đông lạnh thì độc tố vẫn thế, ăn xong là tạm biệt cuộc đời.
2. Nấm Thiên Thần Hủy Diệt (Destroying Angels Mushroom)
Thiệt sự không biết ai đã đặt lên những cái tên bá đạo như vậy luôn, hết nấm Death Cap tới nấm Destroying Angels, nghe cái tên thôi đã thấy ớn lạnh rồi.
Thật ra không phải tự nhiên mà chúng mang tên là nấm Thiên Thần Hủy Diệt đâu các bạn, bởi vì trong tự nhiên, Destroying Angels cũng là một trong các loại nấm cực độc với độc tính như nấm Death Cap vậy.
Với hàm lượng độc tố amatoxin có trong mình, chúng có khả năng phá hủy hoàn toàn cơ quan nội tạng trong thể con người. Nếu lỡ vô tình ăn phải hay trúng phải độc nấm này, người đó sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: “Chuột rút tay chân, đầu óc mê sảng, co giật toàn thân, nôn mửa và tiêu chảy cấp tính,…“.
Nguy hại hơn, loại độc amatoxin có trong chúng còn gây ra cho thận và mô gan những tổn thương vĩnh viễn không lành. Y như Death Cap, muốn cứu sống người đó chỉ có biện pháp ghép tạng.
3. Nấm Đôi Cánh Thiên Thần (Angel Wing Mushroom)
Toàn là tên nấm thần tiên mà mang trong mình kịch độc, này chắc do các thiên thần bị đọa xuống trần gian (đọa tiên) nên hóa thân thành các loại nấm độc để trả thù hay sao ấy.
Nấm Khỏe đùa chút thôi! Nấm Đôi Cánh Thiên Thần hay Angel Wing Mushroom có tên khoa học là Pleurocybella Porrigens. Chúng có nguồn gốc bắt nguồn ở phía Bắc Bán Cầu, nơi mà chúng sinh tồn nhiều nhất.
Ngày đo, khi lần đầu được tìm thầy, lúc đó Y Học và Khoa Học đều chưa có sự tiến bộ, và con người cũng chỉ thấy gì trên rừng ăn được là thu hái về ăn, cho nên đã từng có thời điểm, loại nấm này được xem là thực phẩm ăn hàng ngày của nhiều người.
Thật không may, từ đó, việc này đã làm cho gần 60 người Nhật bị ngộ độc khi ăn loại nấm này. Trong đó, chúng cướp đi sinh mạng của 17 người trong nhóm đó sau 6 tuần do không phát hiện kịp và không có biện pháp điều trị. Từ đó, chính quyền các nước đã lan truyền thông điệp này và liệt kê chúng nào hàng ngũ huynh đệ với nấm độc vào năm 2004.
Độc tính của loại nấm này không mạnh bằng 2 người anh em ở trên, nhưng bạn đừng dại mà thử nhé, hãy nên để ý và chia sẻ cho những người thân quen điều này. Cái gì càng đẹp sẽ càng độc đấy.
4. Nấm Mũ Đầu Lâu Mùa Thu (Autumn Skullcap Mushroom)
Lại một cái tên nghe thôi đã thấy ghê rợn rồi đúng không các bạn! Nấm Mũ Đầu Lâu Mùa Thu được dịch từ tiếng Anh là nấm Autumn Skullcap, chúng có tên khoa học là Galerina Marginata.
Nguồn gốc của loại nấm này không rõ vì chúng có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Chúng hay mọc và sinh tồn trên những thân cây già cỗi đã chết hoặc thân cây chết. Thoạt nhìn thì chúng có vẻ trông khá vô hại như các loại nấm ăn khác, nên đã khiến nhiều người nhầm lẫn.
Loại nấm này khá giống với các loại nấm độc khác, thành phần độc tính có trong nấm Autumn Skullcap chủ yếu là chất độc amatoxin.
Và bạn biết rồi đó, chất độc này sẽ gây ra tổn thương cho gan vĩnh viễn và nếu không phẫu thuật ghép tạng thì người ăn nhầm loại nấm này sẽ lên đường.
5. Nấm Bộ Não (False Morel Mushroom)
Không thể tưởng tượng được là tạo hóa thiên nhiên có thể có được các loại nấm độc lạ thế này. Nấm False Morel có tên khoa học là Gyromitra Esculenta. Sở dĩ chúng có tên là Nấm Bộ Não hay Nấm Não Người vì như hình bạn thấy đó, chúng có hình dáng giống bộ não thật sự.
Chúng cũng có một số màu sắc từ xám đến đỏ như bạn thấy.
Nấm False Morel này có chất độc chủ yếu là gyromitrin. Nếu ăn phải loại nấm này khi còn tươi, chất độc này sẽ đi vào cơ thể chúng ta và chuyển hóa thành monomethylhydrazine (MMH), đây cũng là một chất gây ung thư.
Tác động của loại độc này cũng ảnh hưởng chủ yếu nhắm đến gan, có thể tác động đến cả thận và hệ thần kinh nữa. Và khi bị nhiễm phải loại độc này, người đó sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như: “đau đầu, chóng mặt hoa mắt, hay nôn mửa và còn bị tiêu chảy“.
Nếu ăn nhiều, vượt quá nồng độ độc tố cơ thể chịu đựng thì trường hợp xấu nhất người đó sẽ gặp là bị hôn mê sâu và có thể sẽ tử vong một tuần sau đó.
May thay, loại nấm này đỡ hơn các loại nấm độc kể trên, bạn sẽ chỉ tử vong nếu ăn sống mà thôi. Nếu được sơ chế và chế biến đúng cách, nấu chín hoàn toàn thì chúng sẽ vô hại, chúng sẽ phân hủy mất độc tố hoặc còn rất ít không đáng kể khi ở nhiệt độ cao. Loại nấm này khi ăn có hương vị vô cùng tuyệt vời, nhưng tốt hơn ta nên phòng hờ chút.
Khá giống với Nấm Mèo (Nấm Mộc Nhĩ) là có hàm lượng độc nhẹ khi dùng tươi, như morpholine chỉ gây ngứa ngáy và phù nề da khi tiếp xúc với ánh nắng. Nhưng nếu dùng nấm đã sấy khô và sơ chế đúng cách sẽ là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe và máu huyết.
Nấm False Morel khá là đặc biệt và là một trong những món ăn khá là phổ biến ở các vùng Đông Âu và bán đảo Scandinavia của vùng Bắc Âu.
6. Nấm Conocybe Filaris
Nấm Conocybe Filaris là một loại nấm thường thấy chủ yếu chúng mọc trên các bãi cỏ nên nhiều người cũng gọi chúng là nấm cỏ. Tuy nhiên chúng cũng mọc và sinh tồn trên các thân cây gỗ và các vùng đất giàu có phân hữu cơ. Chúng còn có tên đồng nghĩa là Pholiotina Rugosa.
Chúng có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Người ta tìm thấy Nấm Conocybe Filaris khá nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Âu và có cả Châu Á nữa.
Như các loại nấm độc chủ yếu, loại nấm này mang trong mình độc tố amatoxin, hàm lượng độc này cũng tương đương với Nấm Mũ Tử Thần (Death Cap), loại độc này là kẻ thù của gan và sẽ gây ra tổn các thương cho gan vĩnh viễn.
7. Nấm Bàn Tay (Podostroma Cornu-damae Mushroom)
Nấm Podostroma Cornu-damae hay còn được gọi la Nấm Bàn Tay vì hình dáng của loại nấm này giống bàn tay con người vậy, thành viên trong dòng họ Hypocreaceae.
Hàm lượng độc tố của loại nấm này cực kỳ cao, chủ yếu là trichothecene họ mycotoxin hay có trong nấm mốc. Bạn chỉ cần ăn 1 gram nấm thôi cũng đủ cho bạn lên đường.
Nên nếu ai trúng phải loại độc này, nhẹ thì 1-2 ngày, nặng thì chỉ cần sau vài giờ là người đó đã có tể tử vong rồi. Đã có nhiều trường hợp tử vong tại Nhật Bản do loại nấm này gây ra vì hái trong vườn nhà ăn.
Loại độc tố này trước đó sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: “đau bụng, rối loạn nhận thức, khó khăn trong ngôn ngữ,…” và sau đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận trong cơ thể chúng ta, chủ yếu là gan gây nên hoại tử gan, rồi suy thận cấp, não sẽ bị tổn thương nặng nhất.
Qua đó, độc tố này đi sâu vào trong sẽ làm suy giảm tế bào máu, đông máu rải rác, ghê hơn là khiến người trúng độc lột da mặt, rụng tóc dần dần giống như bị ung thư máu đang hóa xạ trị, bị nhiễm chất phóng xạ. Trong lúc đó, cơ thể bạn cũng sẽ bị giảm bạch cầu nặng và giảm tiểu cầu liên tục.
Trong suốt vòng đời sinh trưởng của Nấm Bàn Tay, chúng sẽ có nhiều màu sắc khác nhau theo tùy từng thời điểm. Chúng sẽ có màu đen, nâu, đỏ đậm, xám trắng, xám rêu. Độc tố mỗi khi trưởng thành sẽ càng mạnh hơn.
Bạn nhất định phải lưu ý, vì chúng không chỉ mọc trong rừng không đâu, chỉ cần điều kiện đủ, chúng có thể sinh sôi và phát triển ở bất cứ đâu, kể cả chỉ trên một thanh gỗ mục và có đủ độ ẩm, hay là trong khu vườn nhà bạn.
Nếu chúng xuất hiện trong vườn nhà, hãy tiêu hủy để tránh bào tử phấn của chúng sinh sôi nảy nở, gây độc trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, gây độc lên đất và độc tố của chúng sẽ tấn công các loại cây trồng khác. Vì chúng sử dụng oxy và chất hữu cơ trong đất cực mạnh.
8. Nấm Tán Bay (Amanita Muscaria Mushroom)
Nấm Tán Bay (Fly Agaric) hay còn gọi là Nấm Tán Giết Ruồi, loại nấm này có tên khoa học là Amanita Muscaria. Hình dáng của chúng khá giống với một cây dù, màu sắc chủ đạo của mũ nấm là màu đỏ và có các tia màu trắng.
Tán của chúng có thể là bầu theo dạng gương cầu lồi hoặc cũng có loại tán dẹp phẳng, nên người ta sẽ thường phân biệt chúng dựa vào họa tiết trên mũ nấm (như hình).
Nấm Tán Bay đã được du nhập vào nhiều quốc gia ở các khu vực Nam Bán Cầu, là sinh vật cộng sinh chủ yếu trên các cây thông. Hiện nay, chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới, cộng sinh gắn liền với nhiều loài cây như tùng bách và cây lá sớm rụng.
Hàm lượng độc đố của chúng cũng khá là mạnh, nếu ai đó vô tình ăn phải sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Loại độc mà Nấm Tán Bay sở hữu chính là muscimol và ibotenic acid.
Tác động của 2 loại độc này chủ yếu sẽ nhắm vào hệ thần kinh trung ương và gây nên các trạng thái kích ứng, ảo giác, choáng váng, nôn mửa hoặc gây buồn ngủ.
Mặc dù loại nấm này được coi là loài nấm độc, nhưng nếu biết cách sơ chế, như luộc qua thì sẽ làm giảm độc tính và phân hủy các chất hướng thần là có thể ăn được. Đây là loại nấm cũng khá thông dụng một số nơi tại Châu Âu.
Mà nghe đến độc tính thì thôi tốt nhất nên tránh luôn, đừng tò mò mà ăn thử sẽ không hề tốt bạn nhé!
9. Nấm Deadly Dapperling
Nấm Deadly Dapperling, loại nấm này có tên khoa học là Lepiota Brunneoincarnata. Chúng thường mọc chủ yếu trong các khu rừng thông ở các khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Chúng còn phân bổ đội ngũ ở cả các vùng ôn đới phía đông của châu Á như Trung Quốc nữa.
Chất độc mà loại nấm này sở hữu giống nhiều người anh em khác, đó là amatoxin. Loại độc này là hung thủ chiếm tới 90% số ca ngộ độc nấm dẫn đến tử vong. Bạn xem qua 10 loại thì đã hơn 5 loại mang độc tính này rồi đấy.
Nếu người bị trúng phải độc tố này, phát hiện ngay và đưa đến bệnh viện kịp thời thì có khả năng cứu sống cao.
Có khoảng 10% trong số các ca ngộ độc bởi chất độc này khi phát hiện kịp thời đã đi điều trị và may mắn qua khỏi, nếu càng chậm trễ càng khó cứu chữa. Bởi trong các ca ngộ độc, có tới 50% tỷ lệ tử vong vì không phát hiện ra để điều trị.
Các triệu chứng xuất hiện cũng như bạn đã biết là: “đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…” nhưng nguy hiếm nhất là suy gan (tổn thương gan vĩnh viễn) không thể điều trị và phục hồi, dẫn đến người đó sẽ tạm biệt cuộc sống vĩnh viễn luôn.
Chúng có thể mọc và phát triển ở nhiều nơi, như trong các khu vực nhiều cỏ, các cánh đồng rộng, cả công viên hay thậm chí là trong khu vườn nhà bạn nữa, rất nhiều người đã bị nhầm lẫn với nấm ăn được và hậu quả là sau khi ăn rồi không cứu chữa được.
10. Nấm Webcap (Cortinarius Rubellus Mushroom)
Nấm Webcap hay Nấm Cortinar là cái tên thông dụng mà nhiều người đặt cho loại nấm này. Chúng có tên khoa học là Cortinarius Rubellus, họ hàng đông con cháu nhất trong họ nấm. Là một loại nấm kịch độc, chỉ với một hàm lượng be bé cũng có thể khiến một người trưởng thành tử vong.
Nếu may mắn phát hiện kịp thời và cứu chữa đúng lúc, người đó có thể thoát chết. Nhưng sẽ có nguy cơ phải chạy thận suốt đời, hoặc là phải ghép thận.
Hàm lượng chất độc cực nguy hiểm có trong nấm Webcap chính là orellanine, được tương truyền là một trong các loại độc tố cực mạnh, đến hiện nay thì khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc giải. Vậy nên bạn đừng dại mà dùng loại nấm này.
Nấm Độc có bao nhiêu mức độ?
Trong tự nhiên, độc tính từ các loại thực vật hay nấm cũng có các mức độ khác nhau, có loại thì độc nhẹ, có loại trung bình (độc vừa) và có loại rất độc. Vậy nên đối với các loại nấm độc bạn đều cần phải tránh xa, vì nếu như bạn ăn phải…
- Nấm độc nhẹ: Bạn sẽ chỉ gặp rắc rối với các vấn đề tiêu hóa, nôn mửa, đau đầu, sốt,… và thời gian phát độc khá chậm, thường sau khá nhiều giờ và thường không nguy hiểm tính mạng.
- Nấm độc vừa: Cũng như các triệu chứng trên nhưng có nguy cơ nặng hơn, thậm chí ra máu và nếu để kháng bạn yếu có thể nhanh chóng tử vong sau vài giờ.
- Nấm độc nặng: Các triệu chứng vô cùng nguy cấp và xảy ra cực nhanh chỉ trong phút chốc hoặc 2-3 giờ sau. Các vấn đề xảy ra có thể là thổ huyết, mất các giác quan, mất nước nhanh, hạ đường huyết và các triệu chứng tim mạch,…
Kết luận
Thế giới nấm hay động thực vật đều khá phong phú, có loại dùng tốt nhưng cũng có loại mang độc tính trong mình, do đó bạn cần phải biết các loại nên ăn và không nên ăn để giúp bản thân tránh các sự cố đáng tiếc nhé.
Trên đây chỉ là 10 loại nấm độc thông dụng được nêu tên, và vẫn còn rất nhiều loại nấm độc khác trong tự nhiên mà chúng ta chưa biết hết. Bạn hãy thật cẩn trọng với mọi loại nấm dại bắt gặp trong vườn hay trong rừng nhé, vì đôi lúc hình dáng của chúng lại vô cùng giống những loại nấm bạn thường hay ăn.
Với kinh nghiệm Nấm Khỏe chia sẻ, bạn không nên dùng bất kỳ loại nấm nào lạ nếu chưa biết, chưa thẩm định từ cơ quan nào. Không nên nghe những người chung quanh bảo là: “chắc là nấm ABC…, chắc là không sao đâu, nấm này chắc thế này“. Bởi nếu bạn có vấn đề gì thì không ai chịu trách nhiệm cả.
Hi vọng qua bài viết này, Nấm Khỏe giúp bạn biết được thêm 10 loại nấm độc nhất thế giới để cùng phòng tránh ha. Bạn nên lưu lại bài này, để khi phát hiện các loại nấm dại quanh nhà mà còn có cái đối chiếu nhé! Thế giới nấm rất vô vàn, chúng ta sẽ phải tìm hiểu về nấm nhiều hơn nữa đó.
Xem thêm: Nấm là gì? Nấm có phải là thực vật không? Tìm hiểu về nấm từ A-Z
Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần liên hệ, có thể comment xuống dưới bài viết này hoặc qua các kênh mạng xã hội:
- Facebook: Nông Trại Nấm Xanh
- Instagram: nongtrainamxanh
- Youtube: Nấm Xanh Farm
Từ khóa » Các Loại Nấm Có Hại Cho Con Người
-
10 Loại Nấm độc Nguy Hiểm Nhất Thế Giới
-
Nhận Biết Một Số Loại Nấm độc Thường Gặp ở Việt Nam
-
Một Số Loại Nấm độc Thường Gặp
-
Các Loại Nấm độc Cực Kỳ Nguy Hiểm, Rất Dễ Nhầm Lẫn Bạn Cần Phải Biết
-
Nhận Dạng 4 Loại Nấm độc Thường Gặp ở Việt Nam
-
Top 10 Loại Nấm Cực độc Thường Gặp ở Việt Nam
-
8 Loại Nấm độc Gây Nguy Hiểm Cần Tránh - Báo Lao Động
-
12 Loại Nấm độc Nguy Hiểm Nhất Thế Giới
-
Các Loại Nấm độc Bạn Cần Biết | Vinmec
-
Kể Tên Một Số Loài Nấm Có ích Và Nấm Có Hại Cho Con Người. - Hoc24
-
LƯU Ý TRONG SỬ DỤNG NẤM ĐỂ ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC
-
Vi Nấm Và Những Tác Hại Của Chúng đối Với Sức Khỏe | Medlatec
-
Nấm độc Khiến Nhiều Người Nguy Kịch