CÁC MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG TRONG L/C
Có thể bạn quan tâm
Khi chúng ta thực hiện đơn yêu cầu mở LC, đến đoạn thực hiện điền vào các mốc thời gian chắc hẳn không ít bạn băn khoăn. Hiểu được tâm tư đó, hôm nay CLB HAN EXIM sẽ giúp bạn nắm được ba mốc quan trọng nhất trong thư tín dụng LC
Mốc thứ nhất: đó là ngày mở LC
Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của Ngân hàng phát hành đối với Người hưởng lợi L/C, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuối cùng là căn cứ để Người Xuất khẩu kiểm tra xem Người Nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.
Mốc thứ hai: là ngày hết hạn LC
Là ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của LC. Nếu chứng từ xuất trình sau ngày hết hạn LC thì sẽ không có giá trị thanh toán. Mốc thời gian này cần được xem xét thật kỹ và tốt nhất cần căn ke sau ngày giao hàng dự kiến một khoảng thời gian hợp lý.
Mốc thứ ba: thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định, có mối quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu của L/C. Nếu hai bên thỏa thuận thời hạn giao hàng được gia hạn thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng chấp thuận để thời hạn hiệu lực kéo dài thêm một khoảng thời gian tương ứng.
Mốc thứ tư: là thời gian trả tiền
Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của LC hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của LC nếu là trả tiền sau, có kỳ hạn.
Giữa các mốc thời gian trên chúng ta cần lưu ý:
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng vói ngày hết hạn hiệu lực của L/C
- Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lí này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày cần phải có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở Ngân hàng thông báo , số ngày chuẩn bị hàng để giao cho Người nhập khẩu
- Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lí. Thời gian này bao gồm số ngày lập bộ chứng từ, số ngày vận chuyển chứng từ đến Ngân hàng phát hành L/C hoặc đến địa điểm xuất trình chứng từ quy định trong L/C, số ngày lưu giữ chứng từ tại Ngân hàng thông báo và 7 ngày Ngân hàng để Ngân hàng kiểm tra chứng từ
- Nếu không quy định thời hạn xuất trình của L/C thì thời hạn xuất trình được xem là ngày hết hạn thanh toán hoặc thương lượng thanh toán.
Chúng ta có thể tham khảo thêm trong ICC có quy định rõ ràng về các mốc thời gian trên.
Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM —————————————————————————- CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB) Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics Mobile: 0906246584 0986538963 Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội Website: https://hanexim.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau
Từ khóa » Ngày đến Hạn Lc
-
Làm Sao đọc Hiểu Và Kiểm Tra Chính Xác Nội Dung Một L/C
-
Thời Hạn Hiệu Lực Và Nơi Hết Hạn Hiệu Lực Của L/C
-
Những Lưu ý Khi Kiểm Tra Chứng Từ Theo L/C
-
Hỏi Về Ngày Hết Hạn L/C | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Mối Quan Hệ Giữa Thời Hạn L/C Và Thời Hạn Xuất Trình
-
Nội Dung Trên Chứng Từ Thanh Toán L/C
-
Phương Thức Thanh Toán L/C - HP Toàn Cầu
-
Làm Thế Nào để được 45 Ngày Miễn Lãi Khi Dùng Thẻ Tín Dụng? - HSBC
-
Ngày Giao Hàng Và Ngày Hết Hạn L/c
-
Tiết Kiệm Kỳ Hạn Ngày | TPBank Digital
-
Thanh Toán Quốc Tế - Agribank
-
Giao Dịch Và Thanh Toán Lãi Lỗ - TCBS
-
Thời Gian Đáo Hạn Và Tất Toán Sổ Tiết Kiệm Là Gì - Timo
-
Vai Trò Của Ngân Hàng Trong Phương Thức Phương Thức Thanh Toán ...