Nội Dung Trên Chứng Từ Thanh Toán L/C
Có thể bạn quan tâm
Thông thường, các bên xuất nhập khẩu sẽ căn cứ vào mối quan hệ của hai bên để lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp, và phương thức thanh toán L/C là phương thức được áp dụng khá phổ biến.
Lý do người ta thường ưu tiên phương thức thanh toán L/C vì đây là phương thức khá an toàn, đặc biệt là khi người bán và người mua hoàn toàn không quen biết hay tin tưởng nhau.
Phương thức thanh toán L/C cũng là phương thức khá phức tạp về cả quy trình thực hiện và bộ chứng từ cần chuẩn bị.
Nội dung trên chứng từ thanh toán L/C
Nội dung trên chứng từ thanh toán L/C bao gồm:
– Số hiệu của L/C: Mỗi L/C đều được đánh số nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong việc quản ý và sử dụng thư tín dụng. Trong quá trình thực hiện, số hiệu này cũng phải được thể hiện trên tất cả các chứng từ của bộ chứng từ thanh toán.
– Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng. Nếu trong L/C không dẫn chiếu luật áp dụng thì địa điểm mở L/C là căn cứ quan trọng trong việc vận dụng luật để giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến L/C
– Ngày mở L/C: Là ngày ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, đồng thời cũng chính là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C.
Căn cứ vào ngày mở L/C người xuất khẩu có thể biết được người nhập khẩu có mở L/C theo đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng không.
– Loại thư tín dụng: Có nhiều loại L/C được áp dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Mỗi loại L/C đều có tính chất nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan cũng khác nhau. Do đó khi mở L/C người mở cần phải xác định rõ loại L/C cần mở. Theo UCP 600 nếu L/C không ghi loại gì thì được coi là L/C không hủy ngang.
– Những người có liên quan đến thư tín dụng: bao gồm tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng L/C, ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo L/C và các ngân hàng khác (nếu có): ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu…
– Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực – là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
>>>>>> Xem thêm: Phân biệt vận đơn tàu chợ, vận đơn tàu chuyến và vận đơn tàu container
Do đó, để được trả tiền, người thụ hưởng phải xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của L/C, ngày L/C hết hiệu lực cũng được coi như ngày hết hạn xuất trình.
Tuy vậy, điều 14, UCP 600 cũng quy định việc xuất trình chứng từ vận tải không được chậm hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng quy định, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không muộn hơn ngày hết hạn L/C.
Để thuận tiện cho người xuất khẩu và nhập khẩu trong việc giao hàng và xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của L/C phải được xác định một cách hợp lý thỏa mãn nguyên tắc sau:
+ Thời hạn giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực và không trùng với ngày hết hiệu lực của L/C
+ Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không trùng với ngày giao hàng để đảm bảo người xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết hoàn thành việc giao hàng đúng hạn
+ Ngày hết hiệu lực phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý để người xuất khẩu có thể hoàn tất chứng từ chuyển đến nơi thư tín dụng hết hiệu lực.
– Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định nhà xuất khẩu phải giao hàng cho nhà nhập khẩu kể từ khi L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng được ghi rõ trong L/C và cũng được quy định rõ trong hợp đồng thương mại.
– Trị giá của thư tín dụng: Là số tiền ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ sử dụng được ghi rõ ràng theo ký hiệu tiền tệ ISO.
Ngân hàng mở L/C chỉ chấp nhận trả tiền nếu nhà xuất khẩu giao hàng có giá trị khớp với giá trị trên L/C. Do vậy, để hạn chế rủi ro cho nhà xuất khẩu khi thanh toán, số tiền của L/C thường không ghi dưới dạng số tuyệt đối mà thường sử dụng các cụm từ như: khoảng, ước chừng, không vượt quá
Theo UCP 600 các từ “khoảng”, “ước chừng” sử dụng có liên quan đến số tiền của L/C hoặc số lượng hoặc đơn giá ghi trong L/C phải được hiểu là cho phép một dung sai 10% hơn hoặc kém số tiền hoặc số lượng hoặc đơn giá được nói đến.
Ngoài ra, một dung sai 5% hơn hoặc kém về số lượng hàng hóa là được phép mễn là L/C không quy định số lượng tính bằng một số đơn vị bao, kiện, chiếc … và tổng số tiền thanh toán không vượt quá số tiền của L/C.
– Các quy định về bộ chứng từ thanh toán:
Chứng từ thanh toán là căn cứ quan trọng để ngân hàng trả tiền cho nhà xuất khẩu, vì vậy, L/C thường phải xác định rõ các vấn đề sau:
+ Các loại chứng từ phải xuất trình: Tùy thuộc quy định cụ thể của L/C, bộ chứng từ thanh toán có thể đơn giản hay phức tạp. Các loại chứng từ thông dụng nhất gồm: Hối phiếu, Hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, Chứng thư giám định số lượng, chất lượng.
+ Số lượng chứng từ của mỗi loại: Mỗi chứng từ có thẻ phải xuất trình một hoặc nhều bản tùy tính chất và đặc điểm của từng loại chứng từ. Tuy nhiên, theo điều 17, UCP 600 ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ quy định trong L/C phải được xuất trình. Nếu L/C yêu cầu xuất trình các bản sao của chứng từ thì xuất trình bản gốc hay bản sao đều được phép.
+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ chẳng hạn ai ký phát? ký phát cho ai?
Các chứng từ thanh toán đòi hỏi phải đảm bảo được các yêu cầu đầy đủ, hoàn bị về hình thức và không mâu thuẫn nhau.
– Cam kết trả tiền của ngân hàng: Đây là nội dung quan trọng nhất của L/C, là sự đảm bảo của ngân hàng phát hành L/C đối với nhà xuất khẩu về việc trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu hoàn thành việc giao hàng và xuất trình bộ chứng từ hù hợp với quy định của L/C. Đây là nội dung ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C mà mình đã mở.
– Dẫn chiếu UCP áp dụng: Tí dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được chỉ dẫn thực hành bở “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”. Kể từ khi phát hành lần đầu tiên, bản quy tắc đã qua nhiều lần sửa đổi, tuy vậy, tất cả các bản UCP đã ban hành đều vẫn có hiệu lực thi hành. Đây là tập quán quốc tế mang tính tùy ý và đồng thuận, do vậy, việc áp dụng bản nào trong thanh toán là do các bên tùy ý lựa chọn mà không bắt buộc.
Tuy nhiên, trong trường hợp đồng thuận áp dụng cần phải dẫn chiều vào L/C. Ngoài ra nếu các bên liên quan không muốn quá ràng buộc vào các điều khoản của UCP có thể đưa ra thỏa thuận khác với quy định của UCP như: thỏa thuận trái với quy định của UCP, cho phép đồng thuận khác hoặc không áp dụng một vài điều khoản của UCP… nhưng các thỏa thuận đó cũng phải được thể hiện trong L/C.
Trên đây là bài viết về nội dung chi tiết trên chứng từ thanh toán L/C.
Hy vọng bài viết của Thanh toán Quốc tế sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.
Rate this postTừ khóa » Ngày đến Hạn Lc
-
Làm Sao đọc Hiểu Và Kiểm Tra Chính Xác Nội Dung Một L/C
-
Thời Hạn Hiệu Lực Và Nơi Hết Hạn Hiệu Lực Của L/C
-
CÁC MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG TRONG L/C
-
Những Lưu ý Khi Kiểm Tra Chứng Từ Theo L/C
-
Hỏi Về Ngày Hết Hạn L/C | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Mối Quan Hệ Giữa Thời Hạn L/C Và Thời Hạn Xuất Trình
-
Phương Thức Thanh Toán L/C - HP Toàn Cầu
-
Làm Thế Nào để được 45 Ngày Miễn Lãi Khi Dùng Thẻ Tín Dụng? - HSBC
-
Ngày Giao Hàng Và Ngày Hết Hạn L/c
-
Tiết Kiệm Kỳ Hạn Ngày | TPBank Digital
-
Thanh Toán Quốc Tế - Agribank
-
Giao Dịch Và Thanh Toán Lãi Lỗ - TCBS
-
Thời Gian Đáo Hạn Và Tất Toán Sổ Tiết Kiệm Là Gì - Timo
-
Vai Trò Của Ngân Hàng Trong Phương Thức Phương Thức Thanh Toán ...