Các Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Trình Bày Báo
Có thể bạn quan tâm
Các nguyên tắc cơ bản trong trình bày báo
(04/03/2011 17:30:23)
Phục vụ nội dung Điều tưởng như hiển nhiên này trên thực tế rất dễ bị bỏ qua. Một số tờ báo giao nhiệm vụ cho họa sĩ hoặc giám đốc nghệ thuật "sáng tạo" ra một định mẫu (ma két) mới hoặc cải tạo định dạng của báo mà không hề dựa trên các mục tiêu cụ thể của tờ báo, định hướng nội dung, kế hoạch và năng lực thực hiện của tòa soạn.
Việc thiếu trao đổi giữa "nội dung" và "hình thức" trong quá trình xây dựng định dạng mẫu sẽ dẫn đến việc áp đặt những quy định cứng nhắc vào quy trình xử lý thông tin, chứ không giúp cho việc chuyển tải hiệu quả các ý đồ của tòa soạn.
Ví dụ: Cách thức trình bày của một tờ nhật báo chính trị - xã hội, với các bài bình luận phân tích sâu về các chủ đề phải khác với hình thức của một tờ tin nhanh, với ưu tiên được dành cho các cấp độ đọc nhanh (tin, ghi nhận, phỏng vấn ngắn) và ít đầu bài. Hoặc cùng một khổ báo A3 như tờ nhật báo thông thường nhưng một tờ tuần báo thể thao - văn hóa sẽ phải dành nhiều "đất" hơn cho ảnh minh họa (ảnh kích thước lớn, ảnh tràn trang), tiêu chí lựa chọn ảnh (chất lượng thông tin, kỹ thuật, mỹ thuật) cũng phải kỹ càng hơn.
Cấu trúc
Cũng giống như việc xây một ngôi nhà, xây dựng định dạng mẫu của một tờ báo cũng phải dựa trên một "kiến trúc" chặt chẽ, một "đường dẫn" thể hiện ý đồ xuyên suốt trong cả tờ báo: trình tự và cấp độ ưu tiên của mỗi mục phải được quyết định trên cơ sở nội dung; trong một mục lớn cần có những tiểu mục hoặc các hình thức thể hiện riêng biệt mà độc giả có thể dễ dàng tìm thấy trong một số báo (phỏng vấn nhanh, ý kiến, bình luận, thông tin cần thiết)
Phần đầu trang (phía trên của trang báo) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc vững chắc của tờ báo. Tên trang mục, chuyên mục phải được trình bày nổi bật, rõ ràng (bằng màu sắc, phông chữ). Những tờ báo có ít trang có thể lược bớt các chuyên mục cho đỡ rối, nhưng đó nhất thiết không phải lý do để "bỏ quên" đường dẫn.
Một "lỗi" thường gặp trong tổ chức trang báo: đặt tên cho chuyên mục bằng hình thức thể hiện ("chân dung", "điều tra"), trong khi "tên thật" của chúng - cũng là điều độc giả quan tâm - phải là nội dung của mục đó ("kinh tế", "giải trí",).
Nhịp điệu
Một tờ báo được trình bày tốt cần có nhịp điệu, tức là những thành tố đan xen giúp người đọc thay đổi nhịp độ tiếp nhận thông tin. Sau những trang, mục thời sự, chính trịÂ… với nhiều thông tin và bài dài (bình luận, phân tích), các trang dạng "magazine" hay trang ảnh sẽ giúp cho tờ báo "uyển chuyển" hơn, giúp cho độc giả muốn tiếp tục "khám phá" nội dung mỗi tờ báo.
Phần mở đầu mỗi chuyên mục, chuyên trang là những điểm nhấn mà người trình bày báo có thể tận dụng để tạo nhịp điệu, bằng cách kết hợp sử dụng các dấu hiệu đồ họa dễ nhận ra, màu sắc và kích cỡ chữÂ… để "nuôi" sự hứng thú của độc giả. Một tờ báo trình bày đơn điệu với các trang giống hệt nhau sẽ khó thu hút được sự chú ý cho dù thông tin đưa ra có tốt tới đâu.
Màu sắc và sắc độ
Mục tiêu của việc sử dụng và kết hợp màu sắc và sắc độ là sự hài hòa trong mỗi trang báo và của cả tờ báo. Bên cạnh các quy định chung về phối màu cho thiết kế đồ họa, trình bày báo cũng có những nguyên tắc cơ bản: (1) một màu chủ đạo cho mỗi mục, (2) kết hợp các sắc độ - hỗ trợ và tương phản - để tạo hiệu quả.
Nếu như việc áp dụng nguyên tắc thứ nhất góp phần tạo nên "dấu ấn nhận biết" riêng cho mỗi mục và cả tờ báo, thì nguyên tắc thứ hai đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cấp độ đọc rõ ràng, đặc biệt khi báo in đen trắng! Không nên quên rằng màu đen là máu tốt nhất cho in ấn vì nó được mắt người hấp thụ dễ dạng nhất. Trên thực tế, có nhiều tờ báo, tạp chí vẫn được đánh giá là "đẹp", "chuyên nghiệp", dù không hề sử dụng màu (có chọn lọc và rất ít màu) cho hình minh họa và tít chính trong trang, toàn bộ phần còn lại của tờ báo chỉ sử dụng sắc độ đen - trắng.
Kết hợp tốt các mảng đậm (tít, phi lê), mảng trung gian (văn bản) và màu sáng (khoảng trống trong trang), người trình bày báo có thể tạo ra những trang báo có tổ chức, dễ đọc và có bản sắc mà không cần dùng quá nhiều màu sắc. Bởi vì, cũng giống như nguyên tắc "quá nhiều thông tin sẽ giết chết thông tin", việc đọc báo trở nên khó khăn hơn khi độc giả bị phân tán sự chú ý vào các chi tiết đồ họa, màu sắc quá nổi trội trong trang báo.
Liên quân đến sử dụng màu sắc, thông thường, người được giao nhiệm vụ thiết kế định dạng mẫu của tờ báo sẽ bắt đầu xây dựng "ngôi nhà" với việc tổ chức các ô chức năng theo ba cấp độ đọc, phục vụ cho mục tiêu nội dung của tờ báo. Mọi thông số liên quan tới font chữ, kích thước, tỉ lệ của tít, sapô, text bài chính, bài minh họa, tin vắn, ảnh và chú thích ảnh được tính toán và quyết định trên một trang mẫu đen trắng. Màu sắc và các chi tiết đồ họa phụ trợ như phi-lê, khung, nền sẽ chỉ được bổ xung vào giai đoạn hoàn thiện, sau khi phần khung đã được xây dựng chắc chắn.
Kết hợp các công cụ đồ họa
Dàn trang báo cũng có nghĩa là sử dụng các yếu tố đồ họa khác nhau để đạt đến các kết quả mong đợi. Bên cạnh các hình minh họa (ảnh, hình vẽ, thông tin đồ họa), còn nhiều kỹ thuật đồ họa và công cụ hữu ích khác.
Văn bản
Cần xác định vị trí, dung lượng, kiểu chữ sử dụng (font chữ, in nghiêng (Italic) hay in thường, in đậm (Bold) hay không) cho mỗi loại văn bản trong trang báo (text bài chính, text bài minh họa, text cho box, text cho tin vắn). Nhưng trước hết phải quyết định chiều rộng của cột văn bản sao cho có nhiều khả năng điều chỉnh, nhất là trong trường hợp hình minh họa được đặt lẫn vào cột văn bản (làm thu hẹp chiều rộng của cột và ảnh hưởng đến văn bản).
Tít
Tít là một thành phần nội dung đặc biệt, vì dù là văn bản, nhưng vẫn được coi như một yếu tốt đồ họa trong trang báo, do vị trí (nằm bao trùm nhiều cột văn bản phía trên mỗi bài báo, thường nằm ở chỗ dễ nhận thấy), kích thước và cách trình bày đặc biệt (font chữ riêng biệt, khác với phần văn bản còn lại trong trang, kích thước lớn hơn để gây sự chú ý).
Các thành phần khác trong bài báo
Chúng ta sẽ làm gì để sử dụng có hiệu quả sapô, tít xen, trích dẫn (kích thước, kiểu chữ), box minh họa (kích thước, kiểu chữ của tít và nội dung), các đoạn trong bài báo (độ dài, có hay không cách dòng giữa các đoạn), tên tác giả (in đậm, nghiêng, bên phải hay bên trái). Tất cả các yếu tố trên, nếu sử dụng tốt với một tỉ lệ hài hòa, sẽ tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa một bản báo cáo khô khan và một tờ báo được trình bày khoa học, góp phần "dụ" độc giả đến với nội dung của bài báo.
Các công cụ hỗ trợ
Phi-lê, vi-nhét, Drop caps (ký tự lớn đầu bài báo), nền màu, chấm đầu dòng, một mặt góp phần vào cấu trúc, tổ chức của trang báo, mặt khác thu hút sự chú ý của độc giả đến một số vị trí nhất định trong trang báo, và cuối cùng giúp cho trang báo thêm phong phú, bớt đơn điệu.
Đơn giản
Càng có nhiều công cụ trong tay, càng không được rời xa nguyên tắc quan trọng này: Đơn giản là chìa khóa dẫn tới thành công. Người thiết kế và trình bày báo nên sử dụng càng ít công cụ càng tốt để phân biệt rõ ràng các mục và tiểu mục, lựa chọn và sử dụng các công cụ đó một cách hợp lý cho những phần chức năng.
Đơn giản đồng nghĩa với dễ đọc. Lưu ý rằng việc sử dụng quá nhiều công cụ - vù muốn tờ báo của mình khác với tờ báo khác - chỉ dẫn đến kết quả tiêu cực. Độc giả sẽ mệt mỏi, "chết chìm" trong các chi tiết mà không tập trung vào nội dung chính.
(Theo cuốn 'Thiết kế và trình bày báo' của Hội Nhà báo Việt Nam)
Theo Nội san Thông tấn, số 02/2011Từ khóa » Tờ Báo Có Nghĩa Là Gì
-
Báo Viết – Wikipedia Tiếng Việt
-
'tờ Báo' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Báo Lá Cải – Wikipedia Tiếng Việt
-
TỜ BÁO - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Sức Sống Của Tờ Báo Là Niềm Tin Yêu Từ Bạn đọc
-
Tờ Báo Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
03. Thuật Ngữ Chuyên Ngành Báo Viết - 24h Dans Une Rédaction
-
Báo Tạp Chí - Sự Giống Nhau Và Khác Biệt
-
Những Tờ Báo Và Nhà Báo đầu Tiên Của Việt Nam
-
Lịch Sử Của Báo Giấy - Báo Thanh Niên
-
Lao Động Là Tờ Báo Trong Nhóm Báo Chí Chủ Lực Quốc Gia
-
Chuyển đổi Số Trong Báo Chí Là Phải Giải được Bài Toán “Đến Với độc ...
-
Cội Nguồn Báo Chí Cách Mạng Việt Nam
-
Báo In Thế Giới: Từ Chuyện Của Những Tờ Báo đầu Tiên…
-
Báo “Thanh Niên” Ra đời - Khai Sinh Nền Báo Chí Cách Mạng Việt Nam
-
Tiêu Chí Nào để đánh Giá Một Tờ Báo Hiệu Quả? - Báo Nghệ An
-
Sử Dụng “tư Liệu Lời Nói” Trong Tác Phẩm Báo Chí: Phương Thức Tối ưu ...
-
Phong Cách Báo Chí Hồ Chí Minh
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Báo Chí Cách Mạng Việt Nam