Các Phản ứng Do Truyền Máu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Các triệu chứng thường gặp

Theo một bài báo năm 2020, các dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy một người đang bị phản ứng phụ bao gồm:

  • Sốt
  • Lạnh run
  • Phát ban
  • Ngứa

Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể tự mất đi hoặc được xử lý đơn giản. Các dấu hiệu cho thấy đang bị phản ứng trầm trọng hơn bao gồm:

  • Suy hô hấp
  • Tụt huyết áp
  • Sốt cao
  • Tiểu máu

Những phản ứng sớm / cấp do truyền máu

Những phản ứng này bao gồm:

Phản ứng dị ứng đơn giản

Ngay cả khi một người được truyền đúng nhóm máu, phản ứng dị ứng vẫn có thể xảy ra. Theo một bài báo năm 2013 trên Tạp chí Huyết học Anh quốc (British Journal of Hematology), những phản ứng này xảy ra là do:

  • Máu của người cho chứa vài protein huyết thanh đặc trưng mà đối với máu của người nhận là chất gây dị ứng.
  • Máu của người cho có chứa chất gây dị ứng từ thức ăn, như đậu phộng hay gluten.
  • Kháng thể trong máu người cho phản ứng với kháng thể trong máu người nhận.

Triệu chứng: Các triệu chứng thường nhẹ và bao gồm:

  • Mày đay
  • Ngứa
  • Phát ban

Điều trị: Điều trị dị ứng nhẹ gồm:

  • Ngưng truyền máu
  • Dùng thuốc Kháng histamin

Phản ứng phản vệ do truyền máu

Phản ứng phản vệ xảy ra ở những người thiếu hụt Immunoglobulin A (IgA) và có kháng thể IgA trong huyết thanh. Những kháng thể kháng IgA trong máu người nhận có thể phản ứng với kháng thể IgA trong máu của người cho.

Triệu chứng: thường gặp là:

  • Đỏ da
  • Ngứa
  • Phát ban
  • Sưng tấy
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Môi tái
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Tụt huyết áp

Điều trị: Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, điều dưỡng hay bác sĩ phải nhưng ngay việc truyền máu. Sau đó, phải nhận diện các triệu chứng đặc hiệu, có thể xử trí thêm:

  • Epinephrine tĩnh mạch
  • Steroid tĩnh mạch
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc dãn phế quản

Phản ứng sốt không do tan máu

Theo CDC, Phản ứng sốt không do tan máu là phản ứng thường gặp nhất khi truyền máu. Đây là sự gia tăng thân nhiệt không giải thích được trong suốt 04 giờ sau truyền máu. Sốt có thể một phần là do tế bào bạch cầu của người nhận phản ứng với máu được truyền.

Triệu chứng: Những triệu chứng phụ thuộc vào độ nặng và có thể gồm:

  • Thân nhiệt trên 38oC (100.4oF)
  • Sốt và lạnh run

Nếu xuất hiện triệu chứng khác, bạn cần báo ngay với bác sĩ.

Điều trị: Nếu Phản ứng sốt không do tan máu xảy ra trong quá trình truyền máu, nhân viên y tế phải dừng việc truyền máu.

Điều trị phụ thuộc vào triệu chứng. Tuy nhiên, theo CDC, các phản ứng thường nhẹ và đáp ứng nhanh với điều trị.

Đánh giá cẩn thận tất cả các trường hợp sốt bởi nó có thể là biểu hiện của một phản ứng nặng nề hơn. Dùng aspirin hay acetaminophen theo liều khuyến cáo.

Tan máu cấp do truyền máu

Theo CDC, phản ứng này có thể xảy ra trong suốt quá trình, ngay sau truyền máu hay trong vòng 24 giờ sau truyền máu. Phản ứng này xảy ra khi một người nhận máu sai nhóm.

Một bài báo năm 2019 công bố Tan máu cấp do truyền máu khiến cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu được cho.

Triệu chứng: Triệu chứng có thể gồm:

  • Lạnh run
  • Tụt huyết áp
  • Suy thận
  • Đau lưng

Các triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đau hông lưng
  • Sốt
  • Tiểu đỏ hay nâu

Điều trị: Nếu Tan máu cấp do truyền máu xảy ra, điều dưỡng hay bác sĩ phải ngưng truyền máu ngay. Điều trị dựa trên mức độ nặng của phản ứng và có thể gồm:

  • Dịch truyền tĩnh mạch
  • Lọc máu
  • Kiểm soát chảy máu
  • Điều trị nâng đỡ

Nhiễm trùng huyết do truyền máu

Theo một bài báo năm 2012, Nhiễm trùng huyết do truyền máu thường xảy ra do vi trùng hiện diện trong máu người cho, thường nhất là từ các sản phẩm của tiểu cầu.

Những loại vi trùng trong tiểu cầu gây ra Nhiễm trùng huyết do truyền máu thường là Staphylococcus aureus hoặc Staphylococcus epidermidis.

Triệu chứng:

  • Sốt
  • Lạnh run
  • Tụt huyết áp

Điều trị: Nhiễm trùng huyết do truyền máu cần được nhận diện sớm. Điều trị bao gồm:

  • Kiểm soát dịch truyền
  • Hỗ trợ hô hấp
  • Liệu pháp kháng sinh

Tổn thương phổi cấp liên quan đến truyền máu (TRALI – Transfusion-related acute lung injury)

Phản ứng này thường xuất hiện nhanh chóng. Nó xảy ra khi kháng thể trong máu người cho, ví dụ kháng thể kháng bạch cầu của người, phản ứng với bạch cầu của người nhận. Hậu quả là gây ra phù phổi hay quá tải dịch ở phổi.

Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, vẫn chưa có xét nghiệm nào xác định được thành phần nào trong máu gây ra Tổn thương phổi cấp liên quan đến truyền máu.

Triệu chứng:

  • Khó thở trầm trọng
  • Sốt
  • Tụt huyết áp

Điều trị: Điều trị phụ thuộc vào độ nặng

  • Trường hợp nhẹ, chỉ cần liệu pháp oxy đơn thuần.
  • Trường hợp trầm trọng, có thể cần phải thông khí nhân tạo.

Theo một bài báo năm 2012, hầu hết các trường hợp thường được xử lý ổn trong 48-72 giờ. Tuy nhiên, Tổn thương phổi cấp liên quan đến truyền máu có thể gây tử vong với tần suất tử vong khoảng 05-25%.

Quá tải tuần hoàn do truyền máu (TACO – Transfusion-associate circulatory overload)

Quá tải tuần hoàn do truyền máu xảy ra nếu hệ thống tuần hoàn của người nhận không đủ khả năng chịu đựng được lượng máu được truyền hay tốc độ truyền. Các bác sĩ gọi đây là Quá tải thể tích, và những người có vấn đề về tim mạch hay thận sẽ gặp phải.

Khi Quá tải tuần hoàn do truyền máu, người nhận sẽ bị Phù phổi, tức là lòng phổi bị lấp đầy bởi dịch.

Triệu chứng: Triệu chứng của Quá tải tuần hoàn do truyền máu xảy ra trong vài giờ đầu hay trong suốt quá trình truyền máu. Triệu chứng có thể gồm:

  • Thở nhanh
  • Ho
  • Khó thở
  • Huyết áp tăng
  • Nhịp tim nhanh

Điều trị:

Nếu Quá tải tuần hoàn do truyền máu xảy ra khi truyền máu, nhân viên ý tế phải ngưng truyền máu ngay. Theo LabMedicine, điều trị Quá tải tuần hoàn do truyền máu phụ thuộc vào độ nặng:

  • Cho bệnh nhân nằm đầu cao thường là đủ cho bệnh nhân nhẹ.
  • Điều trị lợi tiểu để giảm lượng dịch có thể giúp giải quyết Quá tải tuần hoàn do truyền máu.
  • Đặt nội khí quản để đảm bảo hô hấp là cần thiết trong vài trường hợp trầm trọng.

Những phản ứng muộn do truyền máu

Tan máu muộn sau truyền máu

Tan máu muộn sau truyền máu xảy ra khi cơ thể người nhận tạo ra các kháng thể chống lại kháng nguyên trên hồng cầu. Phản ứng này xảy ra vào khoảng 1 ngày đến 4 tuần sau truyền máu.

Những kháng thể này có thể được tạo ra từ những lần mang thai hay truyền máu trước đó. Những kháng thể đặc trưng này tăng dần tới mức độ không thể đo lường được. Những người có kháng thể này sẽ có nguy cơ bị Tan máu muộn sau truyền máu cao hơn.

Triệu chứng: thường là

  • Sốt
  • Vàng da
  • Đau bụng
  • Tiểu sậm màu
  • Tăng huyết áp
  • Thở gắng sức

Điều trị: Theo LabMedicine, các phản ứng này có xu hướng ít trầm trọng và không cần điều trị. Nếu phản ứng trở nên rầm rộ, bồi hoàn dịch là rất quan trọng

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu (TAGVHD – Transfusion-associated graft versus host disease)

Theo CDC, Bệnh ghép chống chủ do truyền máu (TAGVHD) xảy ra khi tế bào lympho-T, một dạng bạch cầu, từ máu người cho gia tăng số lượng nhanh chóng khi vào máu người nhận. Sau đó chúng sẽ tấn công các tế bào của người nhận.

Tuy nhiên, phản ứng này hiếm khi xảy ra, và nó càng ít xảy ra hơn nữa kể từ lúc có phương pháp chiếu xạ các sản phẩm của máu. Chiếu xạ máu nghĩa là các thành phần của máu được chiếu dưới ánh sáng cực tím.

Triệu chứng: (theo CDC)

  • Mày đay
  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Suy tủy

Điều trị:

Các bác sĩ nhận định TAGVHD là thách thức trong điều trị, hậu quả là tỉ lệ tử vong từ 90 - 100%. Việc phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Chiếu xạ máu giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra phản ứng này.

Xuất huyết giảm tiểu sau truyền máu (PTP – Posttransfusion purpura)

CDC cho biết Xuất huyết gỉam tiểu cầu sau truyền máu hiếm xảy ra. Nó xảy ra khi người nhận tạo ra các kháng thể kháng tiểu cầu. Hậu quả là các tiểu cầu bị phá hủy và số lượng tiểu cầu suy giảm.

Triệu chứng:

  • Chảy máu trong đường tiêu hóa hay đường tiết niệu
  • Sốt và lạnh run

Điều trị:

  • Điều trị nâng đỡ
  • Globulin miễn dịch (immunoglobin) và steroid đường tĩnh mạch

phản ứng khi truyền máu

Các bảng tóm tắt

Theo các tác giả của Quyển Transfusion Medicine for Pathologists: A Comprehensive Review for Board Preparation, Certification, and Clinical Practice, phải luôn nhớ rằng các phản ứng do truyền máu hiếm khi gây tử vong. Tỉ lệ tử vong do các phản ứng dao động từ 01 ca trên 0,6 triệu đến 2,3 triệu ca. Tóm tắt về các phản ứng do truyền máu được trình bày như sau:

Phản ứng cấp tính

Phản ứng

Tần suât

Triệu chứng

Thời điểm khới phát

Độ trầm trọng

Điều trị

Phản ứng dị ứng đơn giản

01 - 03% ca truyền máu

Mày đay, ngứa, phát ban

Trong suốt quá trình hoặc trong vòng 04 giờ

Nhẹ

Kháng histamin

Phản ứng phản vệ do truyền máu

01 trên 20.000 – 30.000 ca truyền máu

Đỏ da, ngứa, phát ban, sưng tấy, khó thở, khò khè, môi tái, nôn ói, tiêu chảy, tụt huyết áp

Từ vài giây đến vài phút đầu tiên khi bắt đầu truyền máu

Có nguy cơ tử vong

Epinephrine (TM), steroid (TM), thuốc giãn phế quản

Phản ứng sốt không do tan máu

01 - 03% số đơn vị máu được truyền

Tăng thân nhiệt ít nhất 01% kèm lạnh run

Trong vòng 04 giờ

Nhẹ

Thuốc hạ sốt

Tan máu cấp do truyền máu

02-08% trên 10.000 đơn vị máu được truyền

Sốt, đau hông lưng, tụt huyết áp, suy thận và khó thở

Trong suốt quá trình, ngay sau khi kết thúc hoặc trong vòng 24 giờ sau truyền máu

Có nguy cơ tử vong

Điều trị hỗ trợ bằng dịch truyền, lợi tiểu khi cần, kiếm soát chảy máu

Nhiễm trùng huyết do truyền máu

01 trên 3000 – 5000 đơn vị tiểu cầu

Sốt, lạnh run và tụt huyết áp

Trong vòng 04 giờ

Có nguy cơ tử vong

Kháng sinh, kiểm soát dịch truyền và hỗ trợ hô hấp

Tổn thương phổi cấp liên quan đến truyền máu (TRALI)

0,4% trên 100.000 đơn vị huyết thanh

Khó thở, sốt và huyết áp tăng

Trong suốt quá trình hoặc trong vòng 06 giờ

Có nguy cơ tử vong

Hỗ trợ hô hấp

Quá tải tuần hoàn do truyền máu (TACO)

06% ở những bệnh nhân có bệnh nền nặng

Thở nhanh, nông hoặc ho

Trong suốt quá trình hoặc trong vòng 04 - 06 giờ

Có nguy cơ tử vong

Nằm đầu cao và dùng thuốc lợi tiểu

Phản ứng muộn

Phản ứng

Tần suât

Triệu chứng

Thời điểm khới phát

Độ trầm trọng

Điều trị

Tán huyết muộn do truyền máu

01 trên 2500 ca

Sốt, vàng da, tiểu sậm màu, đau bụng, thở gắng sức, huyết áp cao

03 – 10 ngày

Nhẹ

Theo dõi sát, bù nước

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu (TAGVHD)

Hiếm

Mày đay, đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt và suy tủy

02 ngày đến 06 tuần sau truyền máu

Có nguy cơ tử vong

Dự phòng: chiếu xạ các sản phẩm của máu

Xuất huyết giảm tiểu sau truyền máu (PTP)

01 trên 25.000 – 100.000 ca

Giảm số lượng tiểu cầu và chảy máu

05 – 10 ngày

Có nguy cơ tử vong

Điều trị băng đỡ bằng Globulin miễn dịch (immunoglobin) và steroid đường tĩnh mạch

Triển vọng

Triển vọng phụ thuộc vào loại phản ứng phải đối mặt. Tuy nhiên, những phản ứng nghiêm trọng do truyền máu hiếm xảy ra.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, ngân hàng máu và bệnh viện thực hiện các biện pháp dự phòng tốt để ngừa các phản ứng do truyền máu xảy ra.

Di chứng và thời điểm gặp bác sĩ

Phụ thuộc vào loại phản ứng mà di chứng có thể bao gồm:

  • Suy thận
  • Tổn thương phổi
  • Huyết khối

Bạn nên đến gặp bác sĩ đếu gặp phải bất kì phản ứng nào đã nêu trong bài báo này.

Tổng kết

Theo CDC, hằng năm các bác sĩ đã truyền 17,2 triệu đơn máu ở Mỹ, và hầu hết không xảy ra phản ứng nào.

Nếu người được truyền máu có các triệu chứng như thở nhanh, tụt huyết áp, tiểu đỏ hoặc nâu, đau hông lưng, hay các tác dụng phụ nghiêm trọng khác, họ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Xem thêm: Hướng dẫn định nhóm máu tại giường (dành cho NVYT)

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Sốc Truyền Nhầm Nhóm Máu