CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY

Phòng cháy chữa cháy

Công tác phòng cháy chữa cháy không đơn giản chỉ là dập tắt đám cháy, dập lửa. Trước khi tiến hành công tác PCCC mỗi người tham gia chữa cháy phải hiểu được tính chất đám cháy, vị trí đám cháy, mức độ, nhiệt độ môi trường xung quanh đám cháy, để biết được cần sử dụng chất chữa cháy nào hiệu quả nhanh nhất.

Chất chữa cháy là chất cho vào đám cháy sẽ tạo ra các điều kiện nhất định, làm giảm tốc độ cháy và duy trì điều kiện đó trong thời gian dài để dập tắt đám cháy.

Hiện nay thường sử dụng một số chất chữa cháy như sau:

1/ Nước: (H2O):

+ Nước là chất chữa cháy thông dụng và rẻ tiền. Nước được dùng phổ biến để chữa cháy bằng cách phun trực tiếp, để dập tắt đám cháy hoặc làm mát xung quanh để ngăn chặn cháy lan. Đối với các chất khó thấm ướt như bông, len, sợi đay; Để tăng hiệu quả cứu chữa người ta cho vào nước một số loại nước chữa cháy như (Foom), để làm giảm sức căng bề mặt của nước làm tăng khả năng thấm ướt của nó.

+ Tác dụng của nước chữa cháy:

– Nước có tác dụng làm lạnh, khi phun nước vào đám cháy có tác dụng thu nhiệt, 1 lít nước khi bị hóa hơi sẽ thu một nhiệt lượng là 539Kcal.

– Hơi nước có tác dụng làm loãng nồng độ hơi và khí cháy trong vùng cháy. Cứ 1 lít nước khi bốc hơi cho ra 1.700 lít hơi nước.

+ Cường độ để phun nước chữa cháy nhà, vật liệu rắn là từ 0,15 – 0,5 lít/s.m2. Đối với chất lỏng kỵ nước (như xăng dầu, dung môi cường độ phun làm lạnh thùng đang cháy là 0,5 lít/s.m2)

2/ Bọt chữa cháy: (chỉ nghiên cứu bột hoá học A+B):

+ Bọt hóa học thường gọi là bọt AB, tên loại này viết tắt của 2 loại hóa chất: Alminsalpat (A) hay còn gọi là nhôm Sunfat và Bicacbonat Natri (B).

  • Al2(SO4)3 nhôm Sunfat có môi trường Axit yếu.
  • NaHCO natri Bicacbonat có môi trường kiềm yếu.

+ Phản ứng tạo bọt như sau:

  • Al2(SO4)3 + 6NaHCO3 + H2O = 3Na2SO4 + H2O + 6CO2 + 2AL(OH)3

+ Khi dốc ngược bình, 2 hóa chất gặp nhau, phản ứng hóa học xảy ra và tạo ra bọt. Độ nở của bọt do CO2 hình thành trong phản ứng gây ra áp lực đẩy bọt ra ngoài.

+ Tác dụng của bọt : Bọt có tỷ trọng 0,11-0,12(g/cm3) nên nổi trên mặt các chất lỏng, thành lớp màng ngăn cách giữa chất lỏng cháy và nguồn nhiệt hoặc Oxy. Ngoài ra bọt còn có tác dụng làm lạnh do trong bọt có 1 lượng nước nhất định.

3/ Khí Cacboníc: (CO2)

+ Khí cacboníc có công thức hoá học là CO2. Khí CO2 là khí không màu, không mùi, không vị, được nén trong các bình kim loại với áp suất cao (>200 at). Khí C02 khi phun ra ngoài ở dạng tuyết có nhiệt độ từ -70C đến -78C.

+ Tác dụng của khí CO2 là: làm loãng hơi, khí cháy và làm loãng nồng độ Oxy của không khí trong vùng cháy. Ngoài tác dụng trên khí CO2 còn có tác dụng làm lạnh.

+ Khí CO2 dùng để chữa cháy điện, các máy móc thiết bị, các tài liệu nếu dùng nước và bọt sẽ bị hư hỏng.

+ Hạn chế của khí CO2 là: Không nên chữa những đám cháy có khả năng lấy Oxy trong không khí, CO2 dễ cháy như Magiê (Mg), đám cháy phân đạm, các kim loại kiềm, các hợp chất Tecmit (bột nhôm + bột sắt). Không nên chữa cháy ở những nơi có lò than hồng, vì khí CO2 có thể kết hợp với cácbon tạo ra ôxitcacbon (CO) là khí độc.

4/ Bột chữa cháy:

+ Các loại bột chữa cháy được nạp trong bình hiện nay là BicacbonatNatri, có công thức hoá học là NaHCO3 và một số phụ gia hoặc bột B-CE, bột AB-CDE.

+ Tác dụng: Bột chữa cháy có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và phá hủy các gốc tự do, mà các gốc này có khả năng tiếp tục tạo thành các PỨ cháy. Khi phun bột vào đám cháy nó sẽ tạo thành màng mỏng trên bề mặt chất cháy, sẽ ngăn cách không cho Oxy tác dụng với chất cháy./.

Nếu quý vị cần thêm thông tin thì vui lòng liên hệ: Trung tâm ứng phó sự cố An toàn môi trường

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân)

Email: trungtam@ungphosuco.vn

Các khóa học cấp chứng chỉ và tập huấn an toàn lao động

Từ khóa » Tác Dụng Chữa Cháy Của Nước