Các Thành Phần Nên Tránh Trong Mỹ Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Nếu nàng dùng nhiều những thành phần này trong sản phẩm Skincare rất có thể sẽ làm nàng dễ lên mụn ‼️ Chăm da không chỉ gồm thực hiện đủ bước của chu trình skincare mà còn ở cách nàng chọn sản phẩm sử dụng.
GUO nói điều này ra có thể sẽ làm nhiều nàng thấy: “Chăm da sao rắc rối vậy”. Nhưng nó thật sự có ích cho làn da của nàng, đặc biệt các nàng đang bị mụn.
Trước khi mua mỹ phẩm, nàng dành chút thời gian để tìm hiểu thông tin của những thành phần trong sản phẩm trước nhé. Để giảm lo lắng việc kích ứng hay sản phẩm không đem hiệu quả mong muốn. Nhất là đối với các nàng da mụn/ da nhạy cảm thì việc lựa chọn sản phẩm nên kỹ lưỡng hơn.
Vì vậy nay GUO tổng hợp lại một số thành phần nên tránh khi sử dụng mỹ phẩm. Thông qua bài chia sẻ này, hi vọng các nàng luôn lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với mình. Hoặc có thắc mắc nào về bước chăm da trị mụn các nàng có thể gửi tin nhắn cho GUO để giải đáp thắc mắc nhé!
Thông tin bài viết
- 1. Hương liệu và màu nhân tạo
- 2. Cồn (Alcohol)
- 3. Silicone
- 4. Paraben (chất bảo quản)
- 5. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) – chất tạo bọt
1. Hương liệu và màu nhân tạo
Hương liệu và màu nhân tạo là những thành phần có tỉ lệ gây kích ứng da cực kì cao cùng với việc làm tăng mức độ nhạy cảm của da; từ đó dễ dẫn đến những nốt mụn đỏ trên mặt nàng. Chúng có thể chứa đến hơn 200 loại hóa chất khác nhau.
Nhưng vì mùi thơm từ hương liệu có thể sẽ làm khách hàng yêu thích hơn và muốn mua chúng. Nên trên thị trường thường hay dùng hương liệu vào sản phẩm của mình để kích thích khách hàng mua hàng.
Vì vậy nếu nàng có làn da khô hoặc nhạy cảm, thì việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không có mùi thơm “công nghiệp” là tốt nhất. Nói thế này không phải các nàng không dùng sản phẩm có mùi.
Mà các nàng có thể ưu tiên hương thơm xuất phát từ chính những thành phần cây cỏ thiên nhiên có trong sản phẩm. Như thế có thể sẽ giúp nàng làm giảm bớt cảm giác khó chịu, ít ảnh hưởng đến da hơn.
2. Cồn (Alcohol)
Cồn là thành phần quen mặt trong các sản phẩm dành cho da dầu, mụn. Cồn được dùng để làm sạch, cân bằng, và tiêu diệt vi khuẩn. Nhiều người rất thích dùng sản phẩm chứa cồn vì cảm giác khô thoáng ngay sau đó.
Tuy nhiên, nó cũng loại bỏ cả dầu tự nhiên trên da và dẫn đến tình trạng da khô, mất nước, mất cân bằng ẩm và dễ bị kích ứng. Da sẽ càng phải tiết thêm nhiều dầu hơn để cân bằng lại, từ đó sinh thêm mụn.
Khi mọi người nghĩ rằng các sản phẩm chứa cồn sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát dầu trên da. Nhưng thực sự chúng chỉ làm lỗ chân lông phình to thêm và gây mụn mà thôi.
Các gốc cồn khô mà da mụn nên tránh: Alcohol, Ethanol, Alcohol Denat (Denatured Alcohol), Methanol, Methyl Alcohol, Ethyl Alcohol, SD Alcohol,…
Bên cạnh đó, thay vì sử dụng cồn để thanh tẩy, làm sạch da, có rất nhiều thành phần có công dụng làm sạch và cân bằng mà không lấy đi độ ẩm hay dầu tự nhiên của da như: tràm trà, trà xanh, Hydrosol…
3. Silicone
Nếu nàng nhận thấy mình bị mụn sau khi sử dụng một loại kem nền nặng hoặc một loại sản phẩm cho mặt, thì nguyên nhân có thể là do silicone. Các sản phẩm nặng thường có chứa silicone.
Lúc đầu, chúng có thể khiến da nàng rất mềm và mịn. Nhưng sau đó, Silicones tạo một lớp màng che phủ trên bề mặt da; khiến cho bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt ở bên dưới lỗ chân lông. Nếu nàng không làm sạch da tốt mà cứ apply thường xuyên các sản phẩm chứa Silicones lên da sẽ rất dễ làm gia tăng mụn; mụn đầu đen và thậm chí là nổi mụn diện rộng (break-out).
Một số ví dụ về các gốc silicones thường gặp trong mỹ phẩm:
– Dimethicone: dầu silicone – Cetearyl Methicone: silicone không tan trong nước – Cyclomethicone: dầu silicone tổng hợp
Thay vì sử dụng mỹ phẩm chứa silicones; nàng có thể chọn sử dụng các loại dầu tự nhiên có công dụng dưỡng ẩm; khóa ẩm và tạo độ mịn mượt cho da (như dầu tầm xuân hay dầu jojoba).
4. Paraben (chất bảo quản)
Nàng nên tránh sử dụng sản phẩm có paraben, một nhóm các chất hóa học được sử dụng như chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm dưới những cái tên như methylparaben, propylparaben, butylparaben, và ethylparaben.
Paraben đã được FDA chấp nhận sử dụng trong nhiều loại sản phẩm, từ dầu gội cho đến thuốc nhuộm tóc. Và mặc dù paraben không trực tiếp làm nặng thêm tình trạng mụn của nàng. Nhưng có những mối lo ngại rằng paraben có thể bắt chước estrogen trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến hormone, gây ra mụn.
5. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) – chất tạo bọt
Đây là chất hoạt động bề mặt giúp tạo bọt rất phổ biến, thường có trong các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt; dầu gội đầu, kem đánh răng…Thành phần này được xác định là chất gây kích ứng da vì nó lấy đi hết lượng dầu tự nhiên trên da; khi đó hàng rào bảo vệ da bị đe dọa và theo cơ chế tự nhiên; da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để cân bằng lại.
Trong quá trình da sản xuất dầu một cách nhanh chóng; quá mức để bù đắp lại sự thiếu hụt và tổn thương gây ra bởi SLS; cũng là lúc lỗ chân lông dễ dàng bị tắc nghẽn, từ đó sản sinh ra mụn.
Ngoài ra, SLS còn để lại một lớp màng trên da ngay cả khi nàng đang cảm thấy da “sạch bong kin kít”. Lớp màng này sẽ tiếp tục bít các lỗ chân lông đã bị quá tải bởi lượng dầu như ở trên đã nói đến; dẫn đến hậu quả là mụn đầu đen, mụn trứng cá.
Giải pháp: Lựa chọn những sản phẩm không chứa SLS, thay vào đó là các sản phẩm không tạo bọt.
Từ khóa » Thành Phần Cồn Và Hương Liệu Trong Mỹ Phẩm
-
Bạn Biết Gì Về Các Thành Phần Hương Liệu Gây Kích ứng Trong Mỹ ...
-
Cồn Trong Mỹ Phẩm Tên Gì? Có Nên Sử Dụng Cho Làn Da? - Hello Bacsi
-
HƯƠNG LIỆU Trong Mỹ Phẩm - BÁC SĨ HIẾU
-
Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
-
Thành Phần Hương Liệu Trong Mỹ Phẩm Nên Biết
-
Các Thành Phần Hương Liệu Gây Kích ứng Trong Mỹ Phẩm - Dazzleslim
-
3 THÀNH PHẦN THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG MỸ PHẨM LỢI HAY ...
-
Hương Liệu Trong Mỹ Phẩm Nên Tránh Hay Không?
-
Cồn Trong Mỹ Phẩm Có Tác Dụng Gì, Nên Dùng Cồn Trong Làm đẹp?
-
22 Loại Hương Liệu Bạn Nên Tránh Nếu Muốn Da đẹp Mà Không Kích ...
-
Top 7 Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Có Thể Gây Kích ứng Cho Da Mụn ...
-
CỒN TRONG MỸ PHẨM - AN TOÀN HAY KHÔNG?
-
Thành Phần Hương Liệu Gây Kích ứng Trong Mỹ Phẩm: Bạn Biết Gì Về ...
-
Dùng Mỹ Phẩm Chứa Hương Thơm Có Lợi Hay Hại? - Bách Hóa XANH