CỒN TRONG MỸ PHẨM - AN TOÀN HAY KHÔNG?

Số lượt xem: 2.969

Gần đây, chúng ta thường lo ngại về sự hiện diện của cồn trong mỹ phẩm, đặc biệt là benzyl alcohol vì cho rằng chúng sẽ giết chết tế bào da, khiến chúng ta trông già hơn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng không phải tất cả các loại cồn sử dụng trong mỹ phẩm đều giống nhau. Thực tế, có những loại cồn “tốt” và cũng có những loại “xấu”.

Trong dạng cồn lành tính là các glycol, được sử dụng để làm chất giữ ẩm giúp hấp thu các thành phần khác vào da tốt hơn. Khi chất béo và dầu (acid béo) bị suy giảm về mặt hóa học, chúng trở thành một nhóm cồn ít đậm đặc, được gọi là cồn béo – thành phần này có đặc tính làm mềm hoặc có thể trở thành chất tẩy rửa trong các sản phẩm làm sạch.

Những loại cồn với mùi khó chịu có trọng lượng phân tử thấp. Chúng bao gồm ethanol, cồn biến tính, ethyl alcohol, methanol, benzyl alcohol, isopropyl alcohol và cồn SD, không chỉ gây khô da và kích ứng da, chúng còn gây độc tế bào.

Ethanol được làm từ các loại đường bắp, lúa mì hoặc mía lên men và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da (ví dụ như các sản phẩm khử trùng tay trong môi trường làm việc, mỹ phẩm như keo xịt tóc hoặc nước súc miệng, dược phẩm và nhiều sản phẩm gia dụng khác).

Một nghiên cứu đã được đặt ra để kiểm tra ethanol sử dụng trong mỹ phẩm gây chết tế bào theo chương trình trong các tế bào da của con người. Nó kết luận rằng ethanol độc hại với tế bào phụ thuộc cả về liều lượng và thời gian và cũng tăng tỷ lệ chết tế bào theo chương trình. Các nhà khoa học kết luận rằng: “Ngay cả ở nồng độ thấp, ethanol cũng có thể gây chết tế bào theo chương trình trong tế bào da”.

Mặt khác, bằng chứng về độ an toàn của các chế phẩm dạng thoa tại chỗ có chứa cồn trong các tài liệu khoa học dường như còn mâu thuẫn, đặc biệt là liệu có liên quan đến ung thư hay không. Một báo cáo của Đức năm 2008 cho biết “cho đến nay chưa có bằng chứng nào về sự liên quan giữ sử dụng cồn trên da và nguy cơ ung thư”.

Tuy nhiên, ethanol dùng ngoài có tác dụng tăng cường xâm nhập chất khác qua da và có thể tạo điều kiện hấp thu xenbiotic qua da (ví dụ: các chất gây ung thư trong công thức mỹ phẩm). Nghiên cứu cùng năm 2018 cũng lưu ý rằng việc sử dụng ethanol có liên quan đến kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc, đặc biệt là ở những người thiếu men aldehyde dehydrogenase (ALDH).

Đối với các loại cồn khác, ví dụ như ethyl alcohol biến tính có thể xuất hiện trong danh sách thành phần dưới nhiều tên gọi khác nhau. SD alcohol (viết tắt của “cồn biến tính đặc biệt”) theo sau là dãy số hoặc kết hợp số và chữ để chỉ ra cồn biến tính như thế nào, theo công thức của BATF. Các loại cồn biến tính đặc biệt được chấp thuận sử dụng trong mỹ phẩm là SD Alcohol 23-A, SD Alcohol 40, and SD Alcohol 40-B. Một số loại cồn béo có chứa cetyl, stearyl và cetearyl có tác dụng tốt hơn so với ethyl alcohol trên da.

Cetyl Alcohol

Chiết xuất từ dầu dừa, nó là một chất làm mềm được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da để ổn định công thức, thay đổi tính nhất quán hoặc để làm tăng khả năng tạo bọt của chúng. Nó thường được dùng trong lotion dùng cho trẻ em, kem dưỡng tay, kem nền, son môi, dầu gội đầu, mascara, chất khử mùi, nước rửa sơn móng tay,… Mặc dù được coi là an toàn, nhưng vẫn có các phản ứng kích ứng xảy ra.

Stearyl Alcohol

Stearyl alcohol cũng có nguồn gốc từ dầu dừa. Nó là một chất làm mềm cũng như chất nhũ hóa, nó có thể thay thế cho cetyl alcohol trong các công thức chăm sóc da. Nó chủ yếu được sử dụng trong kem, chất bôi trơn, kem tẩy lông và dầu dưỡng.

Cetearyl Alcohol

Cetearyl alcohol là một loại sáp nhũ hóa được sử dụng để làm mềm trong các công thức thuốc mỡ. Có nguồn gốc từ dầu và chất béo tự nhiên, rất hiệu quả trong việc ổn định các công thức chăm sóc da. Nó có thể sử dụng trong nhũ tương nước trong dầu, dầu trong nước và công thức khan nước. Cetearyl alcohol được sử dụng rộng rãi trong chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, kem mặt, make-up mắt và kem chống nắng.

Từ khóa » Thành Phần Cồn Và Hương Liệu Trong Mỹ Phẩm