Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết

Mua mỹ phẩm nhưng không hợp với làn da của mình là vấn đề chung mà rất nhiều bạn gặp phải. Hiểu và đánh giá thành phần trong mỹ phẩm là cách đơn giản để “phán đoán” được mỹ phẩm đó có hợp với làn da và nhu cầu của mình hay không. Việc nhận biết và hiểu được các thành phần có lợi cũng như có hại cho làn da thực sự là một lợi thế khi chăm sóc da. Hiểu được tầm quan trọng, Orchard.vn chỉ bạn cách đọc thành phần trong mỹ phẩm ngay dưới đây.

I/ Phân tích các thành phần có hại

Mùi thơm tổng hợp

Hương liệu dùng trong cosmetic có 2 loại:

  • Loại fragnance chiết xuất từ thiên nhiên (được list rõ là “natural fragnance” trong phần ingredients) hoặc từ tinh dầu (essential oil)
  • Loại thứ 2 là fragnance tổng hợp từ các chất hoá học (thường chỉ được ghi chung chung là “fragnance” trong phần ingredients).
Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
Mùi hương tổng hợp trong mỹ phẩm

Fragnance tổng hợp là nguyên nhân chính gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu apply sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Hãy tìm “chất tạo mùi” hoặc “parfum” trên nhãn. Hãy thận trọng với các sản phẩm “không có mùi thơm“, vì thường có nghĩa là chúng được giấu đi bởi các hóa chất khác.

Sulfate

Đây là chất tẩy rửa , hoạt chất bề mặt , tạo bọt được sử dụng nhiều trong các loại sản phẩm gia đình như dầu gội , dầu tắm , các chất dùng rửa : xà phòng , dầu gội , dầu tắm , nước rửa chén , sữa rửa mặt ,…

Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
Sulfate chất có trong xà phòng , dầu gội , dầu tắm , nước rửa chén , sữa rửa mặt…

Có mặt trong các sản phẩm làm sạch da, mất đi lớp dầu bảo vệ của da, gây tổn thương, khô và kích ứng da. Do đó hãy để ý các cụm từ kết thúc bằng “sulfate“, chẳng hạn như lauryl sulfat natri, natri sulfat natri, lauryl sulfate amoni,… để tránh.

Silicones

Chúng khiến cho chất bẩn, bã nhờn, bụi không thoát được ra khỏi lỗ chân lông, ngăn sự hấp thụ các thành phần khác, phá vỡ quy trình điều tiết da. Sử dụng lâu dài khiến da gặp mụn ẩn, mụn viêm và gây khô da. Đọc kỹ những từ kết thúc bằng “-con“, “-siloxan” hoặc “-conol“.

Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
Thành phần Silicones trong mỹ phẩm

Ví dụ: dimethicone(không bay hơi), phenyl trimethicone, cyclotetrasiloxane (D4), cyclopentasiloxane (D5), cyclohexasiloxane (D6),…

Dầu khoáng – Mineral oil

Đây là loại dầu chiết xuất từ DẦU MỎ , được chưng cất từ gasoline từ dầu thô. Đây là thành phần trong mỹ phẩm thường dùng nhiều trong các sản phẩm dầu baby , hoặc các sản phẩm mỹ phẩm dưỡng ẩm có giá bình dân.

Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
Dầu khoáng – Mineral oil chiết xuất từ dầu mỏ

Mineral oil tạo thành một lớp mỏng không thấm nước trên bề mặt làn da , gây tắc lỗ chân lông ,khiến da giảm khả năng hô hấp , gây khó đào thải những chất bẩn chất chất độc bên trong da. Nếu Mineral oil đi vào cơ thể , mineral oil có thể đọng ở gan và lấy đi hầu hết các vitamin có trong gan gây cho cơ thể thiếu vitamin trầm trọng. Nguy hiểm nhất , chất này do chiết xuất từ dầu thô nên được khuyến cáo là có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Được biết đến các tên gọi như petrolatum, dầu lỏng, dầu parafin hoặc dầu paraffinum.

Các loại dầu không bão hòa (PUFAs)

Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
Dầu PUFAs

Đây là những loại dầu chứa nhiều liên kết đôi trong chuỗi axit béo, làm cho chúng trở nên không ổn định và khi tiếp xúc với oxy và nhiệt làm cho chúng nhanh chóng oxy hoá, đó là pro-aging. Nói chung, cố gắng tránh bất kỳ loại sản phẩm nào có hơn 10% hàm lượng PUFA.

Kem chống nắng hóa học

Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết
Kem chống nắng hóa học

So với oxit kẽm, các thành phần trong mỹ phẩm như oxybenzone và octinoxate có tính bảo vệ thấp hơn và có liên quan đến sự phá huỷ hoóc môn và tổn hại tế bào.

Parabens

Tất cả chúng ta đều biết paraben được sử dụng với vai trò bảo quản sản phẩm nhưng hiện nay bị kêu gọi tẩy chay vì chúng tăng kích thích hóc môn estrogen gây nguy cơ ung thư vú, và giảm lượng tinh trùng ở nam. Hãy tìm kỹ từ nào kết thúc bằng “-paraben” trong sản phẩm nhé.

Thành phần có từ kết thúc bằng “-paraben” trong sản phẩm

Ví dụ:

  • Methyparaben.
  • Propylparaben.
  • Butylparaben.
  • Ethylparaben.
  • Isobutylparaben.
  • Parahydroxybenzoate.

Methylparaben là chất có thể gây ra hiện tượng lão hoá sớm ở da. Độc hại nhất là butylparaben và isobutylparaben , kế tiếp là profylparaben và isopropylparaben , ít độc nhất là methyl- và ethylparaben ( 2 thành phần này nếu dùng trong hạn cho phép được xem như khá an toàn cho da)

Lưu ý: Nhiều nhà sản xuất đã thay thế chúng bằng phenoxyethanol, có thể an toàn hơn nhưng có thể gây khó chịu.

Sản phẩm chứa phóc môn (Formaldehyde)

Cách Đọc Thành Phần Trong Mỹ Phẩm Mà Ai Cũng Cần Phải Biết

Chúng có liên quan đến phản ứng dị ứng và rối loạn nội tiết, thậm chí có thể gây ung thư. Đọc kỹ và để ý kỹ các cum từ formaldehyde, quaternium-15, hydantoin DMDM, uidid imidazolidinyl, diazolidinyl urê, polyoxymethylene urea, hydroxymethylglycinate natri, bromopol và glyoxal.

II/ Thứ tự thành phần và hoạt động của thành phần trên da.

Ý nghĩa thứ tự sắp xếp các thành phần

Vì FDA không quy định phải ghi chính xác tỉ lệ các thành phần nên cách biết rõ nhất là dựa vào cách sắp xếp thành phần.  Theo quy định liệt kê các thành phần, những thành phần chiếm nồng độ cao nhất trong sản phẩm sẽ được ưu tiên ghi trước và theo thứ tự giảm dần. Tuy nhiên, những chất có hàm lượng dưới 1% thì có thể ghi trước hoặc sau. Điều này có nghĩa là chất có 0.01% cũng có thể được ghi trước chất có 0.9% trong bảng thành phần sản phẩm.

Ví dụ về thứ tự sắp xếp các thành phần

Những thành phần nào đi sau chữ fragrance (năm gần cuối hoặc cuối ingredients list). Hoặc thành phần bảo quản đều xem như bằng con số không. Và nó chả có tác dụng gì ngoài làm đẹp thêm cho ingredient list vì thường chỉ chiếm dưới 1% trong sản phẩm.

Nên chú ý đọc thông tin thành phần như thế nào

Đa số các công ty mỹ phẩm đều biết cách pha trộn cho danh sách ingredients của mình. Bằng cách tách các thành phần chính ra thành các thành phần nhỏ, xếp riêng lẽ với nhau để công ty đối thủ không nhận ra được cách mix (pha trộn) và phân nhóm thế nào. Vậy nên, khi đọc một sản phẩm chăm sóc da, các bạn đừng để ý đến các tên gọi đó làm gì. Chỉ cần chú ý thành phần đầu tiên, nó quyết định giá trị sản phẩm ở đây vì nó chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Nên chú ý đọc thông tin thành phần như thế nào ?
Ví dụ về cách đọc thành phần :

Nếu có chữ AQUA (đa số mỹ phẩm hiện nay trên thị trường đều bắt đầu bằng chữ này) thì các bạn hiểu là 70-90% nguyên liệu chính là nước. Tức là, nếu 1 lọ kem dưỡng da nặng 100gr thì:

  • 70-90gr là nước (nước tinh khiết, nước đóng chai).
  • 10 -30% còn lại chia đều ra cho các thành phần khác như  các active ingredients chiếm khoảng 10% – 15%, hương liệu, chất nhũ hoá, chất bảo quản, các thành phần phụ làm tăng giá trị sản phẩm đóng góp 5% còn lại.

Đối với những sản phẩm chiết xuất dạng lỏng, dạng gel, nước là thành phần tất yếu, ngay cả khi không phải lúc nào bạn cũng thấy nó đứng đầu bảng thành phần.

Thường công thức đọc thành phần sẽ đi theo thứ tự từ nhiều nhất đến ít nhất như sau: Thành phần chính chủ đạo chiếm tỉ lệ cao nhất – Active ingredients – Chất nhũ hoá – Hương liệu (fragrances) – Chất bảo quản (preservatives)

Đối với các sản phẩm dầu gội, sữa rửa mặt, bạn nên chú ý 3 đến 5 thành phần đầu tiên xuất hiện trong list. Đối với các sản phẩm như cream hay serum, chúng ta sẽ chú ý 8 đến 10 thành phần đầu tiên của sản phẩm.

Thành phần Active vs. Inactive

Các thành phần hoạt tính – Active ingredient là các thành phần được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để thực hiện một chức năng cụ thể cho một tình trạng cụ thể. Các chất active luôn phải nằm trong top đầu bởi FDA quy định các chất này cần phải có sự ghi nhận về độ an toàn cho người sử dụng.

Còn các chất inactive thì khác, FDA không đòi hỏi các thương hiệu phải chứng minh về sự an toàn của chúng khi sử dụng. Nếu các chất inactive có tỷ lệ hơn 1% sẽ được sắp xếp giảm dần theo nồng độ, còn với tỷ lệ dưới 1% thì có thể tùy ý sắp xếp trước hoặc sau theo bất kỳ thứ tự nào.

Ví dụ :

Titanium dioxide để chống nắng, benzoyl peroxide cho mụn trứng cá, và hydroquinone để làm sáng da. Các thành phần hoạt tính được liệt kê, cùng với tỷ lệ phần trăm của chúng, mô tả ngắn gọn về cách chúng hoạt động trong một sản phẩm và cách áp dụng sản phẩm có chứa chúng.

Các thành phần “không hoạt động” – Inactive ingredient không thực sự không hoạt động, vì chúng cung cấp hỗ trợ cho hoạt chất hoặc cho mượn các lợi ích thẩm mỹ như hydrat hóa. Ví dụ như các chất anti-inflammation (kháng viêm) hay antioxidants (các chất chống oxy hóa) không được liệt kê ở bảng active ingredients nhưng đã được khoa học chứng minh phần lớn vẫn hỗ trợ và điều trị cho da rất nhiều khi kết hợp với các thành phần khác.

Lưu ý:

Có một khía cạnh của các sản phẩm có hoạt chất có thể khiến bạn hơi khó hiểu chính xác số lượng mỗi thành phần bạn nhận được từ sản phẩm. Tại Hoa Kỳ, nếu nhãn có các thành phần hoạt tính, có thể liệt kê các thành phần không hoạt động theo thứ tự abc, thay vì theo thứ tự nồng độ. Không có nhiều thương hiệu làm điều này, nhưng một số thương hiệu lại làm cho nó trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là nếu bạn muốn tránh một lượng lớn các thành phần cụ thể.

Facebook Orchard : https://www.facebook.com/orchardvn/

Từ khóa » Thành Phần Cồn Và Hương Liệu Trong Mỹ Phẩm