Các Thao Tác Cơ Bản Với Database Trong Microsoft SQL Server
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được sự cho phép của blogchiasekienthuc.com
Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về những thao tác cơ bản nhất đối với database trong SQL Server như tạo database, thao tác với table,… thông qua công cụ giao diện SQL Server Management Studio. Ok, bắt đầu thôi !
Việc làm Database nhiều vị trí, việc làm SQL lương cao
Database trong SQL
Database SQL Server bao gồm một tập hợp các bảng lưu trữ một tập hợp dữ liệu có cấu trúc cụ thể. Một bảng chứa một tập hợp các hàng, còn được gọi là bản ghi hoặc bộ dữ liệu, và các cột, còn được gọi là thuộc tính. Mỗi cột trong bảng được thiết kế để lưu trữ một loại thông tin nhất định.
DATABASE của SQL Server được lưu trữ dưới 3 loại tập tin:
- Tập tin dữ liệu chính (.mdf): Chứa dữ liệu và cấu trúc chính của cơ sở dữ liệu.
- Tập tin dữ liệu phụ (.ndf): Chứa dữ liệu bổ sung, giúp phân phối dữ liệu trên nhiều ổ đĩa.
- Tập tin nhật ký giao dịch (.ldf): Lưu trữ các giao dịch, đảm bảo khả năng khôi phục và tính nhất quán của dữ liệu.
Các thành phần chính của Database SQL
- Bảng (Table): Là thành phần cơ bản trong cơ sở dữ liệu SQL, chứa các dữ liệu được tổ chức dưới dạng hàng và cột. Mỗi bảng lưu trữ thông tin về một đối tượng cụ thể.
- Hàng (Row): Còn được gọi là bản ghi (record), mỗi hàng trong bảng chứa dữ liệu về một thực thể đơn lẻ.
- Cột (Column): Đại diện cho các thuộc tính (field) của dữ liệu trong bảng, mỗi cột lưu trữ một loại thông tin cụ thể.
- Khóa chính (Primary Key): Là một hoặc nhiều cột trong bảng dùng để xác định duy nhất mỗi hàng trong bảng đó.
- Khóa ngoại (Foreign Key): Là một hoặc nhiều cột trong bảng này tham chiếu đến khóa chính của bảng khác, tạo liên kết giữa các bảng.
- Chỉ mục (Index): Giúp tăng tốc độ truy vấn và truy xuất dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
Cách tạo database trong SQL
+ Bước 1: Đầu tiên các bạn mở SQL Server Management Studio lên rồi kết nối đến SQL Server.
- (1) – Các bạn chuột phải vào mục Database.
- (2) – Chọn New Database… trong danh sách các option sổ xuống để tạo mới một database.
+ Bước 2: Tiếp theo các bạn đặt tên cho database muốn tạo trong mục Database name như hình bên dưới => Sau đó bấm OK để xác nhận tạo mới một database.
+ Bước 3: Sau khi tạo đây chính là cấu trúc chung của một database trong SQL Server. Về cơ bản cũng có các thành phần như Tables (các bảng), Views (các views)… như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác.
Ngoài ra thì SQL Server còn có thêm phần Database Diagrams (thiết kế của database) được tích hợp sẵn giúp trực quan hóa quan hệ giữa các bảng trong database.
Cách tạo mới một bảng (table)
+ Bước 1: Trong mục Tables các bạn chuột phải rồi chọn New => chọn Table… như hình bên dưới để tạo mới một table.
Note: Thực tế chúng ta có thể tạo table bằng script (câu lệnh) nhưng trong bài viết này mình hướng đến các bạn mới học, mới tiếp cận với SQL Server nên chúng ta sẽ thao tác toàn bộ bằng tool (SSMS)
+ Bước 2: Sau khi tạo mới một bảng thì chúng ta phải thêm các cột cho bảng đó. Ở đây mình lấy ví dụ mình sẽ tạo bảng student với 3 cột đó là id, first_name, last_name tương ứng là các kiểu dữ liệu bigint và varchar(50) như hình bên dưới.
Sau khi tạo xong các cột (trường dữ liệu) mình bấm Ctrl + S để lưu lại. Lúc này mình sẽ nhập tên bảng là student => và bấm OK.
=> Vậy là tạo xong một bảng trong SQL Server.
"Làm PM, theo anh không cần biết về code, nhưng phải hiểu về SQL, database, những khái niệm cơ bản của code" Cấu hình đồng bộ hai database mysql server MySQL ReplicationCác thao tác cơ bản với bảng trong SQL database
Khi làm việc với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nói chung thì chủ yếu chúng ta sẽ có 4 thao tác.
- Tạo mới dữ liệu (câu lệnh INSERT)
- Chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu (câu lệnh UPDATE)
- Tìm kiếm, lọc dữ liệu theo điều kiện (câu lệnh SELECT)
- Xóa dữ liệu (Câu lệnh DELETE)
Trong SQL Server cũng như vậy, trong ảnh bên dưới:
- (1) – Nhóm các thao tác liên quan đến chỉnh sửa, tìm kiếm dữ liệu
- (2)– Đổi tên hoặc xóa bảng.
Select Top 100 Rows: Đây là chức năng cho phép bạn hiển thị 1000 bản ghi đầu tiên trong bảng. Bên cạnh là câu lệnh SQL tương ứng (các bạn có thể thay con số 1000 bằng các con số khác).
Edit Top 200 Rows: là chức năng cho phép bạn chỉnh sửa 200 bản ghi đầu tiên trong bảng.
Design: là chức năng cho phép bạn xem cấu trúc thiết kế của bảng, bạn có thể chỉnh sửa cấu trúc bảng (thêm trường dữ liệu, chỉnh lại kiểu dữ liệu…)
Rename hoặc Delete: là hai chức năng cho phép bạn đổi tên của bảng hoặc xóa bảng đó khỏi cơ sở dữ liệu hiện tại.
Ngoài ra còn một số thao tác như thêm mới, tìm kiếm theo điều kiện thì bắt buộc các bạn phải dùng câu lệnh SQL bằng cách tạo mới một câu query.
#4. Lời kết
Vâng, trên đây là một số thao tác cơ bản cho những bạn mới tiếp cận với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.
Các thao tác chủ yếu thực hiện thông qua SSMS mà chưa phải dùng lệnh nhiều. Có thể nói SQL Server là một trong số ít các hệ quản trị cơ sở dữ liệu làm tốt việc trực quan hóa các thao tác cho người sử dụng như vậy.
Okay, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo về SQL Server nhé.
CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Bài viết gốc tại blogchiasekienthuc.com
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách tạo kết nối đến SQL Server thông qua SSMS
- Danh sách 10 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU tốt nhất !
- Làm việc với cơ sở dữ liệu trong Laravel
Xem thêm Việc làm it hà nội hấp dẫn trên TopDev
Từ khóa » Cách Tạo Bảng Trong Database
-
Tạo Bảng Với CREATE TABLE Kiểu Dữ Liệu Cột Trong SQL
-
Hướng Dẫn Tạo Bảng Trong SQL Server Cực đơn Giản - YouTube
-
CREATE TABLE - Lệnh Tạo Bảng - SQL & Database
-
Khởi Tạo, Xóa, Sửa Table Trong SQL Server | How Kteam
-
CREATE TABLE - Tạo Bảng Trong SQL Server - GreenSQL
-
Bài 4: Khởi Tạo, Xóa, Sửa Table Trong SQL Server
-
Create Table Trong SQL - Học Sql Cơ Bản đến Nâng Cao - VietTuts
-
Cách Tạo Và Quản Lý Bảng Trong SQL
-
Tạo Bảng Mới Dựa Trên Kết Quả Câu Lệnh Truy Vấn CREATE TABLE ...
-
Lệnh Tạo Bảng (Create Table) Trong MySQL - Freetuts
-
TRUY VẤN SQL: CREATE TABLE - NIIT - ICT Hà Nội
-
Tạo Database Và Tạo Table Trong MySQL Với PHP - Góc Học IT
-
Lệnh Tạo Bảng (CREATE TABLE) Trong MySQL Server - Quách Quỳnh
-
Tạo Bảng (table) Theo Quan Hệ Nhiều - Sử Dụng HeidiSQL | Nền Tảng