Khởi Tạo, Xóa, Sửa Table Trong SQL Server | How Kteam
Có thể bạn quan tâm
Dẫn nhập
Trong bài lần trước, chúng ta đã tìm hiểu các KHỞI TẠO DATABASE TRONG SQL và một số lưu ý liên quan trong quá trình sử dụng SQL MANAGEMENT STUDIO. Trong bài này, Kteam sẽ hướng dẫn bạn thao tác TẠO, XÓA, SỬA TABLE TRONG SQL.
Nào! Chúng ta cùng bắt đầu!
Nội dung chính
Để theo dõi tốt nhất bài này, bạn nên xem qua:
- Khởi tạo DATABASE trong SQL.
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số vấn đề sau:
- Table trong SQL.
- Khởi tạo Table trong SQL Server.
- Thao tác với Table trong SQL Server.
Table trong SQL (bảng)
Tại sao phải tạo Table?
Trong bài trước, chúng ta đã biết DATABASE ( Cơ sở dữ liệu) dùng để lưu trữ thông tin, truy xuất dữ liệu khi cần thiết. Vậy làm sao để lưu trữ dữ liệu trong Database? Làm sao để truy xuất dữ liệu đã lưu?
Bài toán thực tế đặt ra:
Khi muốn quản lý một trường học, bạn sẽ cần quản lý những gì? Danh sách giáo viên, danh sách học sinh, điểm thi, quá trình công tác, phòng ban…. Và khi truy vấn thì cần truy vấn như thể nào với các thông tin đó?
Vậy khi tất cả dữ liệu cùng nằm trong một Database thì cần có một cách tổ chức thể hiện các thông tin theo một hệ thống lưu trữ, đó chính là TABLE – Bảng.
Một Database bao gồm nhiều Table, giữa các Table có mối liên hệ với nhau thể hiện qua KHÓA CHÍNH & KHÓA NGOẠI.
Vậy Table (Bảng) là gì?
Là đối tượng được Database sử dụng để tổ chức và lưu trữ dữ liệu.
Mỗi Table trong Database có thể liên kết với một hoặc nhiều Table khác, ở một hoặc nhiều thuộc tính.
Mỗi Table bao gồm:
- Record: Là các dòng, hay còn gọi là các BẢN GHI. Biểu diễn cho một thực thể (ứng với một đối tượng)
- Ví dụ: Bản ghi số 3 thể hiện mọi thông tin liên quan đối tượng Nguyễn Sơn Tùng như MaSV, TenSV, Khoa….
- Column: Là các cột hay còn gọi là các TRƯỜNG THUỘC TÍNH. Biểu diễn cho một tính chất của thực thể.
- Ví dụ: Trường TenSV lưu trữ tên của các sinh viên được lưu trữ trong Table SINHVIEN
Khởi tạo Table trong SQL Server
Tạo Table bằng giao diện (UI)
Bước 1: Nhấp dấu (+) bên trái Database cần tạo Table > Tìm folder Table
Bước 2: Nhấp chuột phải vào Table > New > Table… ( hoặc New Table)
Bước 3: Xuất hiện cửa sổ TenPC.TenDatabase – dbo.Table_1*
Lưu ý: Dấu * biểu thị cho bảng mới chưa được lưu tên.
Table_1 là tên lưu trữ mặc định tạm thời cho Table vừa tạo trong Database
Trong đó:
- Column Name: Tên trường thuộc tính trong bảng.
- Data Type: Kiểu dữ liệu của các trường thuộc tính ( sẽ giới thiệu trong bài KIỂU DỮ LIỆU TRONG SQL)
- Allow Nulls: Trường thuộc tính có nhận giá trị Null (Rỗng) hay không.
Mũi tên bên trái thể hiện Record hiện hành mà bạn đang chỉnh sửa. Bảng Column Properties có chứa các yếu tố tương ứng mà bạn có thể chỉnh sửa riêng cho Record đó.
Bước 4: Lưu Table vừa tạo bằng cách nhấn Biểu tượng SAVE hoặc phím tắt Ctrl + S.
- Cửa sổ Choose Name hiển thị. Nhập tên Table > Ok
Tạo Table bằng code
Bước 1: Trong Query, bạn viết cú pháp khởi tạo Table sau > Bôi đen dòng lệnh > Excute ( phím tắt F5)
CREATE TABLE <Tên Table>
(
<Tên trường 1> <Kiểu dữ liệu>,
<Tên trường 2> <Kiểu dữ liệu>,
<Tên trường n> <Kiểu dữ liệu>
)
Lưu ý:Sau mỗi trường cần có dấu phẩy (,) để ngăn cách với thông tin trường tiếp theo.
Sau trường cuối cùng không cần có dấu phẩy.
Ví dụ: Tạo Table SINHVIEN có các thuộc tính MASV, TENSV, KHOA
-- Tạo Table SINHVIEN có các thuộc tính MASV,TENSV,KHOA CREATE TABLE SINHVIEN ( MASV NCHAR(10), TENSV NVARCHAR(100), KHOA NVARCHAR(100) )Hộp thoại Message xuất hiện báo lệnh khởi tạo thành công.
Một số lưu ý trong khởi tạo Table
Tạo Table mới ở Database hiện hành
Cách 1: Nhận biết Database hiện hành tại ô đỏ trong hình, lựa chọn Database mong muốn trong danh sách xổ xuống trước khi thực thi lệnh khởi tạo Table
Cách 2: Trước khi khởi tạo Table, sử dụng cú pháp
USE <Tên Database>
- Ví dụ: tạo table SINHVIEN trong database SQLDBUI
Không tìm thấy Table vừa khởi tạo
Trong quá trình tạo Table bằng code, một số trường hợp bạn không nhìn thấy Table vừa tạo thì bạn nhấp chuột phải vào Table > Refresh để cập nhập danh sách Table.
Mỗi Column chỉ có một tên duy nhất trong Table
Trong quá trình tạo bảng, bạn có thể gặp một trong các lỗi sau:
- Khi tạo Table bằng giao diện
- Khi tạo Table bằng code.
Hai lỗi này cùng thông báo có 2 column trùng lặp tên trong một Table > Cần thay đổi tên để đảm bảo tên mỗi Colummn là duy nhất trong Table.
Mỗi Table chỉ có một tên duy nhất trong Database
Trong quá trình tại bảng, bạn có thể gặp một trong các lỗi sau
- Khi tạo Table bằng giao diện
- Khi tạo Table bằng code
Hai lỗi này, cùng thông báo có 2 Table trùng tên trong một Database > Cần thay đổi tên để đảm bảo tên mỗi Table là duy nhất trong cùng Database.
Xóa Table trong SQL Server
Cách 1: Nhấp chuột phải vào Table cần xóa > Delete. Cửa sổ Delete Object > Ok
Cách 2: Trong Query bạn viết cú pháp xóa Table > Excute (phím tắt F5).
DROP TABLE <Tên Table>
Lưu ý: Nếu lệnh xóa được thực thi 2 lần hoặc xóa một Table không tồn tại trong Database, Message sẽ xuất hiện thông báo sau:
Một số lệnh thao tác khác trong Table
Thêm/sửa đổi thuộc tính vào Table
Cách 1: Nhấp chuột phải vào Table cần thay đổi > Design. Tiến hành thay đổi các thuộc tính > SAVE (Ctrl + S)
Cách 2: Sử dụng cú pháp thêm/sửa > Excute (F5)
ALTER TABLE <Tên Table> ADD <Tên Column> <Kiểu dữ liệu>
ALTER COLUMN <Tên Column> <Kiểu dữ liệu cần sửa>
Ngoài thêm/ sửa column trong bảng, lệnh ALTER còn có thể thêm/ sửa khóa chính, khóa ngoại, các ràng buộc, hàm/thủ tục,… sẽ đề cập ở các bài sau trong khóa SỬ DỤNG SQL SERVER.
- Ví dụ: Thêm cột NGAYSINH có kiểu dữ liệu DATA vào bảng GIANGVIEN
Xóa toàn bộ dữ liệu trong Table
Để xóa toàn bộ dữ liệu trong table mà không xóa đi table đó trong Database bạn sử dụng cú pháp > Excute (F5)
TRUNCATE TABLE <tên Table>
Ngăn cách các khối lệnh
Trong quá trình tạo bảng bằng code, nếu bạn tạo một database mới, đồng thời tạo một lần nhiều table trong database đó dễ dẫn đến việc database chưa khởi tạo nên không tồn tại thêm bảng.
Từ bản SQL Server 2014 trở đi, lỗi trên đã được khắc phục, Tuy nhiên, Kteam vẫn khuyến khích sử dụng lệnh GO sau mỗi khối lệnh để giảm thiểu lỗi khi thực thi đồng loạt hoặc toàn bộ Query
- Ví dụ:
Kết
Trong bài này, chúng ta đã biết cách KHỞI TẠO TABLE trong SQL Server.
Bài sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về KIỂU DỮ LIỆU TRONG SQL.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của bạn để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”
Tải xuống
Tài liệu
Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Khởi tạo, xóa, sửa Table trong SQL Server dưới dạng file PDF trong link bên dưới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com
Đừng quên like và share để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!
Project
Nếu việc thực hành theo hướng dẫn không diễn ra suôn sẻ như mong muốn. Bạn cũng có thể tải xuống PROJECT THAM KHẢO ở link bên dưới!
Thảo luận
Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần BÌNH LUẬN bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.
CỘNG ĐỒNG HỎI ĐÁP HOWKTEAM.COM GROUP THẢO LUẬN FACEBOOKTừ khóa » Cách Tạo Bảng Trong Database
-
Tạo Bảng Với CREATE TABLE Kiểu Dữ Liệu Cột Trong SQL
-
Hướng Dẫn Tạo Bảng Trong SQL Server Cực đơn Giản - YouTube
-
CREATE TABLE - Lệnh Tạo Bảng - SQL & Database
-
CREATE TABLE - Tạo Bảng Trong SQL Server - GreenSQL
-
Bài 4: Khởi Tạo, Xóa, Sửa Table Trong SQL Server
-
Create Table Trong SQL - Học Sql Cơ Bản đến Nâng Cao - VietTuts
-
Cách Tạo Và Quản Lý Bảng Trong SQL
-
Tạo Bảng Mới Dựa Trên Kết Quả Câu Lệnh Truy Vấn CREATE TABLE ...
-
Lệnh Tạo Bảng (Create Table) Trong MySQL - Freetuts
-
TRUY VẤN SQL: CREATE TABLE - NIIT - ICT Hà Nội
-
Tạo Database Và Tạo Table Trong MySQL Với PHP - Góc Học IT
-
Các Thao Tác Cơ Bản Với Database Trong Microsoft SQL Server
-
Lệnh Tạo Bảng (CREATE TABLE) Trong MySQL Server - Quách Quỳnh
-
Tạo Bảng (table) Theo Quan Hệ Nhiều - Sử Dụng HeidiSQL | Nền Tảng