Các Thuốc điều Trị đau Thắt Ngực Hiệu Quả Và Lưu ý Khi Dùng

Tim mạch
  1. Trang chủ
  2. Thông tin bệnh học
  3. Tim mạch
  4. Các thuốc điều trị đau thắt ngực hiệu quả và lưu ý khi dùng
Các thuốc điều trị đau thắt ngực hiệu quả và lưu ý khi dùng
  • 30/12/2021

Mục lục

  • 1. Nitrate - nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực cấp đầu tay
  • 2. Thuốc chẹn beta giao cảm điều trị đau thắt ngực
  • 3. Thuốc điều trị đau thắt ngực nhóm chẹn kênh calci
  • 4. Các loại thuốc điều trị đau thắt ngực khác
    • 4.1. Thuốc Ivabradine
    • 4.2. Thuốc Trimetazidine
    • 4.3. Thuốc Nicorandil
  • 5. Lời khuyên của chuyên gia cho người bệnh đau thắt ngực
Sử dụng thuốc là cách thường được áp dụng để điều trị đau thắt ngực. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, người bệnh cần nắm rõ các tác dụng phụ cũng như các lưu ý quan trọng khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thuốc điều trị đau thắt ngực hiệu quả nhất hiện nay và những lưu ý quan trọng cần nhớ khi dùng các thuốc này.

Người bệnh cần hiểu rõ các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực

Người bệnh cần hiểu rõ các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực

Nitrate - nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực cấp đầu tay

Trong các loại thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực, nitrate là thuốc được sử dụng lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong nhiều thể đau thắt ngực khác nhau, đặc biệt là đau thắt ngực cấp. Thuốc có 2 loại là tác dụng nhanh (phát huy tác dụng trong 3 - 6 phút) và tác dụng kéo dài:

  • Nitrate tác dụng nhanh: Sử dụng cho người bệnh có cơn đau thắt ngực cấp tính (đột ngột) nhằm cắt cơn hoặc dự phòng sự xuất hiện của cơn đau thắt ngực trước các hoạt động gắng sức. Các thuốc điển hình trong nhóm này là Nitroglycerin (đặt hoặc xịt dưới lưỡi Nitromint), Isosorbid dinitrat (dưới lưỡi), Amyl nitrit (hít).
  • Nitrate tác dụng kéo dài: Sử dụng cho người bệnh có cơn đau thắt ngực mạn (ổn định - đau khi gắng sức). Các thuốc của nhóm này như Nitroglycerin (viên tác dụng kéo dài), Isosorbid dinitrat (tác dụng chậm) thường được phối hợp với thuốc chẹn beta và ức chế kênh calci để tăng hiệu quả điều trị.

Khi sử dụng thuốc trị đau thắt ngực nhóm nitrat, người bệnh cần chú ý theo dõi những tác dụng phụ như: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp thế đứng, đau đầu. Đặc biệt, bạn cần tuân thủ các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn.

Nhóm thuốc

Lưu ý khi dùng

Nitrate tác dụng nhanh

  • Trước khi dùng cần lắc 15 - 20 lần để đảm bảo xịt đủ liều.
  • Xịt thuốc ở thực hiện ở tư thế ngồi hoặc nằm, tránh đứng vì thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Phải uốn cong lưỡi và xịt thuốc vào gốc lưỡi để thuốc được hấp thu nhanh, từ đó làm giảm cơn đau thắt ngực.
  • Không xịt thuốc quá 3 lần trong vòng 15 phút, mỗi lần cách nhau 5 phút. Nếu sau 3 lần xịt mà vẫn bị đau thắt ngực hoặc cơn đau có dấu hiệu tăng nặng, cần gọi cấp cứu 115.

Nitrate tác dụng kéo dài

  • Dùng liều thấp và từ từ tăng liều dần tới liều chỉ định, để hạn chế tác dụng phụ gây nhức đầu
  • Nên ngưng sử dụng trong thời gian 12-14 giờ giữa các lần dùng thuốc, để tránh tình trạng mất tác dụng của thuốc (liên quan tới chuyển hoá)
  • Không ngưng thuốc đột ngột, đặc biệt khi đang dùng liều cao, vì có thể làm tăng cơn đau thắt ngực

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực nhóm nitrat

Thuốc chẹn beta giao cảm điều trị đau thắt ngực

Đây là nhóm đầu tay trong điều trị đau thắt ngực ổn định. Thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim (đặc biệt là khi người bệnh gắng sức), từ đó tiết kiệm sử dụng oxy cho cơ tim, giãn mạch máu và cải thiện đáng kể sự lưu thông máu ở tim. 

Nhóm thuốc này đặc biệt hiệu quả đối với người bệnh đau thắt ngực có kèm với cao huyết áp, bệnh nhân có giảm chức năng tâm thu thất trái (EF ≤ 40%) hoặc tiền sử nhồi máu cơ tim. Các thuốc điển hình của nhóm này là Atenolol, Metoprolol (Betaloc), Nebivolol (Nebilet), Bisoprolol (Concor), Carvedilol (Dilatrend)

Khi sử dụng nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực nhóm chẹn beta giao cảm, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Theo dõi các tác dụng phụ thường gặp như ho khan, mất ngủ, tăng cân, tăng nhạy cảm với ánh sáng… Nếu thấy các dấu hiệu này cần báo cho bác sĩ.
  • Không ngưng thuốc đột ngột, vì có thể dẫn tới tăng huyết áp kịch phát, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
  • Không sử dụng khi bị hen phế quản, block nhĩ thất độ 2 trở lên, suy gan nặng. 

Betaloc (Metoprolol) là một loại thuốc điều trị đau thắt ngực ổn định hay dùng

Betaloc (Metoprolol) là một loại thuốc điều trị đau thắt ngực ổn định hay dùng

Thuốc điều trị đau thắt ngực nhóm chẹn kênh calci

Nhóm thuốc này làm giảm cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành qua cơ chế ngăn cản dòng canxi vào nội bào, từ đó làm giảm sự co bóp cơ tim từ đó giảm nhu cầu oxy, tiết kiệm lượng oxy cho cơ tim. Đồng thời, thuốc còn giúp thư giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến tim. Các thuốc điển hình của nhóm này là Nifedipine, Amlodipine, Verapamil, Diltiazem

Khi sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh calci, người bệnh cần chú ý những tác dụng phụ như: nhức đầu (do giãn mạch máu), hạ huyết áp tư thế đứng, nóng bừng mặt, táo bón (khi dùng liều cao), phù chân… Để hạn chế các tác dụng phụ này, một số lưu ý bạn cần nhớ là:

  • Không uống rượu và nước bưởi trong khi dùng thuốc vì các loại đồ uống này có thể làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ hòa tan (rau đay, mồng tơi, trái bơ, các loại đậu…) để phòng táo bón khi dùng thuốc với liều cao.
  • Nếu gặp triệu chứng phù chân cần báo ngay cho bác sĩ để được đổi liều hoặc chuyển sang các loại thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực khác.

Nifedipine là thuốc chẹn kênh calci thường dùng để điều trị đau thắt ngực mạn

Nifedipine là thuốc chẹn kênh calci thường dùng để điều trị đau thắt ngực mạn

Các loại thuốc điều trị đau thắt ngực khác

Ngoài 3 nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực chính kể trên, người bệnh có thể được bác sĩ điều trị kê thêm các loại thuốc sau:

Thuốc Ivabradine

Tác dụng chính của thuốc Ivabradine (Procoralan) là giúp làm giảm nhịp tim mà không ảnh hưởng tới nhịp sinh học của tim. Do đó, thuốc giúp giảm tải cho tim, giảm nhu cầu oxy cơ tim từ đó giảm cơn đau thắt ngực hiệu quả. Ngoài ra, đối với người bệnh có kèm suy tim, Ivabradin có lợi thế vì giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Khi sử dụng thuốc Ivabradine, người bệnh cần lưu ý không được sử dụng chung với nước ép bưởi chùm (trong ít nhất 24g) vì có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu cao, dẫn tới độc tính. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc gồm: rối loạn thị giác (hiện tượng nổ đom đóm mắt), nhức đầu, nhịp tim chậm. Thuốc chống chỉ định với bệnh gan nặng, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp và dị ứng thuốc.

Thuốc Trimetazidine

Trong các nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực thế hệ mới, Trimetazidine (Vastarel) là thuốc được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong trường hợp đau thắt ngực vi mạch. Tác dụng chính của thuốc trimetazidine là giúp bảo tồn năng lượng cho tế bào cơ tim, từ đó giúp cho tế bào cơ tim duy trì mức năng lượng hoạt động dù bị thiếu oxy hay thiếu máu cục bộ. 

Thuốc hầu như ít ảnh hưởng lên các thông số huyết động so với các nhóm thuốc khác. Do đó, đây được xem là một loại thuốc điều trị kết hợp tốt, đối với người bệnh thiếu máu cơ tim đã sử dụng các nhóm thuốc khác mà chưa kiểm soát tốt cơn đau thắt ngực.

Thuốc trimetazidine khá an toàn. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý thuốc có thể tăng nặng triệu chứng của bệnh Parkinson (run, mất kiểm soát vận động). Do đó đối với người bệnh cao tuổi, cần được theo dõi thường xuyên để tránh trường hợp té ngã.

Vastarel là biệt dược thường dùng của thuốc điều trị đau thắt ngực Trimetazidine

Vastarel là biệt dược thường dùng của thuốc điều trị đau thắt ngực Trimetazidine

Thuốc Nicorandil

Tác dụng chính của thuốc Nicorandil là giãn mạch (bao gồm các động mạch vành lớn, tiểu động mạch và tĩnh mạch). Tác dụng này giúp thuốc tăng lưu lượng máu tới động mạch vành, từ đó cải thiện cơn đau thắt ngực.

Lưu ý, chỉ dùng thuốc Nicorandil để điều trị cơn đau thắt ngực ổn định, sau khi thất bại với các nhóm thuốc chính (chẹn kênh calci, phong toả beta giao cảm)

Khi sử dụng thuốc Nicorandil, người bệnh cần lưu ý các tác dụng phụ như: loét da nghiệm trọng, xuất huyết, áp xe. Khi bị loét da, cần ngưng sử dụng ngay và báo cho bác sĩ điều trị. Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp: bệnh gan nặng, xuất huyết não & chấn thương sọ não, đại phẫu thuật.

Lời khuyên của chuyên gia cho người bệnh đau thắt ngực

Đa số trường hợp đau thắt ngực đều xuất phát từ tình trạng thiếu máu đến tim mãn tính do xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường. Vì vậy cùng với việc sử dụng các thuốc điều trị đau thắt ngực, người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh (ăn giảm muối, đường, chất béo, tăng rau, tập thể dục, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia) và bổ sung một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị.

Với hơn 600 nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phát hiện ra chiết xuất từ Thông Dahurian có vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch. Không chỉ giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, huyết áp, chiết xuất này còn có khả năng thông huyết mạch, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn vi mạch vành (các mạch máu nhỏ đưa máu đến từng tế bào cơ tim). Sử dụng sớm chiết xuất Thông Dahurian sẽ giúp người bệnh giảm đau thắt ngực và tăng cường máu đến tim tốt hơn.

Xem thêm: Bất ngờ về lợi ích của Thông Dahurian với người thiếu máu cơ tim

Hy vọng qua bài viết, người bệnh nắm được các lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực, từ đó giúp sử dụng thuốc một cách đúng đắn, hiệu quả và an toàn. Nếu cần thêm thông tin về việc sử dụng thuốc, hãy comment hoặc liên hệ hotline 0981 238 219 để được giải đáp nhé.

Gọi điện

Link tham khảo: Sách Dược lý học 2007 - Đại học Y Hà Nội, sách lâm sàng tim mạch học, trang 353, timmachhoc.vn

Bài viết liên quan

Thiếu máu cơ tim uống thuốc gì? 6 thuốc điều trị thiếu máu cơ tim tốt

Thiếu máu cơ tim uống thuốc gì? 6 thuốc điều trị thiếu máu cơ tim tốt

Thuốc Nitromint điều trị mạch vành và các lưu ý bạn cần biết

Thuốc Nitromint điều trị mạch vành và các lưu ý bạn cần biết

9 dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim đang đến rất gần

9 dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim đang đến rất gần

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau thắt ngực?

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau thắt ngực?

Thiếu máu cơ tim – dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thiếu máu cơ tim – dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bình luận

Gửi bình luận
  • Gọi ngay
  • Chat
  • Facebook
  • Zalo

Từ khóa » đau Cơ Tim Uống Thuốc Gì