Thiếu Máu Cơ Tim Uống Thuốc Gì? 6 Thuốc điều Trị Thiếu Máu Cơ Tim Tốt
Người bệnh cần hiểu về thuốc điều trị thiếu máu cơ tim để dùng đúng, dùng hiệu quả
Các loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả
Có nhiều loại thuốc giúp cải thiện thiếu máu cơ tim bao gồm: Thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi, giãn mạch nitrat, chống kết tập tiểu cầu, ức chế men chuyển, hạ mỡ máu statin và một số loại thuốc khác.
Mục tiêu khi sử dụng các loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim là cải thiện lượng máu đến nuôi tim, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa cục máu đông hình thành gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Việc lựa chọn thuốc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến cơ tim bị thiếu máu và mức độ đáp ứng của người bệnh.
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta là nhóm thuốc đầu tay để điều trị đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim. Loại thuốc này có tác dụng giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, từ đó giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy thuốc chẹn beta có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh có suy giảm chức năng thất trái (EF ≤ 40) và có tiền sử nhồi máu cơ tim.
Thuốc chẹn beta phổ biến là metoprolol, propranolol, acebutolol, atenolol, bisoprolol... Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi sử dụng thuốc chẹn beta, người bệnh cần lưu ý các tác dụng phụ sau:
- Mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng (đây là dấu hiệu của tình trạng nhịp tim chậm).
- Ngón tay, ngón chân lạnh vì thuốc chẹn beta có thể gây giảm tưới máu tới các chi.
- Khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm.
- Khó thở kèm theo các cơn ho, đặc biệt khi người bệnh vận động hoặc gắng sức.
- Sưng mắt cá chân, chân, đau tức ngực.
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Rối loạn chức năng tình dục, sụt cân.
Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim nhóm chẹn beta có thể gây sưng phù bàn chân
Thuốc chẹn kênh canxi
Như các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim nhóm chẹn beta kể trên, thuốc chẹn kênh canxi cũng có tác dụng làm giãn động mạch, từ đó tăng lưu lượng máu đến tim và giúp giảm cơn đau thắt ngực do thiếu máu đến tim. Ngoài ra, thuốc chẹn kênh canxi còn có tác dụng ức chế kênh canxi tại tế bào cơ tim, làm giảm nhịp, giảm sức co bóp cơ tim và giảm nhu cầu sử dụng oxy của tim.
Các thuốc thuộc nhóm chẹn canxi bao gồm: amlodipine, verapamil, diltiazem… Tùy theo tình trạng nhịp tim của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp.
Một số tác dụng phụ của thuốc chẹn canxi mà người bệnh cần chú ý là:
- Chóng mặt hoặc choáng váng, đỏ bừng mặt.
- Huyết áp thấp.
- Làm chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim.
- Khô miệng, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn.
- Phù ở các vị trí như: Mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
- Phát ban da, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD ).
Những thuốc chẹn canxi này thường được khuyến cáo sử dụng khi người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc chẹn beta. Để đảm bảo việc điều trị an toàn và hiệu quả, người bệnh hãy tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị thiếu máu cơ tim bằng thuốc chẹn canxi có thể gây chóng mặt, choáng váng
Thuốc giãn mạch nitrat
Thuốc nhóm giãn mạch nitrat có tác dụng làm giãn mạch vành, làm tăng lượng máu tưới tới nuôi tim, nhất là các vùng tim bị thiếu máu, từ đó giúp giảm triệu chứng đau thắt ngực ở người bệnh. Ngoài ra nhóm thuốc này giúp giảm nguy cơ suy tim và ngăn ngừa tình trạng phù phổi.
Các thuốc thuộc nhóm thuốc giãn mạch nitrat bao gồm: nitroglycerin, isosorbid dinitrat, isosorbid mononitrat. Trong đó nitroglycerin (nitromint) là thuốc được sử dụng nhiều nhất do khả năng cắt cơn đau ngực nhanh chóng.
Tác dụng phụ của thuốc giãn mạch nitrat bao gồm:
- Hạ huyết áp quá mức.
- Đau đầu mà không rõ nguyên nhân.
- Nhịp tim nhanh bất thường.
- Mắc bệnh lý methemoglobin máu.
- Ra nhiều mồ hôi, đôi khi ngất xỉu.
Ngoài ra nếu dùng nitrat tác dụng kéo dài liên tục mà không có khoảng nghỉ, bạn sẽ rất dễ bị nhờn thuốc. Do đó dạng thuốc này thường chỉ được dùng kết hợp với các nhóm thuốc khác.
Đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 219 nếu bạn đang dùng thuốc mà các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi chưa thuyên giảm như ý muốn. Các chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn giải pháp hiệu quả nhất.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Thuốc chống kết tập tiểu cầu có công dụng cản trở quá trình hình thành huyết khối (cục máu đông) trong lòng động mạch, từ đó giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bệnh.
Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thuộc nhóm này phổ biến nhất là aspirin, warfarin, clopidogrel, ngoài ra còn có các thuốc như: prasugrel, ticagrelor, ticagrelor (tiêm đường tĩnh mạch). Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc chống kết tập tiểu cầu khác bao gồm: tirofiban, eptifibatide và abciximab.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu bao gồm:
- Chảy máu quá mức như chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi ngoài lẫn máu, vết bầm dưới da, ho ra máu, chảy máu kinh nguyệt nhiều bất thường hoặc chảy máu âm đạo bất ngờ…
- Phát ban, ngứa, dị ứng.
- Khó thở hoặc thở khò khè, tức ngực, đau ngực.
- Sốt, ớn lạnh, đau họng, sưng mặt hoặc tay.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim do thiếu máu tim
Thuốc ức chế men chuyển
Thuốc ức chế men chuyển giúp giãn mạch máu và giảm huyết áp. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc này nếu người bệnh bị huyết áp cao hoặc tiểu đường đồng thời với bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.
Ngoài ra, thuốc ức chế men chuyển cũng được sử dụng cho người bị suy tim hoặc tim bị giảm sức co bóp. Đặc biệt các thuốc đường uống trong nhóm được chứng minh lâm sàng có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong khi người bệnh thiếu máu cơ tim tiến triển nặng.
Các thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển bao gồm: Captopril, enalapril, lisinopril, benazepril, fosinopril. Người bệnh nên lưu ý các tác dụng phụ của nhóm thuốc ức chế men chuyển như sau:
- Hạ huyết áp, đôi khi gây hạ huyết áp quá mức với các biểu hiện như: Mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất.
- Nôn, tiêu chảy, xuất huyết có thể xuất hiện từ những liều đầu tiên.
- Ho khan, phù mạch hoặc miệng có vị kim loại.
Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim nhóm ức chế men chuyển còn có tác cải thiện huyết áp cho người bệnh
Thuốc hạ mỡ máu statin
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol ở gan. Ngoài ra, thuốc statin còn có tác dụng ổn định mảng xơ vữa, chống viêm, chống hình thành cục máu đông và điều hòa chức năng các tế bào. Đa số người bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ được chỉ định statin (loại phù hợp) càng sớm càng tốt để phòng ngừa các biến cố tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cơ thiếu máu tái phát.
Các thuốc thuộc nhóm hạ mỡ máu gồm: atorvastatin, simvastatin, rosuvastatin… Các tác dụng phụ của những thuốc này đa phần ở mức độ nhẹ, bao gồm:
- Táo bón, đau bụng, khó ngủ.
- Vàng da, nước tiểu sậm màu
- Mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, sụt cân, ngứa, nổi ban.
- Đau nhức cơ mà không rõ nguyên nhân.
Các loại thuốc khác
Ngoài các nhóm thuốc trên, người bệnh còn có thể được kê đơn một số thuốc giảm đau thắt ngực thế hệ mới hay thuốc tan huyết khối (nếu người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp).
Thuốc giảm đau thế hệ mới
Các thuốc giảm đau thế hệ mới như Trimetazidin, ivabradine… thường được sử dụng để điều trị triệu chứng đau thắt ngực của bệnh thiếu máu cơ tim khi thuốc chẹn beta, chẹn canxi hay nitrat không cho đáp ứng tốt.
Nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng chậm nhịp tim và đau thắt ngực nhưng không làm ảnh hưởng đến sức co bóp của tim hay huyết áp. Đặc biệt, trimetazidin có thể đảo ngược tình trạng suy tim, cải thiện các triệu chứng bệnh động mạch ngoại vi, giảm tỷ lệ tổn thương đến thận do thuốc cản quang.
Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là: Buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, táo bón, tiêu chảy…
Trimetazidine (Vastarel) được chỉ định khi các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim khác đáp ứng kém
Thuốc Heparin
Heparin giúp hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim cấp để giảm biến chứng như: Cục máu đông gây nghẽn mạch, tình trạng loạn nhịp tim kéo dài, suy tim và ngay cả nhồi máu cơ tim trước đó.
Tác dụng phụ của heparin bao gồm: Chảy máu, giảm tiểu cầu, nổi mề đay và dị ứng. Người bệnh sẽ được theo dõi chỉ số máu trong thời gian sử dụng heparin. Để tránh các tác dụng phụ trở nên nặng nề, người bệnh hãy tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim, người bệnh cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả của thuốc, đồng thời giảm tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.
- Không được ngừng thuốc chẹn beta đột ngột khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì thuốc gây ra các phản ứng hạ huyết áp quá mức rất nguy hiểm hoặc làm trầm trọng hơn các vấn đề về tim mạch.
- Tuân thủ điều trị và liều lượng, thời gian sử dụng thuốc để phát huy hoàn toàn tác dụng của thuốc.
- Tránh các loại thức ăn gây tương tác thuốc, làm giảm công dụng của các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim. Ví dụ như các statin sẽ không được dùng chung với thuốc giảm mỡ máu nhóm statin.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục đúng cách để tăng cường sức khỏe đồng thời cải thiện lưu lượng máu đến tim (nên xin lời khuyên từ bác sĩ).
- Bỏ hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.
- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa và ăn nhiều ngũ cốc, trái cây, rau quả tươi.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Giảm căng thẳng, stress bằng cách thư giãn và hít thở sâu, ngồi thiền.
- Tái khám định kỳ để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị.
Tập thể dục đúng và điều độ giúp cải thiện lưu lượng máu tới tim
Xu hướng mới trong điều trị thiếu máu cơ tim
Trước đây, điều trị thiếu máu cơ tim chỉ tập trung vào việc giải quyết mảng xơ vữa mạch vành. Nhưng trong 10 năm trở lại đây, các chuyên gia Tim mạch phát hiện ra rối loạn chức năng vi mạch vành (các mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim) cũng góp phần quan trọng trong việc gây ra các cơn đau ngực và làm giảm lượng máu tới tim.
Vấn đề là các thuốc và phương pháp can thiệp phẫu thuật hiện tại mới chỉ tác động được đến các động mạch lớn. Chưa kể đến sử dụng thuốc còn tiềm ẩn nguy cơ nhờn thuốc cũng như ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Chính thực tế này đã thúc đẩy các thầy thuốc tìm về một giải pháp an toàn hơn là sử dụng thảo dược thiên nhiên
Qua hơn 600 nghiên cứu, các nhà khoa học Liên bang Nga đã phát hiện ra chiết xuất từ Thông Dahurian có thể bảo vệ vi mạch mạnh mẽ. Chiết xuất này vừa ngăn chặn các rối loạn tại lớp nội mạc bên trong các vi mạch, vừa tăng cường sức bền thành mạch giúp các mạch máu này co giãn tốt hơn.
Trước đây chiết xuất từ thông Dahurian chỉ được phân phối độc quyền ở các nước trong khu vực Bắc Âu. Nhưng hiện nay hoạt chất này đã có mặt tại Việt Nam dưới dạng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Người thiếu máu cơ tim có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm này để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc thiếu máu cơ tim uống thuốc gì. Mỗi loại thuốc điều trị đều có một ưu điểm riêng, đồng thời là các tác dụng phụ không thể tránh khỏi.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim hay cách kiểm soát căn bệnh này, hãy gọi đến hotline 0981 238 219 để được giải đáp nhé!
Tham khảo: pubmed, mayoclinic, drugs, clinicbarcelona, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành của Bộ Y Tế
Từ khóa » đau Cơ Tim Uống Thuốc Gì
-
Các Biện Pháp điều Trị, Xử Trí Giảm Cơn đau Thắt Ngực - Vinmec
-
7 Loại Thuốc Điều Trị Đau Thắt Ngực Bạn Cần Biết! - Ngaydautien
-
Đau Thắt Ngực ổn định - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD
-
8 Loại Thuốc đau Thắt Ngực Có Thể Bạn Chưa Biết - Hello Bacsi
-
Thuốc điều Trị Cơn đau Thắt Ngực - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Các Thuốc điều Trị đau Thắt Ngực Hiệu Quả Và Lưu ý Khi Dùng
-
Bệnh Viêm Cơ Tim: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Bệnh
-
Bị đau Nhói ở Tim Thì Uống Thuốc Gì? - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Thuốc đau Thắt Ngực: Hiểu Rõ Và Dùng đúng - Medlatec
-
Cần Làm Gì Khi Lên Cơn đau Tim? - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Thuốc Giảm đau Nguy Hiểm Với Người Bệnh Tim
-
Cập Nhật điều Trị Cơn đau Thắt Ngực ổn định - Tim Mạch Học
-
Bệnh Mạch Vành – Uống Thuốc Thế Nào? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Cơn đau Thắt Ngực Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị