Các Thuốc điều Trị Nấm Miệng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
1. Nấm miệng là gì?
Nấm miệng là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi và họng, thực quản bị nấm Candida xâm nhiễm, biểu hiện bằng những mảng bợn trắng bám chắc trên bề mặt miệng, lưỡi.
Nấm miệng nói chung là một tình trạng lành tính ở những người khỏe mạnh nhưng có thể gây ra vấn đề cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Nấm miệng cũng có thể là một dấu hiệu của khả năng miễn dịch suy yếu.
Ở những người có khả năng miễn dịch yếu, nấm miệng có thể lan đến amidan hoặc xuống họng, gây khó nuốt. Nếu không được điều trị, nấm miệng có thể lây lan xa hơn và dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến máu, tim, não, mắt, xương hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh nấm miệng ở người lớn không lây. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấm miệng có thể truyền nhiễm trùng sang núm vú của mẹ khi cho con bú.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng
Ở người lớn, các dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng có thể bao gồm:
- Các vùng bị viêm đỏ trong miệng có chấm các mảng màu trắng, nếu lau sạch sẽ để lại các tổn thương đỏ có thể chảy máu
- Vết nứt và đỏ ở khóe miệng
- Mất vị giác
- Có vị khó chịu trong miệng
- Bên trong miệng có thể bị đau, như đau lưỡi hoặc đau nướu
- Đau nhức gây khó khăn cho việc ăn uống.
Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của nấm miệng là:
- Lưỡi phủ một lớp trắng dày không thể dễ dàng chà xát
- Các đốm trắng ở bên trong má
- Hay quấy khóc, khó chịu và khó bú
3. Các lựa chọn điều trị nấm miệng
Sau khi nhận được chẩn đoán, bác sĩ sẽ cung cấp các lựa chọn để điều trị nấm miệng. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị sẽ bao gồm vệ sinh sạch sẽ và dùng thuốc chống nấm.Để ngăn ngừa nấm Candida, cần thực hành vệ sinh răng miệng tốt, súc miệng sau khi sử dụng các thuốc corticosteroid dạng hít, rửa sạch răng giả sau mỗi lần sử dụng và thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần. Các bà mẹ cho con bú nên tránh sử dụng miếng lót cho bú ẩm ướt, thường xuyên vệ sinh núm vú giả.
4. Thuốc trị nấm miệng
Có hai loại thuốc chính được sử dụng để điều trị bệnh nấm miệng bao gồm thuốc chống nấm và thuốc sát trùng.
4.1 Thuốc chống nấm
Thuốc trị nấm hoạt động bằng cách tiêu diệt các tế bào nấm, ngăn không cho các tế bào phát triển và sinh sản.Thuốc chống nấm có thể ở dạng kem, thuốc xịt, viên nén và thuốc tiêm. Các loại thuốc trị nấm phổ biến nhất là clotrimazole, miconazole và nystatin. Đối với các trường hợp nấm miệng nghiêm trọng hơn, phương pháp điều trị phổ biến nhất là fluconazole.
Các tác dụng phụ thường gặp của những loại thuốc này bao gồm ngứa và rát, mẩn đỏ, đau bụng và phát ban...
4.2 Thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng tại chỗ có thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây nhiễm trùng trên da. Thuốc sát trùng có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp duy trì một kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng.
Một số tác dụng phụ bao gồm tăng cao răng, kích ứng cổ họng, khô miệng và sưng lưỡi...Việc lựa chọn thuốc trị nấm miệng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tiền sử bệnh của bệnh nhân và các loại thuốc họ đang dùng có thể tương tác với thuốc trị nấm miệng cũng như phản ứng của bệnh nhân với điều trị.
4.3 Các phương pháp điều trị khác
Ngoài thuốc, có một số biện pháp có thể áp dụng để điều trị nấm miệng và ngăn ngừa các đợt nấm miệng tái phát, bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có đặc tính khử trùng và giảm đau có thể làm giảm các triệu chứng của nấm miệng. Chỉ cần pha ½ thìa muối vào một cốc nước ấm, súc miệng và nhổ ra sau một phút.
- Bổ sung probiotic: Các chất bổ sung probiotic có chứa acidophilus và vi khuẩn bifidus giúp khôi phục hệ thực vật bình thường, khỏe mạnh trong ruột, tạo thành hàng rào chống lại vi khuẩn có hại. Bổ sung probiotic có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nấm candida.
- Bổ sung vitamin: Trong trường hợp chức năng miễn dịch thấp, có thể xuất hiện tình trạng cung cấp quá mức các phân tử có hại (gốc tự do). Các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, kẽm, coenzyme Q10 và selen giúp giảm số lượng các gốc tự do trong cơ thể. Vitamin C có thể khuyến khích sản xuất tế bào bạch cầu và bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tăng lượng vitamin C có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng.
5. Làm gì để phòng ngừa nấm miệng?
Một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nấm miệng là giữ vệ sinh răng miệng tốt bằng cách:
- Đánh răng thường xuyên.
- Dùng nước muối ấm để súc miệng.
- Tránh lạm dụng nước súc miệng sát khuẩn, có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật trong miệng ở một số người.- Điều trị khô miệng hoặc nhiễm nấm Candida âm đạo càng sớm càng tốt.
- Vệ sinh răng giả sạch sẽ.
- Bỏ thuốc lá...Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Cháy nắng: Cách nào làm dịu làn da?
Từ khóa » Trong Miệng Có Các Mảng Trắng
-
Các Dấu Hiệu Ung Thư Khoang Miệng
-
Bé Có Những Mảng Trắng Trong Miệng, đó Có Thể Là Gì? | Vinmec
-
Mảng Trắng Trong Miệng Có Phải Dấu Hiệu Ung Thư? | Báo Dân Trí
-
Bệnh Sản Niêm Mạc Miệng Có Những Triệu Chứng Như Thế Nào?
-
Nấm Miệng Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?
-
Một Số Rối Loạn Của Vùng Miệng Phân Theo Vị Trí Gặp - Cẩm Nang MSD
-
Các U ở Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mảng Trắng Trong Miệng Trẻ: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Tưa Lưỡi
-
Bệnh Tưa Miệng (Nhiễm Nấm Candida)
-
Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Chính Dẫn đến Tình Trạng Này
-
Trẻ Bị Mảng Trắng Trong Miệng - Nguy Hiểm Nên Gặp Bác Sĩ Ngay
-
Ung Thư Miệng Và Họng - Tuổi Trẻ Online
-
Cân Nhắc Điều Trị Bệnh Bạch Sản Niêm Và Nguyên Nhân
-
Lưỡi Bị Trắng Kèm Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Medlatec