Nấm Miệng Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Nấm miệng là bệnh gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng là gì?
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân nào gây ra nấm miệng?
- Những ai thường mắc phải bệnh nấm miệng?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng?
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấm miệng?
- Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nấm miệng?
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nấm miệng?
This post is also available in: English
Nấm miệng là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi và họng, thực quản bị nấm candida xâm nhiễm. Bệnh biểu hiện bằng những mảng bợn trắng bám dai và chắc trên bề mặt miệng, lưỡi.
Bạn dễ dàng bị đau rát, chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh. Nấm miệng thường xảy ra trên cơ địa những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đồng mắc nhiều bệnh nội khoa hoặc có sử dụng lâu thuốc corticosteroid.
Chứng nấm miệng, nấm lưỡi sẽ khiến bạn thấy chán ăn, mất ngon miệng, gây khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể.
Nấm miệng là bệnh gì?
Nấm miệng (nấm candida albicans) là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Đây là tình trạng nhiễm nấm candida miệng – họng phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.
Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng là gì?
Những triệu chứng thường thấy của nấm miệng là:
- Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;
- Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát;
- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt;
- Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào;
- Khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả);
- Xuất hiện mảng trắng trong miệng
- Cảm giác như có bông trong miệng;
- Mất vị giác.
- Khô miệng
- Cảm giác như có mùi khó chịu ở trong miệng
Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày (nấm thực quản). Nếu điều này xảy ra, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.
Ban đầu, bạn có thể không nhận thấy triệu chứng của nấm miệng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển từ từ hay đột ngột, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Ngoài những tổn thương miệng màu trắng đặc biệt, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh. Bé có thể truyền bệnh cho bà mẹ trong quá trình cho bú. Sau đó, nhiễm trùng có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé. Phụ nữ có ngực bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:
- Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
- Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh núm vú (núm vú);
- Đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;
- Đau như dao đâm sâu bên trong vú.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ thể của mỗi người là khác nhau. Thảo luận với bác sĩ luôn là cách tốt nhất để biết được đâu là điều tốt nhất cho tình trạng của bạn.
Nguyên nhân nào gây ra nấm miệng?
Thông thường, hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm lấn có hại như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” sống trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các cơ chế bảo vệ không hiệu quả, làm tăng số lượng nấm candida và làm lây nhiễm nấm miệng.
Bệnh nấm miệng và nhiễm nấm Candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc như prednisone hoặc khi thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể.
Những bệnh và tình trạng sau có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng nấm miệng, nấm môi:
- HIV/AIDS: Virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) – virus gây ra bệnh AIDS, gây thiệt hại hoặc phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm cho bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể sẽ chống lại. Sự tái phát của nấm miệng, cùng với các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm HIV;
- Ung thư: Nếu bạn bị ung thư thì hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh tật và phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Cả bệnh và phương pháp điều trị đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng candida như nấm miệng;
- Đái tháo đường: Nếu bạn bị tiểu đường mà không điều trị hoặc có bệnh không được kiểm soát tốt, nước bọt của bạn có thể chứa một lượng lớn đường, từ đó hỗ trợ sự phát triển của nấm Candida;
- Nhiễm trùng nấm men âm đạo: Bệnh nhiễm trùng nấm men âm đạo là do cùng một loại nấm gây nên bệnh nấm miệng. Mặc dù nhiễm nấm không nguy hiểm nhưng nếu bạn đang mang thai thì bạn có thể lây nhiễm các loại nấm cho bé trong khi sinh. Kết quả là, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh nấm miệng.
Các nguyên nhân khác của bệnh nấm môi, nấm miệng bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trong một thời gian dài hoặc với liều cao;
- Hít thuốc corticosteroid để điều trị bệnh hen suyễn;
- Đeo răng giả, đặc biệt là nếu không phù hợp;
- Vệ sinh răng miệng kém;
- Miệng khô hoặc vì một căn bệnh hay một loại thuốc bạn đang dùng;
- Hút thuốc;
- Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.
Những ai thường mắc phải bệnh nấm miệng?
Nấm miệng là tình trạng rất phổ biến, thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng, chẳng hạn như:
- Là trẻ em hoặc người già;
- Có hệ thống miễn dịch bị suy yếu;
- Đeo răng giả;
- Có các bệnh khác như bệnh tiểu đường;
- Dùng một số thuốc như thuốc kháng sinh hoặc sử dụng corticosteroid đường uống hoặc hít;
- Trải qua hóa trị hoặc xạ trị bệnh ung thư;
- Mắc phải các tình trạng gây khô miệng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấm miệng?
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nha sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm miệng bằng cách kiểm tra miệng của bạn, từ đó sẽ trông thấy các tổn thương trắng đặc trưng trên miệng, lưỡi hoặc má. Chải nhẹ khu vực sưng đỏ mẫn cảm có thể gây chảy máu nhẹ. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm bằng kính hiển vi của tế bào từ một tổn thương để xác định bệnh.
Nếu nấm miệng đã lan đến thực quản thì bạn có thể phải làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán, bao gồm:
- Ngoáy phía sau cổ họng bằng bông vô trùng và nghiên cứu các vi sinh vật dưới kính hiển vi;
- Thực hiện nội soi bằng một ống dài có gắn máy ảnh để kiểm tra niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột non;
- Chụp X-quang thực quản.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nấm miệng?
Nấm miệng thường có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn. Các thuốc này thường ở dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào bên trong miệng (thuốc bôi), đôi khi ở dạng viên nén hoặc viên nang. Thuốc bôi thường sẽ cần phải được sử dụng một vài lần trong ngày trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.
Viên nén hoặc viên nang thường được sử dụng một lần mỗi ngày. Các loại thuốc này thường không có tác dụng phụ, một số có thể gây buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Nha sĩ sẽ có một phương pháp điều trị cụ thể dựa vào tuổi và nguyên nhân gây ra nhiễm trùng.
Nếu kháng sinh hoặc corticoid được cho là nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng thì nha sĩ sẽ đổi loại thuốc hoặc giảm liều lượng.
Nhiễm nấm candida có thể là một triệu chứng của các vấn đề y tế khác, vì vậy nha sĩ có thể đề nghị bạn gặp bác sĩ y khoa để điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nấm miệng?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt: Bạn hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày;
- Không lạm dụng các loại nước súc miệng hoặc thuốc xịt: Bạn hãy sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một lần hoặc hai lần một ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh;
- Gặp nha sĩ thường xuyên: Đặc biệt là nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc đeo răng giả;
- Hạn chế lượng đường và các chất men có trong thức ăn: Thực phẩm như bánh mì, bia, rượu vang có thể làm tăng sự phát triển candida;
- Bỏ thuốc lá: Hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn phương pháp giúp bạn bỏ thuốc.
Nấm miệng là bệnh gây khó chịu cho người mắc phải. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng các thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc dưới sự chẩn đoán, kê toa và theo dõi của bác sĩ vì các thuốc kháng nấm có nguy cơ gây các tác dụng phụ không mong muốn khi uống quá liều hoặc kéo dài.
Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa nấm miệng bằng cách nâng cao sức đề kháng của bản thân. Nếu bạn phải sử dụng thuốc corticoid đường hít để điều trị hen suyễn, nhớ hãy súc kỹ miệng sau khi dùng thuốc, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ, kiểm soát tốt đường huyết. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh bệnh.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Tất tần tật những thông tin hữu ích về bảo hiểm du lịch
- 4 sai lầm cần tránh khi nộp đơn yêu cầu bồi thường bảo hiểm
- Ngón tay cò súng (ngón tay bật) là bệnh gì?
Nguồn tham khảo
- Dental Health and Thrush. http://www.webmd.com/oral-health/guide/dental-health-thrush#1-2. Ngày truy cập 10/10/2016.
- Oral Thrush. http://www.healthline.com/health/thrush#Complications8. Ngày truy cập 10/10/2016.
- Oral thrush. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/oral-thrush/basics/definition/con-20022381.
- Ngày truy cập 10/10/2016.
- Oral thrush in adults.
- http://www.nhs.uk/Conditions/Oral-thrush—adults/Pages/Introduction.aspx. Ngày truy cập 10/10/2016.
Từ khóa » Trong Miệng Có Các Mảng Trắng
-
Các Dấu Hiệu Ung Thư Khoang Miệng
-
Bé Có Những Mảng Trắng Trong Miệng, đó Có Thể Là Gì? | Vinmec
-
Mảng Trắng Trong Miệng Có Phải Dấu Hiệu Ung Thư? | Báo Dân Trí
-
Bệnh Sản Niêm Mạc Miệng Có Những Triệu Chứng Như Thế Nào?
-
Một Số Rối Loạn Của Vùng Miệng Phân Theo Vị Trí Gặp - Cẩm Nang MSD
-
Các U ở Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mảng Trắng Trong Miệng Trẻ: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Tưa Lưỡi
-
Bệnh Tưa Miệng (Nhiễm Nấm Candida)
-
Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Chính Dẫn đến Tình Trạng Này
-
Trẻ Bị Mảng Trắng Trong Miệng - Nguy Hiểm Nên Gặp Bác Sĩ Ngay
-
Các Thuốc điều Trị Nấm Miệng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ung Thư Miệng Và Họng - Tuổi Trẻ Online
-
Cân Nhắc Điều Trị Bệnh Bạch Sản Niêm Và Nguyên Nhân
-
Lưỡi Bị Trắng Kèm Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Medlatec