Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Chính Dẫn đến Tình Trạng Này

1. Lưỡi trắng là bệnh gì, có nguyên nhân do đâu

Thực tế, lưỡi trắng không phải là bệnh lý, đây thường là triệu chứng bệnh lý hoặc dấu hiệu cho thấy bạn vệ sinh bộ phận này chưa tốt.

Lưỡi trắng là bệnh gì

Lưỡi trắng là tình trạng khá nhiều người gặp phải

Cụ thể những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng lưỡi trắng bao gồm:

1.1. Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Hầu hết người bị lưỡi trắng là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc lười chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Lúc này, trên lưỡi sẽ xuất hiện nhiều nhú sưng lên, viêm nhiễm khiến cho vi trùng trong miệng cùng tế bào chết, mảnh vụn thức ăn dễ bị kẹt lại. Tất cả tạo thành lớp bám phủ trên bề mặt lưỡi, khiến bạn thấy tình trạng lưỡi trắng.

Bên cạnh nguyên nhân này, bệnh nhân bị lưỡi trắng còn do các yếu tố tác động khác như:

  • Cơ thể mất nước, uống không đủ nước hàng ngày.

  • Khô miệng do bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thói quen ngủ mở miệng, thở bằng miệng.

  • Lười đánh răng nhất là trước khi đi ngủ khiến vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn không được loại bỏ.

  • Thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá.

  • Không vệ sinh lưỡi hàng ngày.

  • Niêm mạc lưỡi bị kích ứng với các thành phần lạ trong miệng như răng giả, niềng răng, răng bị sứt mẻ,…

Hầu hết người bị lưỡi trắng do vệ sinh răng miệng chưa tốt

Hầu hết người bị lưỡi trắng do vệ sinh răng miệng chưa tốt

Lưỡi trắng do vệ sinh răng miệng chưa tốt có thể khắc phục dễ dàng và không để lại vấn đề sức khỏe gì. Việc bạn cần làm là vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách, tốt nhất là ngày đánh răng 2 lần, sáng và tối.

Ngoài ra, cần đánh răng đúng cách, đủ thời gian để đảm bảo răng lợi sạch sẽ. Điều này cũng giúp bạn có sức khỏe răng miệng tốt hơn, tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày cũng như các mối quan hệ cá nhân.

1.2. Lưỡi trắng ở người bị liken phẳng trong miệng

Mặc dù lưỡi trắng là tình trạng thường xuất hiện ở những người vệ sinh răng miệng chưa tốt, song không ít người chăm sóc tốt vẫn mắc phải. Một trong những nguyên nhân gây tình trạng này là bệnh liken phẳng trong miệng - một dạng viêm miệng gây xuất hiện các mảng da trắng, dày trong khoang miệng và lưỡi.

Tình trạng viêm này thường gây triệu chứng như đau má, viêm loét, sưng đỏ ở lưỡi, má và nướu. Khi tình trạng viêm được khắc phục, triệu chứng lưỡi trắng cũng dần biến mất khi bạn vệ sinh răng miệng và lưỡi tốt.

Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, để khắc phục tình trạng này tốt nhất nên đi thăm khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

1.3. Bệnh nấm miệng

Nấm miệng thường gặp nhất là nấm men Candida, chúng có thể xâm nhập vào miệng qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc từ thực phẩm, thức uống nhiễm khuẩn. Loài nấm này gây phát triển những mảng bám trong miệng và trên lưỡi, có thể có màu trắng nhạt hoặc trắng đục. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cảm thấy có mùi khó chịu trong miệng. Nấm miệng khiến người bệnh bị đau, lười ăn uống, tăng tiết nước bọt khó chịu.

Nấm miệng gây lưỡi trắng và mùi hôi khó chịu

Nấm miệng gây lưỡi trắng và mùi hôi khó chịu

Nấm miệng thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh suy giảm miễn dịch, điều trị ung thư hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày. Cần điều trị loại bỏ nấm bằng các thuốc, tiêu biểu như corticosteroid dạng hít. Khi bệnh được khắc phục, triệu chứng lưỡi trắng cũng sẽ dần biến mất.

1.4. Bệnh bạch cầu

Bệnh gây triệu chứng là hình thành những mảng trắng dày bất thường bám chặt ở lưỡi và khoang miệng.

Vì thế người mắc bệnh bạch cầu không được chủ quan, cần thăm khám và điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Giang mai là bệnh lây nhiễm tình dục thường gặp

Giang mai là bệnh lây nhiễm tình dục thường gặp

2. Làm gì để điều trị cho bệnh nhân lưỡi trắng?

Nếu lưỡi trắng là kết quả của việc vệ sinh răng miệng chưa tốt thì bạn không nên quá lo lắng. Hãy chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng, dùng bàn chải chải nhẹ nhàng lưỡi hoặc dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng sẽ loại bỏ được vấn đề này. Ngoài ra nên uống nhiều nước hơn để giữ độ ẩm thích hợp cho khoang miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây lưỡi trắng và mùi hôi miệng.

Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng lưỡi trắng không hết, đặc biệt còn đi kèm với triệu chứng bất thường khác nghi ngờ bệnh lý thì bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám. Dựa theo nguyên nhân và mức độ lưỡi trắng, bệnh nhân sẽ được điều trị như sau:

Lưỡi trắng do liken phẳng ở miệng

Bệnh nhân không cần thiết phải điều trị nhưng cần vệ sinh răng miệng cũng như lưỡi thường xuyên, theo dõi triệu chứng bệnh. Nếu liken phẳng ở miệng không thuyên giảm, bệnh nhân có thể dùng nước súc miệng chứa steroid hoặc thuốc xịt steroid để điều trị.

Vệ sinh lưỡi giúp loại bỏ mảng trắng

Vệ sinh lưỡi giúp loại bỏ mảng trắng

Lưỡi trắng do nấm miệng

Thuốc chống nấm sẽ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân lưỡi trắng do tình trạng nấm miệng. Thuốc có nhiều dạng bào chế như: chất lỏng hoặc gel bôi lên miệng hoặc viên uống, viên ngậm đặt vào lưỡi.

Hiểu rõ lưỡi trắng là bệnh gì, nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Hãy lưu ý rằng, bạn không chỉ cần đánh răng thường xuyên mà vệ sinh lưỡi cũng vô cùng quan trọng, hãy tập thói quen vệ sinh 2 lần/ngày và khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, MEDLATEC luôn nhận được sự đánh giá cao từ bệnh nhân bởi các ưu điểm:

  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, tận tình với bệnh nhân.

  • Cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến.

  • Quy trình thăm khám nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi.

  • Có áp dụng thẻ bảo hiểm y tế cũng như bảo lãnh viện phí từ đa dạng các thẻ bảo hiểm sức khỏe.

MEDLATEC - địa chỉ an tâm khi bạn muốn gửi gắm sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Từ khóa » Trong Miệng Có Các Mảng Trắng