Các Toán Tử Trong JavaScript - 200lab Education
Có thể bạn quan tâm
Bất kỳ một ngôn ngữ lập trình nào cũng có các toán tử để phục vụ cho việc hoạt động của ứng dụng, JavaScipt cũng không ngoại lệ. Vậy những toán tử đó là những toán tử nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé 😉.
I. Giới thiệu
Toán tử là các dấu hay ký tự đặc biệt, dùng để thực hiện các phép tính của một biểu thức nào đó để cho ra kết quả cuối cùng.
II. Các loại toán tử
Trong JavaScript có các loại toán tử cơ bản cần phải ghi nhớ gồm:
- Toán tử số học - Arithmetic Operators
- Toán tử so sánh - Comparison Operators
- Toán tử logic - Logical Operators
- Toán tử gán - Assignment Operators
- Toán tử ba ngôi - Conditional Operators
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng loại toán tử một nhé 😉.
1. Toán tử số học - Arithmectic Operators
Toán tử | Mô tả |
---|---|
+ | Cộng |
- | Trừ |
* | Nhân |
** | Lũy thừa (ES6) |
/ | Phép chia |
% | Phép chia lấy phần dư |
++ | Tăng một giá trị |
-- | Giảm một giá trị |
Cùng đi vào ví dụ cho dễ hiểu nhé 😁, phép + , -, * thì quá quen thuộc rồi nên mình không đề cập đến nó nhé 😆
// Phép ++ và tương tự cho -- let a = 1, b = 1, c = 1, d = 1; a++; console.log(a); //--> a = 2 ++b; console.log(b); //--> b = 2 //Cần lưu ý vị trí đặt toán tử ++ và -- đấy nhé console.log(c++); //--> c = 1 console.log(c); //--> c = 2 //--------------------------- console.log(++d); //--> d = 2 //Phép lũy thừa let e = 2; console.log(a**2); //--> 4 //Phép / và % let f = 5; console.log(f/2); //--> 2.5 console.log(f%2); //--> 1 | 0.5 ~ 1Giải thích một chút nhé 😁, c++ bằng 1 là vì ta log c rồi mới tăng lên một, đó là ý nghĩa khi đặt toán tử ++ sau một biến, còn đối với ++d là tăng d lên 1 rồi mới log d do đó d = 2. Đây là ý nghĩa của việc đặt toán tử ++ trước một biến, tương tự với toán tử -- nhé 😉.
f = 5 mà f chia lấy dư cho 2 mà cho kết quả bằng 1 là do trong JavaScript tự động làm tròn số lên đó nha 😁.