Toán Tử Trong JavaScript - VietTuts
Có thể bạn quan tâm
Các toán tử trong JavaScript là các ký hiệu được sử dụng để thực hiện các phép toán trên các toán hạng. Ví dụ:
var sum = 10 + 20;Ở đây, + là toán tử số học và = là toán tử gán.
Các loại toán tử sau trong JavaScript:
- Toán tử số học.
- Toán tử so sánh (quan hệ).
- Toán tử bit.
- Toán tử logic.
- Toán tử gán.
- Các toán tử đặc biệt.
Nội dung chính
- Toán tử số học.
- Toán tử so sánh (quan hệ).
- Toán tử bit.
- Toán tử logic.
- Toán tử gán.
- Các toán tử đặc biệt.
Toán tử số học.
Toán tử số học được sử dụng để thực hiện các phép toán số học trên các toán hạng. Các toán tử sau đây được gọi là toán tử số học JavaScript.
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
---|---|---|
+ | Phép cộng | 10+20 = 30 |
- | Phép trừ | 20-10 = 10 |
* | Phép nhân | 10*20 = 200 |
/ | Phép chia lấy phần nguyên | 20/10 = 2 |
% | Phép chia lấy phần dư | 20%10 = 0 |
++ | Tăng lên 1 đơn vị | var a=10; a++; bây giờ a = 11 |
-- | Giảm đi 1 đơn vị | var a=10; a--; bây giờ a = 9 |
Toán tử so sánh (quan hệ).
Toán tử so sánh JavaScript so sánh hai toán hạng. Các toán tử so sánh như sau:
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
---|---|---|
== | So sánh bằng | 10==20 = false |
=== | Giống hệt nhau (bằng và cùng kiểu dữ liệu) | 10==20 = false |
!= | Không bằng | 10!=20 = true |
!== | Không giống hệt nhau | 20!==20 = false |
> | Lớn hơn | 20>10 = true |
>= | Lớn hơn hoặc bằng | 20>=10 = true |
< | Nhỏ hơn | 20<10 = false |
<= | Nhỏ hơn hoặc bằng | 20<=10 = false |
Toán tử bit.
Các toán tử bit thực hiện các thao tác bit trên các toán hạng. Các toán tử như sau:
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
---|---|---|
& | điều kiện AND | (10==20 & 20==33) = false |
| | điều kiện OR | (10==20 | 20==33) = false |
^ | điều kiện XOR | (10==20 ^ 20==33) = false |
~ | điều kiện NOT | (~10) = -10 |
<< | Dịch trái | (10<<2) = 40 |
>> | Dịch phải | (10>>2) = 2 |
>>> | Dịch phải với Zero | (10>>>2) = 2 |
Toán tử logic.
Các toán tử sau được gọi là toán tử logic trong JavaScript.
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
---|---|---|
&& | Logic AND | (10==20 && 20==33) = false |
|| | Logic OR | (10==20 || 20==33) = false |
! | Logic Not | !(10==20) = true |
Toán tử gán.
Các toán tử sau được gọi là toán tử gán trong JavaScript.
Toán tử | Mô tả | Ví dụ |
---|---|---|
= | Gán | 10+10 = 20 |
+= | Cộng và gán | var a=10; a+=20; bây giờ a = 30 |
-= | Trừ và gán | var a=20; a-=10; bây giờ a = 10 |
*= | Nhân và gán | var a=10; a*=20; bây giờ a = 200 |
/= | Chia lấy phần nguyên và gán | var a=10; a/=2; bây giờ a = 5 |
%= | Chia lấy phần dư và gán | var a=10; a%=2; bây giờ a = 0 |
Các toán tử đặc biệt.
Các toán tử sau được gọi là các toán tử đặc biệt trong JavaScript.
Toán tử | Mô tả |
---|---|
(?:) | Toán tử điều kiện trả về giá trị dựa trên điều kiện. Nó giống như if-else. |
, | Cho phép nhiều biểu thức được đánh giá như một câu lệnh đơn. |
delete | Toán tử delete xóa một thuộc tính của đối tượng. |
in | Toán tử in kiểm tra nếu đối tượng có thuộc tính đã cho. |
instanceof | Kiểm tra nếu đối tượng là một thể hiện của kiểu dữ liệu đã cho. |
new | Tạo một thể hiện của môt đối tượng. |
typeof | Kiểm tra kiểu đối tượng. |
void | Nó loại bỏ giá trị trả về của biểu thức. |
yield | Kiểm tra những gì được trả về trong một trình tạo bởi trình lặp của trình tạo. |
Từ khóa » Dấu Khác Trong Js
-
!= Và !== Trong JavaScript Khác Gì Nhau?
-
Các Toán Tử Trong JavaScript
-
Các Toán Tử So Sánh Và Logic Trong JavaScript - Kiến Càng
-
Nên Sử Dụng Toán Tử == Hay === Trong Javascript? - Viblo
-
Các Toán Tử Trong Javascript
-
Toán Tử So Sánh Và Toán Tử Logic Trong JavaScript - Web Cơ Bản
-
Bài 3: Toán Tử Và Quy Tắc Dấu Ngoặc Trong Javascript
-
Toán Tử Là Gì? Các Toán Tử Trong JavaScript - Complete JavaScript
-
Toán Tử Logic Trong JavaScript
-
Top 15 Dấu Khác Trong Js
-
Các Toán Tử Trong JavaScript - 200lab Education
-
Toán Tử Logic Trong Javascript - KungFu Tech
-
So Sánh 3 Dấu Bằng Trong Javascript
-
[Tự Học Javascript] Toán Tử Logic Trong Javascript »
-
Sự Khác Biệt Giữa == Và === Trong JavaScript | TeckTrending
-
Ứng Dụng Toán Tử Logic Trong Javascript để Viết Code Gọn Gàng Hơn
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Các Toán Tử Trong Javascript (Phần 2)