Các Triệu Chứng Của đau Dạ Dày Cấp Và Cách Xử Lý Dành Cho Người ...
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Các triệu chứng của đau dạ dày cấp và cách xử lý dành cho người bệnh!
- 25/09/2021 | Ăn chuối lúc đói có gây đau dạ dày và nên ăn loại chuối gì?
- 19/11/2021 | Cần làm gì khi bị đau dạ dày? Hiện tượng này do đâu mà ra?
- 04/11/2021 | Hướng dẫn và gợi ý chế độ ăn đơn giản cho người đau dạ dày
1. Đau dạ dày cấp tính là như thế nào?
Trước khi liệt kê các triệu chứng của đau dạ dày cấp tính, cùng MEDLATEC tìm hiểu thế nào là đau dạ dày cấp tính trước nhé!
Đau dạ dày cấp tính là tình trạng mà niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét bất thường. Theo thời gian, các ổ hay vết loét này sẽ lan rộng và ăn sâu hơn tại niêm mạc khiến người bệnh trải qua các cảm giác khó chịu tại vùng bụng. Nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh lý có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Đau dạ dày cấp là bệnh lý khá phổ biến và dễ gặp trong cộng đồng. Trong đó, nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP - Helicobacter pylori. Ngoài ra, các nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khác gây ra đau dạ dày cũng có thể kể đến như:
-
Người bệnh sử dụng quá nhiều hoặc sử dụng trong một thời gian gian dài với các loại rượu bia, các loại đồ uống có cồn khác.
-
Tác dụng phụ của các loại thuốc kháng viêm (trong điều trị bệnh lý viêm thoái hóa, viêm khớp), corticoid hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid.
-
Người bệnh có chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt thiếu tính khoa học.
-
Ngộ độc thực phẩm gây đau dạ dày cấp.
-
Người thường xuyên bị gặp phải tình trạng căng thẳng hoặc stress trong thời gian kéo dài.
2. Các triệu chứng của đau dạ dày cấp
Khi bị đau dạ dày cấp, người bệnh thường sẽ gặp phải các triệu chứng bệnh lý như sau:
Đau tức tại vùng thượng vị
Đau bụng tại vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu, triệu chứng của đau dạ dày cấp đầu tiên mà người bệnh có thể gặp phải. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn do sự tác động của thức ăn với các ổ loét tại niêm mạc dạ dày. Trong một vài tình huống, người bệnh có thể đau sau ăn khoảng 2 - 3 tiếng, ăn khi đang đói.
Các cơn đau thường tác động tiêu cực tới người bệnh nhiều nhất là khi nửa đêm và gần sáng. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ,… lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt cuộc sống và công việc.
Trong giai đoạn đầu của bệnh lý, các cơn đau có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ, âm ỉ và không kéo dài. Sau đó chuyển sang đau quặn từng cơn, kèm theo cảm giác nóng rát, thậm chí là đau tức tại ngực.
Đau tức bụng tại vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của đau dạ dày cấp
Cảm giác buồn nôn
Các cảm giác buồn nôn hay nôn nhiều ngay sau khi ăn cũng là một trong những triệu chứng của đau dạ dày cấp mà người bệnh cần để ý. Hầu hết người bệnh sẽ nôn hết thức ăn ra ngoài sau đó sẽ phải đối mặt với các cơn đau tại dạ dày. Nếu tình trạng này không được khắc phục, người bệnh dễ bị mệt mỏi, sụt cân, mất nước kéo dài.
Cùng với đó, người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn hệ tiêu hóa như:
-
Ơ hơi, ợ chua.
-
Đầy bụng, trướng bụng.
-
Chán ăn.
-
Đi ngoài.
Người bệnh dễ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ngay sau khi ăn
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là triệu chứng của đau dạ dày cấp tính khi bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bệnh lý đang tiến triển khá nghiêm trọng, thậm chí là gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Người bệnh có thấy nhận thấy dấu hiệu xuất huyết thông qua các biểu hiện như:
-
Đau bụng dữ dội, đau từng cơn kéo dài không rõ nguyên nhân. Đau nặng khi ăn đồ chua, đồ cay nóng,…
-
Đi ngoài ra phân có màu đen hoặc đỏ tươi. Phân có mùi hôi bất thường.
-
Nôn ra máu.
3. Cách xử lý khi nghi ngờ đau dạ dày cấp
Ngay khi nhận thấy có sự xuất hiện các triệu chứng của đau dạ dày cấp, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Trong trường hợp phát hiện ra bệnh lý, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt, trong tình huống đau dạ dày cấp do ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần được rửa dạ dày nhanh chóng.
4. Cách phòng ngừa và hạn chế các cơn đau dạ dày cấp tính
Đau dạ dày cấp là có thể phòng ngừa hiệu quả hoặc hạn chế các triệu chứng của bệnh lý nếu người bệnh thực hiện tốt các lưu ý sau:
Chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học
Có không ít người bệnh gặp phải tình trạng đau dạ dày cấp hay các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa là do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học mỗi ngày. Chính vì vậy, để ngăn ngừa hay cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày cấp người bệnh cần:
-
Ăn đúng bữa, đúng giờ.
-
Bổ sung chế độ dinh dưỡng an toàn và lành mạnh cho dạ dày. Đặc biệt là cần bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
-
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
-
Điều phối tốt thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
-
Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
-
Ăn uống hợp vệ sinh.
Nên ngủ đúng giấc và sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi một cách hợp lý
Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết
Các loại thuốc uống có thể gây ra tác dụng phụ không nhỏ với người bệnh. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc uống theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc mình có ý định sử dụng.
Người bị đau dạ dày cấp chỉ nên uống thuốc theo kê toa và chỉ định của bác sĩ
Điều trị vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày. Chính vì vậy, trong trường hợp phát hiện sớm sự có mặt của vi khuẩn HP, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Đau dạ dày cấp là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng của đau dạ dày cấp, người bệnh nên tiến hành chẩn đoán để nắm bắt chính xác tình trạng bệnh lý của mình.
Khi có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày, bạn có thể tham khảo các dịch vụ tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Gọi ngay 1900.56.56.56 để được tư vấn và đăng ký sử dụng dịch vụ.
Từ khoá: hệ tiêu hóa triệu chứng của đau dạ dày cấp đau dạ dày vi khuẩn buồn nônBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024Dấu hiệu gan đang thải độc và hiểu hơn về tình trạng gan...
Do nhiều nguyên nhân gan có thể bị nhiễm độc khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, thải độc gan là điều cần thiết nếu muốn bảo vệ sức khỏe. Vậy có những biện pháp nào giúp thải độc gan và dấu hiệu gan đang thải độc là gì? Nếu quan tâm đến vấn đề này thì các thông tin dưới đây sẽ rất bổ ích cho bạn, cùng tìm hiểu nhé. Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng - chuyên gia mát tay, chữa...
Nhiều người bệnh khổ sở vì phải đi đến khắp các bệnh viện chữa trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Họ may mắn thoát khỏi nỗi đau thể xác, nhẹ nhõm về tinh thần khi gặp được PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng. Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024Chức năng của gan: Các chức năng chính và xét nghiệm kiểm...
Khi chức năng của gan suy yếu, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để kiểm tra chức năng gan, bác sĩ cần chỉ định một vài xét nghiệm theo dõi sự biến động của các chỉ số. Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024Bị nóng gan nổi mẩn ngứa phải làm sao để cải thiện?
Khi chức năng gan suy giảm, cơ thể sẽ phát ra một số tín hiệu để thông báo và trong đó, thường gặp nhất có lẽ là tình trạng nổi mẩn ngứa ở trên da. Vậy nóng gan nổi mẩn ngứa phải làm sao để cải thiện và lúc này, chúng ta cần làm gì để phục hồi chức năng gan? Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024Chi phí mổ ruột thừa bao nhiêu tiền và có được bảo hiểm y...
Sau khi thăm khám và được chẩn đoán bị viêm ruột thừa, bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật khẩn cấp để tránh biến chứng nhiễm trùng. Mổ viêm ruột thừa cũng là một trong những ca mổ phức tạp, đòi hỏi chuyên môn bác sĩ và trang thiết bị hiện đại đi kèm. Vậy mổ ruột thừa bao nhiêu tiền và chính sách bảo hiểm y tế như thế nào? Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Nôn đau Dạ Dày
-
Triệu Chứng Của Cơn đau Dạ Dày Cấp | Vinmec
-
Đau Dạ Dày Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Các Biến Chứng?
-
Đau Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị AN ...
-
Đau Bao Tử Buồn Nôn Mệt Mỏi Nên Làm Gì? - Thuốc Dân Tộc
-
Đau Dạ Dày Buồn Nôn Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?
-
Căn Bệnh đau Dạ Dày - Foros - Tema
-
Đau Dạ Dày (Đau Bao Tử) Kèm Buồn Nôn Xử Lý Thế Nào?
-
Đau Dạ Dày Buồn Nôn Do Đâu, Làm Sao Để Chữa Trị?
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DẠ DÀY KHÓ CHỊU - Bệnh Viện AIH
-
Tìm Hiểu Về Bệnh ĐAU DẠ DÀY
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Viêm Dạ Dày Cấp
-
Bệnh Đau Dạ Dày Có Triệu Chứng Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán ...
-
Đau Dạ Dày Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Phải Làm Sao Và Nên Ăn Gì?