Dấu Hiệu Cảnh Báo Viêm Dạ Dày Cấp
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới, ước tính có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh này mỗi năm. Trong một số trường hợp, viêm dạ dày cấp có thể đưa đến loét dạ dày và viêm dạ dày mạn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
1. Bệnh viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp chiếm tỷ lệ rất cao trên thế giới, ước tính có khoảng 1,5 tỷ người mắc bệnh này mỗi năm. Trong viêm dạ dày có thể có nhiễm hoặc không nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) - loại vi khuẩn gây ra phần lớn các trường hợp loét của dạ dày.
Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp) hay tiến triển chậm (viêm dạ dày mạn). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày cấp có thể đưa đến loét dạ dày và viêm dạ dày mạn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy vậy trong đa số các trường hợp, viêm dạ dày thường không nghiêm trọng và sớm được cải thiện với các phác đồ điều trị.
Ảnh minh họa: Bệnh viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày cấp điển hình với sung huyết và phù lan rộng của lớp niêm mạc. Tổn thương viêm có thể chỉ khu trú ở một vùng (ví dụ viêm hang vị) hoặc lan tỏa khắp dạ dày (viêm dạ dày toàn bộ). Viêm dạ dày cấp tại một số vùng của niêm mạc dạ dày với các ổ loét trợt (ví dụ, các loét trợt nông của biểu mô dạ dày phía trên lớp cơ - niêm, các loét trợt chảy máu) hay còn gọi là "bệnh dạ dày loét trợt cấp tính”.
Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp có thể do rượu, một số loại thuốc giảm đau, urê trong máu cao, trào ngược mật, tăng áp lực nhu động ruột, xạ trị, hóa trị...
2. Dấu hiệu cảnh báo viêm dạ dày cấp
Khi gặp phải vấn đề đau dạ dày cấp, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến như: thường xuyên bị đau ở các vị trí khác nhau tại vùng bụng, buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn, chán ăn, ợ chua, thậm chí nguy hiểm hơn là xuất huyết dạ dày,...
2.1. Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng dễ gặp phải nhất khi bị đau dạ dày cấp. Vị trí đau thường là ở vùng thượng vị. Cơn đau thường kéo dài trong một khoảng thời gian và xuất hiện sau khi ăn khoảng 2 đến 3 tiếng.
Tùy vào mức độ tổn thương của dạ dày mà mức độ đau của từng người sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, cơn đau xuất hiện với tần suất liên tục gây đau vùng thượng vị dữ dội kèm theo các biểu hiện khác như nóng rát, cồn cào khó chịu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ, kéo dài. Đôi lúc xuất hiện tình trạng đau quặn, rát bỏng, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
2.2. Buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn
Đi kèm với tình trạng đau bụng là triệu chứng buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn. Người bệnh sẽ nôn hết toàn bộ thức ăn sau khi ăn. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân, gầy gò xanh xao thường gặp ở những người mắc bệnh đau dạ dày.
Khi tình trạng buồn nôn kéo dài sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Lâu dần cơ thể người bệnh sẽ dễ bị suy nhược và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ảnh minh họa: Dấu hiệu viêm dạ dày cấp
2.3. Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng rất dễ xảy ra khi bệnh đau dạ dày cấp không được xử lý kịp thời đồng thời có những biểu hiện như người bệnh nôn ra máu tươi, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen thối khẳm... Những dấu hiệu đau dạ dày này là tiếng chuông cảnh báo tình trạng sức khỏe tiêu hóa của người bệnh đang bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
3. Phương pháp phòng ngừa & điều trị bệnh viêm dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, để có thể ngăn ngừa cũng như điều trị chứng bệnh này hiệu quả thì cần phải tìm kiếm được nguyên nhân của vấn đề. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà chúng ta có phương pháp điều trị phù hợp nhất để giải quyết triệt để tình trạng bệnh đau dạ dày.
3.1. Thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh
Tỷ lệ người bị đau dạ dày do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học chiếm tỷ lệ rất cao. Chính vì vậy, việc thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt khoa học là điều vô cùng cần thiết.
Bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn. Tăng cường thêm rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu hóa và trái cây là điều vô cùng cần thiết. Khi ăn, nên nhai thật kỹ, ăn chậm và cần đảm bảo ăn đúng và đủ tối thiểu 3 bữa mỗi ngày.
Hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ cay nóng. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia hay thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt khoa học cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya và dậy quá muộn. Luôn cố gắng điều hòa giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Rèn luyện thể dục thể thao, giúp nâng cao sức khỏe của bản thân.
Tăng cường rau xanh và các thực phẩm dễ tiêu
3.2. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc
Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày cấp, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau,... có chứa các thành phần gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
3.3. Điều trị vi khuẩn HP
Đối với những người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra cần chú ý hơn trong sinh hoạt thường ngày. Đi cùng với đó là tích cực tham gia điều trị theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn, ức chế sự phát triển của bệnh. Hạn chế những di chứng mà bệnh có thể gây ra như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,...
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày
Viêm dạ dày cấp khi kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi cảm thấy xuất hiện những triệu chứng của viêm dạ dày cấp, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
► Đọc thêm: Viêm loét dạ dày cấp tính và những dấu hiệu cần chú ý
Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám tư nhân đầu tiên chuyên sâu về tiêu hóa, gan mật tại khu vực miền Bắc. Tại đây, chúng tôi trang bị đầy đủ các kỹ thuật tiên tiến để thăm dò chức năng và đánh giá sức khỏe đường tiêu hóa của người bệnh. Với công nghệ nội soi phóng đại NBI lên gần 300 lần sẽ giúp tìm ra mọi tổn thương bên trong dạ dày. Trong đó bệnh đau dạ cấp sẽ sớm được phát hiện và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm của phòng khám.
Nội soi dạ dày tại PKĐK Hoàng Long giúp phát hiện bệnh viêm dạ dày
Liên hệ ngay tới PKĐK Hoàng Long để được hỗ trợ ĐẶT LỊCH KHÁM!
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong
Từ khóa » Nôn đau Dạ Dày
-
Triệu Chứng Của Cơn đau Dạ Dày Cấp | Vinmec
-
Đau Dạ Dày Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Các Biến Chứng?
-
Đau Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị AN ...
-
Các Triệu Chứng Của đau Dạ Dày Cấp Và Cách Xử Lý Dành Cho Người ...
-
Đau Bao Tử Buồn Nôn Mệt Mỏi Nên Làm Gì? - Thuốc Dân Tộc
-
Đau Dạ Dày Buồn Nôn Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?
-
Căn Bệnh đau Dạ Dày - Foros - Tema
-
Đau Dạ Dày (Đau Bao Tử) Kèm Buồn Nôn Xử Lý Thế Nào?
-
Đau Dạ Dày Buồn Nôn Do Đâu, Làm Sao Để Chữa Trị?
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DẠ DÀY KHÓ CHỊU - Bệnh Viện AIH
-
Tìm Hiểu Về Bệnh ĐAU DẠ DÀY
-
Bệnh Đau Dạ Dày Có Triệu Chứng Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán ...
-
Đau Dạ Dày Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Phải Làm Sao Và Nên Ăn Gì?