Đau Bao Tử Buồn Nôn Mệt Mỏi Nên Làm Gì? - Thuốc Dân Tộc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Đau bao tử buồn nôn mệt mỏi là trạng thái không ai mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người lại gặp phải vấn đề này. Khi gặp phải tình trạng này, bạn không nên chủ quan, bởi nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa nguy hiểm.

Đau bao tử có bị buồn nôn mệt mỏi không?

Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày hình thành ở vị trí khu vực thượng vị (vùng trên rốn dưới ức). Tình trạng xuất hiện khi dịch tiết trong bao tử (dạ dày) tăng lên bất thường do cường độ bao tử co bóp mạnh.

Đau bao tử có bị buồn nôn mệt mỏi không?
Đau bao tử có thể khiến cơ thể buồn nôn, mệt mỏi

Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy đau bụng khó chịu, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn. Không những thế, một vài người còn gặp tình trạng tức bụng, khó tiêu, ợ hơi, nôn trớ,…Vì thế, đau bao tử có thể xuất hiện đồng thời cùng với các triệu chứng khác, trong đó có tình trạng buồn nôn mệt mỏi.

Đau bao tử bị buồn nôn mệt mỏi là vì sao?

Đau bao tử (đau dạ dày) kèm theo tình trạng buồn nôn như trên cũng đã đề cập. Chúng hình thành bởi quá trình gia tăng hàm lượng axit, do sự co bóp quá mức của bao tử gây ra.

Tình trạng này xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân, dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản:

Ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Việc dung nạp những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe lâu ngày sẽ khiến bao tử, đường ruột và một vài cơ quan khác bị rối loạn. Điều này cũng là tác nhân chính khiến bạn bị đau bao tử, buồn nôn, chướng bụng,…

Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích,… ăn đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ trong thời gian dài khiến cho bao tử bị tổn thương.

Hữu ích cho bạn: Ăn Xong Bị Đau Dạ Dày Là Vì Sao? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Đau bao tử buồn nôn mệt mỏi do mang thai

Phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải vấn đề về tiêu hóa. Do hàm lượng hormone progesterone trong cơ thể thay đổi, tăng lên đột ngột. Điều này khiến cho nhu động ruột hoạt động chậm dần, dạ dày tiết ra nhiều axit hơn bình thường.

Những cơn co bóp bao tử mạnh hơn khiến phụ nữ bị đau, buồn nôn, nôn trớ,…

Đau bao tử bị buồn nôn mệt mỏi là vì sao?
Tình trạng buồn nôn, mệt mỏi có thể do mang thai

Một số tác dụng phụ của thuốc tân dược

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm,…khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Người bệnh gặp phải tình trạng đau bao tử, buồn nôn hoặc táo bón,… Chúng xuất hiện và biến mất sau khi người bệnh không còn sử dụng thuốc khoảng 2 đến 3 ngày.

Trường hợp tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn, lạm dụng thuốc chứa corticoid, NSAID trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày (bao tử), nặng hơn sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày nguy hiểm.

Đau bao tử do dị ứng thực phẩm

Người bệnh có thể ăn nhầm các thực phẩm gây dị ứng khiến cho hệ miễn dịch giải phóng nhiều histamin hơn. Lúc này, histamin bắt đầu hình thành các phản ứng trong da và niêm mạc dạ dày. Cơ quan tiêu hóa và hô hấp hoạt động co bóp mạnh, dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau bao tử dữ dội.

Người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, đau rát vùng thượng vị, đôi khi tiêu chảy, nôn trớ,…khi bị dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, người bị dị ứng còn gặp phải tình trạng viêm, sưng và ngứa ngáy ngoài da. Đặc biệt là hiện tượng nổi mề đay, cổ họng bị ngứa ngáy khá khó chịu.

Đau bao tử bị buồn nôn mệt mỏi là vì sao?
Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử kèm theo buồn nôn

Do mắc bệnh về tiêu hóa

Tình trạng đau bao tử buồn nôn không chỉ hình thành bởi các nguyên nhân kể trên. Triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh khởi phát do dịch vị trong dạ dày di chuyển ngược lên trên thực quản, đến khoang miệng. Người bệnh thường thấy nóng rát vùng dạ dày (bao tử), kèm theo cảm giác buồn nôn, đôi khi nôn hết thức ăn ra ngoài,…
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Ruột non hay bao tử bị viêm lâu ngày hình thành vết loét do dịch vị tiết ra nhiều hơn. Người bệnh bị đau bao tử kèm theo cảm giác buồn nôn, mệt mỏi cơ thể,… Lâu dần ăn uống khó khăn, sụt ký, cơ thể xanh xao,…
  • Hội chứng Zollinger ellison: Nếu tuyến tụy hình thành quá nhiều u gastrin sẽ khiến cho bao tử tăng tiết dịch. Hàm lượng dịch không được sử dụng sẽ gây bào mòn hoặc tấn công gây hại cho niêm mạc. 

Ngoài những nguyên nhân phổ biến đã nêu, tình trạng đau bao tử buồn nôn còn là hệ quả của nhiều quá trình khác như do ngộ độc thực phẩm, viêm tụy, polyp dạ dày, viêm gan,… gây nên.

Đau bao tử kèm buồn nôn mệt mỏi có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau bao tử buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi có thể xuất hiện ở đa dạng đối tượng. Nếu nguyên nhân hình thành là do thói quen sinh hoạt, ăn uống, sử dụng thuốc, áp lực thì bạn có thể khống chế bệnh dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp triệu chứng hình thành do bệnh lý tiêu hóa, lúc này bạn cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Đau bao tử kèm buồn nôn mệt mỏi có nguy hiểm không?
Đau bao tử kèm buồn nôn mệt mỏi có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm

Việc chần chừ, ủ bệnh lâu ngày có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng vô cùng nặng nề như chảy máu tiêu hóa, dạ dày bị thủng, môn vị hẹp dần, viêm tụy cấp hoặc nguy hiểm nhất là bệnh ung thư.

Khi bị đau bao tử buồn nôn mệt mỏi nên làm gì?

Mặc dù tình trạng đau bao tử khá phổ biến và hiện nay đã có nhiều cách điều trị nhưng bạn đọc không nên chủ quan. Dưới đây là các việc nên làm khi bị đau bao tử kèm theo cảm giác buồn nôn:

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ

Khi thấy cơ thể có những bất ổn ở đường tiêu hóa, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, hỗ trợ khắc phục. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng đau bao tử. 

Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số vấn đề liên quan đến triệu chứng, tiểu sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng. Cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như nội soi bao tử, xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Hp, xét nghiệm máu,…

Khi bị đau bao tử buồn nôn mệt mỏi nên làm gì?
Khi bị đau bao tử buồn nôn mệt mỏi nên đến gặp bác sĩ

Một số giải pháp điều trị có thể kể đến như:

  • Sử dụng các dạng thuốc có công dụng bảo vệ niêm mạc, kiểm soát axit trong dạ dày. Người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được áp dụng nếu người bệnh bị trào ngược hoặc viêm loét nặng.
  • Sử dụng kháng sinh khi được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp, trùng roi hoặc người bệnh bị ngộ độc thực phẩm.
  • Truyền dịch có chứa bột điện giải để cải thiện chứng tiêu chảy, nôn ói nếu người bệnh ăn phải thực phẩm gây ngộ độc.
  • Trường hợp dị ứng thức ăn, người bệnh sẽ được sử dụng các dạng thuốc kháng histamin hoặc tiêm trực tiếp epinephrine vào cơ thể.
  • Tiến hành phẫu thuật nếu bệnh nhân có dấu hiệu xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…

Bệnh nhân lưu ý tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của người có chuyên môn. Các tác dụng phụ không mong muốn có thể xuất hiện trong trường hợp sử dụng sai thuốc, sai liều lượng.

Thay đổi thói quen gây hại cho sức khỏe

Để góp phần bảo vệ sức khỏe dạ dày nói riêng và hệ thống tiêu hóa nói chung, bạn nên điều chỉnh lại thói quen của bản thân. Một số vấn đề như:

  • Tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Hạn chế sử dụng nhiều thực phẩm có tính axit, tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay,..
  • Thay đổi thói quen khi ăn, khuyến khích nên ăn chậm nhai kỹ. Sau khi ăn tránh vận động mạnh, chạy nhảy. 
  • Hạn chế thức khuya, tránh để cơ thể áp lực, căng thẳng trong thời gian dài. 
  • Trước khi sử dụng thuốc, nhất là thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Sử dụng liều lượng đủ, không lạm dụng, tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày là cách hiệu quả giúp bạn giảm tình trạng đau bao tử sau khi ăn no. Ăn thực phẩm chín, hạn chế ăn đồ ăn tái, sống có thể khiến bao tử gặp các vấn đề không mong muốn

Gợi ý: 55 Món Ăn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày Vừa Ngon Lại Dễ Làm

Khi bị đau bao tử buồn nôn mệt mỏi nên làm gì?
Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, chia nhỏ bữa ăn,…để khắc phục tình trạng đau bao tử

Cải thiện đau bao tử buồn nôn tại nhà

Bên cạnh những biện pháp kể trên, bạn đọc cũng có thể nhanh chóng giảm đau bao tử tại nhà bằng các mẹo đơn giản như:

  • Uống trà gừng: Trong gừng có chứa các hoạt chất có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể cho vào tách trà gừng một ít mật ong để cải thiện những tổn thương của lớp niêm mạch.
  • Uống sữa nghệ: Trong nghệ có chất chống oxy hóa mạnh, cùng với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp ổn định dịch vị trong bao tử. Đồng thời, chúng cũng điều hòa quá trình co bóp nhu động ruột.
  • Hít thở sâu: Biện pháp này là cách hiệu quả giúp giảm tác động co bóp của dạ dày, cải thiện chứng đau vùng thượng vị hiệu quả, an toàn.

Làm thế nào để phòng tránh đau bao tử buồn nôn?

Dưới đây là một số vấn đề bạn đọc nên tham khảo để phòng tránh cơn đau bao tử buồn nôn, bảo vệ sức khỏe bản thân:

  • Duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, tránh các việc làm có thể khiến cơ thể bị tổn thương.
  • Nếu đang mắc bệnh về đường tiêu hóa, phải mau chóng gặp bác sĩ đề điều trị khắc phục.
  • Trước khi sử dụng thuốc điều trị, cần tham vấn ý kiến của người có chuyên môn, tránh các tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm để sớm phát hiện các bất ổn, điều trị kịp thời sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều nguy cơ.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được cho bạn đọc các thông tin cần thiết. Đau bao tử buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Để việc điều trị diễn ra thuận lợi, an toàn, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và trao đổi cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

  • Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?
  • 10 Bài Thuốc Đông Y Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Từ khóa » Nôn đau Dạ Dày