Các Vị Thần Ấn Độ - Thuy Trinh's Blog

  • HOME
  • VĂN HỌC
    • TÁC PHẨM YÊU THÍCH
    • TRUYỆN KỂ
    • TRUYỆN NGẮN
    • TRUYỆN VỪA
    • TẢN VĂN
    • TRUYỆN CƯỜI
    • BÌNH LUẬN
    • TRUYỆN DÀI
      • XÁCH BA LÔ LÊN VÀ ĐI
      • HẬU CUNG MẬT TẦN TIỂU TRUYỆN
      • HỒN BƯỚM MƠ TIÊN
      • ĐỜI MƯA GIÓ
      • TRÁI TIM ĐÁ
      • TUYẾT ĐEN
      • HẬU CUNG ĐINH ANH TRUYỆN
      • ÂU LẠC CHI NỮ
    • TIỂU THUYẾT
      • MA THỔI ĐÈN
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 1
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 2
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 3
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 4
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 5
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 6
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 7
        • MA THỔI ĐÈN TẬP 8
      • TIỂU THỜI ĐẠI
        • TIỂU THỜI ĐẠI 1.0
        • TIỂU THỜI ĐẠI 2.0
      • TREO CAO ĐÈN LỒNG
      • TÙY ĐƯỜNG DIỄN NGHĨA
      • HỒNG LÂU MỘNG
      • LIÊU TRAI CHÍ DỊ
      • TRUYỆN XUÂN HƯƠNG
      • XỨ TUYẾT
      • TÌNH SỬ VÕ TẮC THIÊN
      • THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU
      • CÔNG NỮ NGỌC VẠN
      • LÝ TRẦN TÌNH HẬN
      • ĐÀI CÁT TIỂU THƯ
      • NHẬT KÍ SON MÔI
      • NẮNG GẮT
      • HOÀNG HẬU MARGOT
  • ĐẤT NƯỚC MẾN YÊU
    • MIỀN BẮC
      • LÀO CAI
      • YÊN BÁI
      • ĐIỆN BIÊN
      • HÒA BÌNH
      • LAI CHÂU
      • SƠN LA
      • HÀ GIANG
      • CAO BẰNG
      • BẮC CẠN
      • LẠNG SƠN
      • TUYÊN QUANG
      • THÁI NGUYÊN
      • PHÚ THỌ
      • BẮC GIANG
      • QUẢNG NINH
      • BẮC NINH
      • HÀ NAM
      • HÀ NỘI
      • HẢI DƯƠNG
      • HẢI PHÒNG
      • HƯNG YÊN
      • NAM ĐỊNH
      • NINH BÌNH
      • THÁI BÌNH
      • VĨNH PHÚC
    • MIỀN TRUNG
      • THANH HÓA
      • NGHỆ AN
      • HÀ TĨNH
      • QUẢNG BÌNH
      • QUẢNG TRỊ
      • THỪA THIÊN HUẾ
      • ĐÀ NẴNG
      • QUẢNG NAM
      • QUẢNG NGÃI
      • BÌNH ĐỊNH
      • PHÚ YÊN
      • KHÁNH HÒA
      • NINH THUẬN
      • BÌNH THUẬN
      • KOM TUM
      • GIA LAI
      • ĐẮC LẮC
      • ĐẮC NÔNG
      • LÂM ĐỒNG
    • MIỀN NAM
      • BÌNH PHƯỚC
      • BÌNH DƯƠNG
      • ĐỒNG NAI
      • TÂY NINH
      • BÀ RỊA-VŨNG TÀU
      • TP HCM
      • LONG AN
      • ĐỒNG THÁP
      • TIỀN GIANG
      • AN GIANG
      • BẾN TRE
      • VĨNH LONG
      • TRÀ VINH
      • HẬU GIANG
      • KIÊN GIANG
      • SÓC TRĂNG
      • BẠC LIÊU
      • CÀ MAU
      • TP CẦN THƠ
  • CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
    • CHÂU Á
      • NHẬT BẢN
      • ẤN ĐỘ
      • TRUNG QUỐC
      • MALAYSIA
      • HÀN QUỐC
      • MÔNG CỔ
    • CHÂU MĨ
    • CHÂU ÂU
      • HY LẠP
      • PHÁP
      • ANH
      • TÂY BAN NHA
    • CHÂU PHI
      • AI CẬP
  • LIÊN HỆ
  • NHÂN VẬT
  • PHOTO
  • TỔNG HỢP
    • NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ
    • SỨC KHỎE - LÀM ĐẸP
    • 12 CHÒM SAO
    • LET IT GO
    • TIN TỨC
    • XUYÊN KHÔNG
    • PHIM
    • SÂN KHẤU
    • ÂM NHẠC
    • XÃ HỘI
    • INTERNET
    • KINH DỊ
    • Tên trang
      • Tên trang
      • Tên trang
      • Tên trang
      • Tên trang
        • Tên trang
        • Tên trang
        • Tên trang
        • Tên trang
        • Tên trang
      • Tên trang
  • GIỚI THIỆU

10 thg 8, 2014

Các vị thần Ấn Độ

Thần Shiva Thần Shiva có nhiều vợ như Parvati, Uma, Durga, Kali, Shakti... Hình dạng : Thần Shiva ngự trên núi Kailasa với vợ là nàng Parvati, và hai con là thần đầu voi Ganesha và thần Chiến tranh Kartikkeya. Shiva thường được thấy đi cùng với chiếc cỗ xe bò. Shiva thường ít được thấy hơn là thần Vishnu nhưng trong các chân dung và điêu khắc thì có nhiều. Shiva cũng được họa theo hình một vị tu khổ hạnh, ngồi thiền định trên đỉnh núi Kailash cùng với vợ là nàng Parvati. Ngài thường cưỡi con bò thần Nandin. Quyền lực : Là một vị thần sáng tạo lẫn hủy diệt, có đầy đủ sức mạnh và quyền năng đối với vũ trụ này. Shiva còn được xem là vị thần gieo rắc mầm sống và phúc lành. Truyền thuyết :
  1. Shiva đã đón đầu con rắn thần Vasuki khi rắn này trườn xuống muốn nhả độc tiêu diệt hết thế gian, rồi Shiva nuốt chửng rắn, trừ tai họa cho loài người.
  2. Shiva được biểu tượng hóa thành Linga và Yoni: Một lần nọ cáchành giảtập trung lại để thi thố tài cao thấp. Cáchành giả tranh luận với nhau hầu như tất cả mọi chuyện trên trời dưới đất. Cho đến câu hỏi “Ai là vị thần tối cao nhất?” (của Hindu) thì tất cả đều… bí. Cuối cùng, vịhành giảmồm mép nhất tên là Bhrigu được đề cử đi làm cái việc “xếp hạng” thần linh.Đầu tiên, Bhrigu tìm đến nơi ngụ của Brahman. Ông thử vị thần tối cao này bằng cách chửi để … thử thách. Bhrigu chửi dài từ cổng xuyên qua sân vườn, rồi đi lòng vòng khắp các phòng trong cung Brahman miệng không ngớt lảm nhảm chửi mắng tứ tung minh tàng… Bực mình, Brahman sai người hầu tống cổ Bhrigu ra khỏi cung điện của mình.Hành giảmồm mép nanh nọc này bèn rủa Brahman rằng kể từ hôm đó sẽ không một ai tôn thờ Brahman nữa.Rời cung Brahman, Bhrigu mò tới núi Kailash nơi ở của vị thần tối cao thứ hai là Shiva. Tuy nhiên chưa kịp giở trò gì ra để “thử thách” sự kiên nhẫn và độ lượng của Shiva thì Bhrigu đã bị Thần Đầu Voi Ganesh nổi tiếng bướng bỉnh-con trai của Shiva và Parvati- chặn lại không cho vào cung điện với lý do là Shiva và Parvati đang ở trong chốn “hết sức riêng tư”. Thật ra, Ganesh vốn là một người thông minh, ham học rất ngưỡng mộ trí tuệ của Brahman, nghe vụ Bhrigu rủa Brahman nên chơi xỏ lãohành giảnày cho bõ ghét. Bị cho “ngồi đồng” chờ dài cổ ba ngày ngoài cổng không được mời kể cả một bát nước lạnh, Bhrigu nổi quạu. Đến đúng Ngọ thứ tư, Bhrigu bỏ ra về quẳng lại sau lưng lời rủa Shiva rằng từ đây mọi người sẽ thờ phụng vị thần tối cao này qua biểu tượng của sự giao hợp –linga và yoni. Ráng chút sức già, Bhrigu tìm tới cung của Vishnu, vị thần tối cao cuối cùng. Tin về chuyện rủa xả độc địa của lãohành giả này đã lan tới tai Vishnu. Ngay khi chưa tới cổng nhà Vishnu, Bhrigu đã được mời lên kiệu hoa, rồi thức ngon vật lạ được dâng lên để trám cái miệng hôi thối của gãhành giảnày lại. Khi vào trong cung, Bhrigu được chính Vishnu đón từ trên kiệu xuống và đưa lên ngồi cùng với mình trên ngai. Hoan hỉ, Bhrigu tuyên bố Vishnu chính là vị thần vĩ đại nhất trong ba vị thần tối cao-Trinity. Quả thật, Hindu chỉ có hai tông: Vaishnavism thờ phượng Vishnu như vị thần tối cao nhất, và Shaivism thờ phượng Shiva như vị thần tối cao nhất; không có tông nào thờ vị thần tối cao thứ ba Brahman. Kể cả Mật tông Hindu (Shaktism) cũng thờ phượng Shiva và Parvati trong hình thức hợp nhất (shakti) như vị thần tối cao hai-trong-một.
Thần Parvati Parvatilà người phối ngẫu thứ hai củaShivavà là hóa thân khuyến thiện của Đại Thiên NữMahadevi.Parvati được xem là một hiện thân hoàn chỉnh củaAdi Parashakti- nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà. Ở vài nơi người ta còn tin rằng bà là chị em với thần sáng tạoVishnu. Bà cũng được xem là con gái của thần tuyếtHimavat. Parvati là mẹ của thần voiGanesha, thần chiến tranhSkanda,Thần Murugan Hình dạng : Parvati, khi được miêu tả cùng với Shiva, thường xuất hiện với hai cánh tay; nhưng khi được miêu tả một mình, thần có 4 hoặc 8 cánh tay có mang theo một con hổ hoặc sư tử. Parvati có nhiều hóa thân : nữ thần 8 tay Durgabiểu tượng của chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác, nữ thầnKalihiện thân của sự hủy diệt vũ trụ, thần băng giáShitala Devi, nữ thần saoTara- người cứu giúp các linh hồn trong biển cả ảo giác, thầnChandi, thầnKathyayini, thầnMahagauri, thần hoa senKamalatmika, nữ thầnBhuvaneshwari- nữ thần của vũ trụ và của các thế giới, thần của ba thế giớiLalitavà các vị nữ thần (Mahavidya) khác. Quyền lực : Bà là một trong những vị thần mang đến năng lượng sống cho tất cả các sinh vật; không có bà, mọi sinh vật sẽ bất động. Thân thể bà chính là năng lượng nữ; chính xác là, bà hiện diện trong mọi cơ thể sống dưới dạng năng lượng. Truyền thuyết : Theo truyền thuyết, nữ thần Parvati đầu thai xuống trần thế làm con gái của vua Malayadwaja Pandya. Khi được sinh ra, Parvati có 3 ngực. Tuy nhiên, nhà vua được báo mộng rằng, sự dị thường của Parvati sẽ biến mất khi cô gặp được người đàn ông yêu thương thật lòng. Nhà vua đã cẩn thận dạy dỗ Parvati 46 lĩnh vực khoa học Ấn Độ giáo cũng như cả nghệ thuật, chiến tranh. Chính nhờ vào sự dạy bảo tận tình này mà công chúa đã không quá khó khăn khi bước vào cuộc thử thách trước khi đăng quang. Khi sắp hoàn thành cuộc chinh phục, Parvati gặp Shiva. Ngay từ lúc cô bắt gặp vị nam thần ấy, Parvati nhận thức được rằng, Shiva chính là chồng mình. Cùng lúc đó, ngực thứ 3 của Parvati biến mất. Parvati đăng quang và kết hôn với Shiva sau đó. Đám cưới linh đình được tổ chức, hai người đã cai trị thành phố trong rất nhiều năm. Sau cùng, họ trở về với hình dáng thần thánh của mình và cai trị trong những ngôi đền Hindu giáo. Vào tháng 4 và đầu tháng 5 hàng năm, hơn một triệu tín đồ Hindu giáo tập trung tại đây để kỉ niệm hôn nhân của 2 vị thần này. Thần Kali Là 1 trong số những bà vợ của thần Shiva Hình dạng : Kali là vị thần đeo một chuỗi vòng cổ xâu toàn đầu lâu, thắt lưng là những cánh tay, hoa tai là thi hài trẻ em và vòng tay là rắn hổ mang. Kali lại được miêu tả với hình dáng vô cùng đáng sợ. Bà có 4 cánh tay, có cái đầu của quỷ dữ, khuôn mặt thì hung bạo, đen xì, đôi mắt đỏ ngầu, và luôn vận bộ váy đan bằng những cánh tay và sọ người đã chết. Quyền lực : Kali là nữ thần mang tới sự sống, cái chết và sự hồi sinh.Sau khi tiêu diệt con người và quỷ dữ, Kali thường rồi uống máu họ và nhảy múa điên cuồng trên chiến trường đẫm máu. Truyền thuyết : Tương truyền, có một con quỷ dữ tên là Raktabija, hắn có khả năng phân thân bằng cách nhỏ máu mình xuống đất và rất khó tiêu diệt. Con người bèn nhờ nữ thần Kali tiêu diệt và uống cạn máu của hắn. Sau chiến thắng, Kali lại trở nên điên cuồng trong những điệu múa hoan ca của mình mà không biết mình đang dẫm lên người của chồng là thần Shiva. Để có được cuộc sống an lành, tín đồ đạo Hindu phải thường xuyên cúng tế động vật cho bà. Thần Sati Là con gái của vua Daksha và là 1 trong những người vợ của thần Shiva. Quyền lực : Nữ thần Sati (còn có tên khác là Dakshayani) là hiện thân của hôn nhân hạnh phúc và sống trường thọ.Phụ nữ theo đạo Hindu thờ phụng nữ thần Sati với mong muốn chồng mình trường thọ. Truyền thuyết : Theo truyền thuyết Hindu, Sati vâng lệnh thần Brama - một trong ba vị thần của đạo Hindu, được coi là linh hồn của vũ trụ - xuống trần làm con gái của Daksha, một ông vua giàu có và quyền uy bậc nhất. Sati có sứ mệnh tôn thờ và làm vợ của Shiva, thần của các vị thần. Lớn lên, công chúa Sati được vua chúa các nước đến hỏi làm vợ nhưng nàng từ chối tất cả. Sati nguyện không lấy bất cứ người đàn ông nào khác theo ý cha, ngoài thần Shiva. Để chinh phục thần Shiva, một người có cuộc sống khổ hạnh, Sati từ bỏ cung vàng điện ngọc vào sống trong rừng. Mỗi ngày nàng ăn một lá cây Bilva, suốt ngày cầu nguyện được làm vợ thần Shiva. Lòng thành của công chúa cuối cùng đã lay động được trái tim vị thần hiện thân của sự hủy diệt. Con tim tràn đầy hạnh phúc, Sati trở về cung điện đợi thần Shiva đến hỏi cưới. Lễ cưới diễn ra không trọn vẹn vì vua Daksha “bằng mặt nhưng không bằng lòng” với con rể. Thậm chí nhà vua, theo truyền thuyết, vốn là một ông vua kiêu căng, không xem con gái là thành viên trong gia đình. Sau lễ cưới, công chúa Sati theo chồng về Kailasa. Một hôm, vua Daksha tổ chức nghi lễ tế đàn thật lớn. Tất cả các vị thần đều được mời tới dự, trừ Sati và Shiva. Dù vậy, Sati vẫn muốn gặp lại cha mẹ, anh chị em và bạn bè. Nàng đến dự lễ, bất chấp lời can gián của thần Shiva. Vua Daksha tiếp con gái với vẻ mặt lạnh lùng. Sau đó, cả hai tranh luận gay gắt về đức hạnh của Shiva. Từ đó, nàng Sati hiểu rõ cha mình không thể hòa hợp với chồng, nguyên nhân là do Shiva đã hỏi cưới nàng. Nói cách khác, nàng đã làm mất danh dự chồng. Uất ức vì thái độ của cha, công chúa Sati tự thiêu để bảo vệ danh dự của chồng. Hay tin, thần Shiva nổi cơn thịnh nộ, sai Virabhadra và Bhadrakali là hai quái thú tàn sát hết những người có mặt trong buổi lễ. Vua Daksha cũng bị chém đầu. Còn thần Shiva thì vác xác vợ trên vai chạy khắp trần gian, miệng không ngớt than khóc. Khi bình tâm, Shiva hồi sinh cho tất cả những người đã chết, kể cả người gây họa là vua Daksha nhưng đầu của Daksha được thay bằng đầu dê. Từ đó về sau, Daksha trở thành đệ tử trung thành của thần Shiva. Thần Ganesha Là con của thần Shiva. Anh em với thần Murugan Hình dạng : Thần Ganesha được hiển thị với hình ảnh thân người đầu voi và hình ảnh này đã được tôn thờ ở khắp Nepal lẫn ở Ấn Độ. Quyền lực : Thần có nhiều tài năng, dập tắt mọi trở ngại khó khăn, có quyền ban mọi điều tốt lành, thần bảo vệ bếp lửa, thần là hiện thân của thông minh và trí tuệ của thần Shiva.Trong những cuộc họp mặt, tổ chức hoặc những lúc gia đình tụ hội về, người ta thường bắt đầu bằng những bài kinh cầu nguyện đến thần Ganesha. Và cũng trong các cuộc làm ăn, mở tiệm hoặc khánh thành một cơ sở nào, người ta cũng cho rằng sẽ không thành tựu nếu không có những buổi lễ cầu nguyện thần Ganesha. Vào dịp lễ đăng quang của nhà vua Nepal, ông cũng đến đền thờ thần Ganesha ở công trường Dubar tại Kathmandu để đảnh lễ và cầu nguyện thần Ganesha. Truyền thuyết : Có nhiều giai thoại về gốc tích của vị thần toàn năng này.
  • Ganesha là vị thần tùy hành của thần Shiva trên núi Kailasa, do thần Shiva sáng tạo ra từ ngọn lửa thần trên trán của mình biến thành.
  • Ganesha do vợ của Shiva - bà Parvati - sáng tạo ra, do có sự cố nên cái đầu rụng mất, thần Vishnu thương hại chắp cho một cái đầu voi, cho nên thần được thể hiện mình người đầu voi.
  • Ganesha là con của Shiva và Parvati. Trong một lần tức giận Shiva đã chặt rụng đầu của Ganesha. Do thấy vợ là Parvati khóc thương thảm thiết nên Shiva ra lệnh cho người hầu ra ngoài tìm một cái đầu về trong vòng một ngày, nhưng đoàn người hầu đi từ sáng sớm đến chiều tối chỉ tìm thấy một con voi, họ bèn chặt đầu con voi đó dâng lên cho Shiva. Shiva liền gắn đầu voi vào thân Ganesha. Từ đó thần Ganesha có hình dáng mình người đầu voi.
ThầnMurugan Là con của thần Shiva và nữ thần Parvati. Anh em với thần Ganesha. Quyền lực : Giống như Prometheus trong thần thoại Hy Lạp mang ngọn lửa từ trên thiên đàng xuống trần gian tặng con người, thần Murugan cũng là vị thần bảo trợ sự bình an cho cộng đồng người Ấn Độ giáo. Hình ảnh Ngài hiện thân cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác, lòng thương xót, sự ăn năn và cứu chuộc. Truyền thuyết : Một hôm Thần Shiva gọi hai con Ganesha và Murugan lại bảo :'' Nay cha sẽ truyền ngôi lại cho một trong hai con , cha sẽ ném một hòn đá ra thật xa ; ai trong hai con tìm kiếm và mang hòn đá về trước thì sẽ được ta truyền ngôi '' ...Và hòn đá được Thần Shiva ném đi . Với bản tính thông minh , lanh lợi ,...của mình ,Thần Murugan giả vờ tìm kiếm và mang về một hòn đá '' giả '' nộp cho Thần Shiva với hy vọng ngôi cao nắm chắc trong tay ! Trong khi đó Thần Ganesha vẫn kiên trì tìm kiếm và mãi sau 272 ngày ông mới đem được hòn đá về cho Thần Shiva. Tất nhiên hành động không trung thực của của Murugan không qua được mắt thần Shiva và kết quả là :Thần Ganesha được lên ngôi , ngự ở trên cao . Thần Murugan do tội không trung thực , không làm hết sức phải chịu hình phạt đứng gác dưới chân núi ; mà đường lên núi đúng 272 bậc tương ứng với 272 ngày tìm ra viên đá của Thần Ganesha. Truyền thuyết thật sự là nhân văn và để hối lỗi thần Murugan có nhiều công lớn trong việc giúp đỡ người dân... Thần Brahma Thần chui ra từ quả trứng vàng trôi nổi trên làn nước nguyên thủy, dùng hai mảnh vỏ trứng tạo nên trời đất. Thần Brahma phối ngẫu với nữ thần của khôn ngoan Sarasvati, nhưng cũng có khi với nữ thần diễn từ Vach hay với vú nuôi Gayatri. Hình dạng : Hình ảnh Brahma thường được thấy với ba mặt và bốn tay, mỗi tay cầm quyển kinh Vêđa, cầm bông hoa sen, cầm chùy, bắt ấn … đầu có vòng hoa và râu rậm; khi thì cưỡi con thiên nga Hamsa (tượng trưng cho tri thức), khi thì ngồi trên một bông sen mọc từ rốn của Vishnu, khi thì nằm trên mình con rắn Naga nổi bồng bềnh trên đại dương nguyên thủy. Quyền lực : một vị thần sáng tạo và đầy quyền năng, thống trị cả vũ trụ .Vào thế kỷ thứ IV và thứ V sau Công nguyên, Brahma lúc ấy lại được xem là một trong ba vị có quyền năng cao tột bậc nhất trong Ấn giáo cùng với Vishnu và Shiva. Truyền thuyết : Tuổi thọ của thần Brahma được tính là 100 năm trời. Mỗi năm trời có 365 ngày đêm. Mỗi ngày trời (kalpa) bằng 4 triệu 320 ngàn năm trái đất. Thần Brahma đã sống 51 năm trời. Mỗi lần sinh nhật của thần Brahma là một lần vũ trụ bị hủy diệt rồi được xây dựng mới. ThầnSarasvati Là người phối ngẫu của Brahma Hình dạng : Hình ảnh Sarasvati thường thấy là màu trắng, cỡi trên lưng con thiên nga, tay cầm một cuốn sách. Sarasvati có thể được thấy với nhiều đầu và nhiều tay, biểu tượng cho sự gia hộ tất cả các môn học về khoa học và nghệ thuật. Quyền lực : Sarasvati là Thần Nữ Tri Thức và Học Vấn. Sarasvati được tôn sùng nhiều nhất ở các trường và đại học. Thần Vishnu Hình dạng : Có hình ảnh là vị thần với khuôn mặt người, 4 tay cầm 4 lệnh bài là cái tù và, cái vòng, cái búa và cánh hoa sen tượng trưng cho bốn chất tạo nên vũ trụ; khi thì cưỡi chim thần Garuđa, khi thì có dạng nửa người nửa chim, khi thì nằm trên mình con rắn Naga. Quyền lực : Là vị thần cao nhất, là thần sáng tạo, còn được gọi là thần tay phải. Vishnu là hiện thân của sự ổn định nữ tính và khả năng sinh thành. Truyền thuyết :
  1. Sau khi uống được “thần dược Amrita” và lấy được nhiều báu vật cùng vũ khí từ Biển, các deva (bán thần) có đầy đủ quyền phép để đánh bại các asura (quỷ, dạ xoa). Các quỷ, dạ xoa liền đi theo một vị thầy làhành giảShukra Acharya chính là con trai củahành giảBhrigu. Shukra xin được từ Shiva thần chú “mritasanjeevani stotra” có quyền năng khủng khiếp để bảo vệ cho các học trò của mình. Một hôm có chuyện phải đi xa, Shukra bảo các quỷ, dạ xoa đến lánh ở ashram (điện thờ) của cha mình là Bhrigu. Xui xẻo thay, lúc đó Bhrigu cũng đi vắng. Chớp lấy cơ hội bằng vàng, các bán thần kéo đến điện thờ của Bhrigu để thanh toán dứt điểm các quỷ, dạ xoa. Các quỷ, dạ xoa bèn cầu cứu vợ của Bhrigu, bà này liền niệm chú làm Indra bất động. Thủ lĩnh không thể cục cựa, các bán thần có cơ vỡ trận. Một bán thần có cánh bèn bay đi cầu cứu Vishnu. Từ cung của mình, Vishnu tung vũ khí thần thánh của ông là Sudarshana Chakra (Bánh xe có răng cưa) chém đứt đầu vợ của Bhrigu, hóa giải quyền phép của bà này lên Indra. Thế là Indra dẫn các bán thần đánh tan tác các quỷ, dạ xoa, kể từ đó các quỷ, dạ xoa không còn cơ hội nào tập hợp được lực lượng đông đảo để quấy rối cõi trời và người.Khi Bhrigu về đến nhà, trông thấy xác vợ bị vũ khí của Vishnu chém chết, ông nổi cơn điên giận và rủa rằng Vishnu sẽ phải hạ sinh xuống cõi người nhiều lần để phải chịu đựng sự khổ sở sinh ly tử biệt của kiếp người.
  2. Năm 1000 sau Công nguyên, người ta cho rằng các truyền thuyết về 10 hóa thân của Vishnu được dựng lên :
  • Tên vị thần: Matsya. Hóa thân: Cá.Truyền thuyết: Thuở xưa khi trái đất này còn bị che phủ bởi nước. Thần Vishnu đã hiện thân làm một con cá để cứu Manu (người đầu tiên).
  • Tên vị thần: Kurma. Hóa thân: Rùa.Truyền thuyết: Cũng vào thời nước dâng tràn ngập ấy, Vishnu hóa thân làm một con rùa lớn để vớt lấy tất cả những bảo vật bị mất trong cơn nước lũ. Trong đó kể cả nước cam lồ linh dược mà các vị thần thánh dùng để giữ sự trẻ đẹp của mình. Lúc ấy có một vị thiên nữ Lakshmi giúp đặt ngọn núi (Kailash) lên lưng rùa thần Kuma, để rùa có thể lặn sâu xuống lòng đại dương mà tìm bảo vật. Nó gặp rắn thần và rắn ấy quấn mình quanh ngọn núi. Thiên nữ bèn làm biển nổi sóng lớn, đẩy dạt ngọn núi đi và kéo theo cả rắn thần. Bấy giờ những chất cam lồ và linh dược nổi lên mặt nước cùng với các bảo vật. Sau đó thiên nữ Lakshmi trở thành vị phối ngẫu của thần Vishnu.
  • Tên vị thần: Vahara. Hóa thân: Heo.Truyền thuyết: Thần Vishnu lại hiện thân xuống để cứu trái đất khỏi cơn nước lũ, do sự sai khiến của quỷ vương Hiranyaksa. Câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ huyền thoại của người Aryan về một con heo thần.
  • Tên vị thần: Narasimha. Hóa thân: nửa người nửa sư tử.Truyền thuyết: Quỷ vương Hyranyakasjpu đã làm cho Phạm thiên phải hứa rằng, hắn sẽ không bị giết, dù là ngày hay đêm, bởi trời, người hay thú vật. Kế đó hắn làm cho tất cả mọi người kinh sợ. Thần Vishnu vào cung điện của quỷ vào lúc chạng vạng tối. Khi ấy không phải là ngày cũng chưa phải là đêm, trong hóa thân nửa người nửa sư tử, Vishnu liền giết quỷ vương.
  • Tên vị thần: Vamana. Hóa thân: người lùn.Truyền thuyết: Bali, một con quỷ khác đạt được những phép tắc thần biến rất ghê sợ sau khi đã thực hành những pháp tu khổ hạnh. Để che chở cho thế giời này, thần Vishnu hiện thân ra trước quỷ trong hình dạng của một người lùn và hỏi xin hắn một ân huệ. Quỷ Bali đồng ý và Vishnu hỏi xin một khu đất lớn bằng ba bước dài. Quỷ hứa cho và khi ấy thần Vishnu bèn hiện thân thật khổng lồ, bước ba bước che khắp cả mặt đất. Không còn lại gì hết ngoại trừ địa ngục cho quỷ.
  • Tên vị thần: Parasurama.Truyền thuyết: Vishnu hiện thân người, làm con của một Bà la môn có tên là Jamadagni. Khi cha bị tên ác vương cướp hết của cải, Parasumara bèn đi giết tên vua gian ác này. Kế đó người con của vua lên ngôi và giết lại Jamadagni để trả thù cha mình. Parasumara bèn trả thù lại giết hết tất cả người nam trong thành.
  • Tên vị thần: Rama.Truyền thuyết: Vishnu hóa thân làm một vị thái tử để cứu thế giới này ra khỏi sự đen tối của quỷ vương Ravana. Câu chuyện này được kể trong Ramayana, qua đó người ta thấy được lòng sùng tín và sự chịu đựng khổ nhọc của thái tử, cùng với lòng thủy chung của vợ là nàng Sita. Ở thiên sử thi này người ta cũng thấy được sự tạo dựng của Hanuman, khỉ thần, một biểu tượng của sức mạnh và lòng trung thành, hiện nay vẫn còn được xem là một vị thần linh rất được biết đến và đang còn tôn thờ ở Nepal và Ấn Độ.
  • Tên vị thần: Krishna. Hóa thân: có nhiều hóa thân.Truyền thuyết: Những câu chuyện về các hóa thân của Krishna đều là cứu giúp tất cả mọi người. Khi còn bé Krishna đã làm cho mọi bà mẹ yêu thương. Lớn lên trong tình yêu, Krishna đã phá vỡ những lề lối cấm đoán cổ xưa của xã hội, và đưa tình yêu lên đến tột đỉnh của những khát khao và thỏa mãn qua sự tự do và phá rào những ràng buộc của xã hội. Khi làm người đánh xe ngựa của anh hùng Arjuna trong chiến trận Kukukshetra, Krishna là người giúp tất cả những ai đến với mình và cứu họ thoát khỏi sự tái sanh vào những cảnh giới ác, nếu kẻ ấy có đủ niềm tin vào đấng thiêng liêng.
  • Tên vị thần: Đức Phật.Truyền thuyết: Có lẽ người Ấn lấy đức Phật đưa vào tên các vị thần trong Ấn giáo để làm mất thể diện Phật giáo, một tôn giáo rất lớn đã làm ảnh hưởng toàn vùng Nam Á Châu. Theo những sự diễn giải sớm nhất của người Ấn giáo, họ cho rằng Vishnu hóa thân làm đức Phật để tỏ lòng từ bi đối với các loài vật và cứu loài thú này khỏi những nạn chết vì tế lễ.
  • Tên vị thần: Kalki. Hóa thân: Cỡi trên một con ngựa.Truyền thuyết: Khi Vishnu đến sẽ kéo theo sự hủy diệt sau cùng của thế giới này, để phán xét những điều xấu ác, và tưởng thưởng những điều tốt.
ThầnLakshmi Người phối ngẫu của Vishnu Hình dạng : Mỗi khi Vishnu có một hóa thân, Lakshmi cũng có một hóa thân để trợ giúp chồng. Khi Vishnu hóa thân thành Vamana, Lakshmi xuất hiện từ một bông sen và có tên là Padma (hoặc Kamala). Khi Vishnu hóa thân thành Parasurama, Lakshmi hóa thân thành vợ của Parasurama là Dharani… Quyền lực : Nữ thần của sự thịnh vượng và may mắn Truyền thuyết : Bất bất mãn trước việc rủa xả độc địa củahành giả Bhrigu, một người thuộc Brahmin (giai cấp tư tế), cao nhất trong hệ thống giai cấp của Hindu lên không những chồng mình mà còn lên cả Brahman và Shiva. Nhất là phải hạ trần theo Vishnu mỗi khi ông này đầu thai xuống hạ giới, và đã phải trải nghiệm biết bao đoạn trường của loài người (Sita là một hóa thân đầy đau khổ của Lakshmi).Lakshmi tuyên bố rằng bà sẽ không phù hộ cho bất kỳ người Brahmin nào nữa (giai cấp của Bhrigu). Từ đó các Brahmin phải đi khất thực từng nhà để duy trì đời sống( tập tục này đã được Đức Phật Sakya thừa kế và truyền cho Phật giáo nguyên thủy). Cho đến ngày nay, các Brahmin (giai cấp tư tế) không bao giờ giàu có. Thần Hanuman Con trai của thần gió Vayu và vũ nữ Angiana Hình dạng : Thân người đầu khỉ Quyền lực : Là con khỉ trung thành phụ giúp Rama trong cuộc tìm kiếm nàng Sita. Hanuman được tôn thờ khá phổ biến đối với những người Ấn giáo thuộc Nam Á châu. Truyền thuyết : Trong Ramayana có kể về chuyện Hanuman trở thành khỉ chúa và dẫn đàn khỉ đi tìm ở khắp Ấn Độ khi nàng Sita bị bắt cóc. Sau cùng nó đã tìm thấy nàng trong một khu rừng của quỷ vương Ravana ở Tích Lan. Qua bao cuộc chiến đấu và mưu mô, Hanuman đã cứu được công chúa Sita cho chủ mình. Bất cứ thân tướng gì mà Hanuman hiện ra, người ta đều dễ dàng nhận được vì Hanuman thường được tô điểm với màu đỏ. Thần Surya Surya có 4 vợ mang tên: Prabha (Ánh sáng), Chhaya (Bóng tối), Rajni (Hoàng hậu), người còn lại và đẹp nhất là nàng Samjna (Trí tuệ) mà ông rất yêu. Thần sinh ra Manu – con người đầu tiên của trần thế. Manu lại sinh ra Iksuacu – người sáng lập triều đại Mặt Trời, chàng ta lại sinh ra một trăm con trai. Hình dạng, tính tình: Surya có thân hình màu đồng đỏ, tóc và râu màu vàng, cưỡi xe 7 ngựa hồng kéo rất dữ tợn. Thần đội vương miện, đeo nhiều vòng toả ánh hào quang chói lọi. Có lúc thần rất oai hùng, có lúc thần rất hiền,có lúc lại rất giận dữ hiếu chiến nhưng có lúc bé bỏng hồnnhiên như trẻ thơ. Quyền lực : Surya là vị thần mặt trời toàn năng của các tin đồ Hindu giáo. Đối với những “tín đồ” của Yoga, hành động “Surya namaskara” (chắp tay bái thần Surya) không có gì lạ lẫm, và việc họ hàng ngày luyện tâm và luyện thân chính là cách họ bày tỏ lòng tôn kính của mình với Surya. Thần Surya ngự trị thiên giới, cùng với thần lửa Agni (ngự trị mặt đất) và thần gió Vayu (ngự trị không trung) là ba vị thần có quyền năng lớn. Truyền thuyết :
  1. Thường khi bị trái ý, toàn thân thần Surya tỏa ra sức nóng gay gắt như giữa trưa mùa hạ. Song bất luận tình cảnh nào và bất cứ lúc nào trong ngày hễ gặp mặt nàng Samjna là thần mặt trời Surya vẫn dịu xuống và hóa thành những vạt nắng nhung lụa bao phủ nàng. Tuy vậy, với thiên chức là “nguồn sáng thiêng liêng” mang tên “mặt trời” nên Surya không tránh khỏi những lần đột ngột phát nóng, khiến nàng Samjna không chịu nổi sức nóng ấy nên bỏ trốn vào rừng. Surya nhớ thương lùng tìm khắp suối ngàn và biết được Samjna đang ẩn mình bên một đồi hoa Bija màu tím. Tức khắc, thần hiện ra trước mặt Samjna, Samjna liền hóa thành con nai cái phóng chạy vào rừng sâu. Surya rượt theo hóa thành con nai đực màu đồng đỏ chói lọi phóng lên ôm lấy nàng Samjna lăn ra cỏ, làm dập nát tám vạn bốn ngàn đóa Bija. Sau cơn sốt của tình yêu chiều hôm ấy, Samjna mang thai và sinh đôi một cặp con trai thông minh, đó là đôi thần Ashvins mình người đầu ngựa - tức hai vị thần chủ trì nguồn sống của mùa màng và dược thảo... Về sau Samjna lại trở về sống với Surya và nhờ cha mình là thần Tvashtri (tạo hóa) dùng quyền phép cắt bớt nhiều chùm tia sáng của Surya. Người ta cho rằng những mảnh cắt ra từ nguồn sáng ấy đã được chế tác thành cái đĩa của Vishnu, cái chĩa ba của Shiva, cái chùy của Kubera (thần tài lộc), ngọn giáo của Kartikeya (thần chiến tranh) cùng các đồ dùng hoặc khí giới của nhiều thần linh khác.
  2. Trong cõi thần linh có vị thần Vishwakarma là Thần Kiến trúc và Xây dựng. Ông này có một cô con gái là Sanjana (nghĩa mà mềm, mỏng manh) rất đẹp nhưng tính tình đỏng đảnh, khó chịu nên mãi chưa có ai đến rước .Vishwakarma liền tìm đến Surya và ngỏ lời gả Sanjana cho Thần mặt trời. Vốn nể trọng bậc niên lão Vishwakarma nên Surya đồng ý không chút đắn đo.Sanjana về với Surya một thời gian thì thói đỏng đảnh lại trỗi dậy. Cô nàng nhận thấy rằng sức nóng và ánh sáng chói lọi của Surya là cháy sạm làn da trắng toát của nàng và trên hết nàng luôn bị che khuất bởi hào quang của ông chồng vĩ đại. Vì làn da nàng trở nên sẫm màu, các vị thần gọi đùa nàng là Sandhya nghĩa là Chạng Vạng .Thế là Sanjana quyết định bỏ trốn. Nàng tạo ra một nàng Sanjana giống nàng như đúc và gọi là Chhaya, nghĩa là "cái bóng". Nàng bố trí cho Chhaya thay thế mình để ở bên cạnh Surya và bỏ trốn về nhà Vishwakarma.Vì là cái bóng phản chiếu ngược lại mọi thứ của Sanjana nên Chhaya có các nết tốt mà nguyên bản không có. "Cái bóng" yêu quý Surya hết mực và chăm sóc chàng thật chu đáo. Không lâu sau, Chhaya sinh hạ cho Surya một đứa con trai và họ đặt tên cho đứa nhỏ là Shani (Crimson-màu đỏ cờ).Ở nhà mình, Vishwakarma nghe tin "vợ" của Surya sinh con trai trong khi con gái Sanjana thì đang ở nhà mình bấy lâu. Vốn biết sự trung thực và ngay thẳng của Thần Mặt trời nên ông đoán con gái mình đã làm điều gì mờ ám. Nổi cơn thịnh nộ, ông căn vặn Sanjana về thực hư của câu chuyện. Sanja đành phải thú thực chuyện nhân bản vô tính của mình. Vishwakarma liền ra lệnh Sanjana phải lập tức quay về với Surya và thu xếp mọi chuyện sao cho êm đẹp.Sanjana trở về nhà Surya và trút giận lên đầu Chhaya. Nàng hủy diệt Chhaya và biến Chayya trở thành ảo ảnh dưới bóng mặt trời.Surya không hề biết gì về câu chuyện nhân bản, không hề biết đã từng có một "Cái Bóng" mang tên Chaya hoàn toàn trái ngược với Sanjana, nên vẫn yêu thương vợ con thắm thiết. Một thời gian sau, Sanjana sinh hạ cho Surya một đứa con trai đặt tên là Yama (Tự chủ và có kỷ luật ) và một cô con gái đặt tên là Yamuna ( Nhanh nhẹn). Vì Surya không hề biết Shani là anh em cùng cha khác mẹ với Yama và Yamuna nên Sanjana lo ngại một ngày nào đó quyền lực của Surya sẽ rơi vào tay con trưởng. Bà tìm mọi cách để ly gián làm cho cha con Surya-Shani không thể sống gần nhau được.Đỉnh điểm của câu chuyện là buổi lễ trưởng thành của ba đứa con của Thần mặt trời Surya với sự chứng kiến của tất cả các vị thần. Bị đầu độc bởi lời lẽ của Sanjana, Surya làm ngơ không sắc phong gì cho đứa con cả Shani. Thần mặt trời phong cho Yama làm Dharmaraj (vua cai quản số mệnh của loài người) với nhiệm vụ là "khám phá sự thật của mỗi con người". Người ta đã hiểu nhầm Yama là Thần Chết là bởi nhiệm vụ này của ông. Thực ra, Yama xuất hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi người chỉ để thu thập Nhân Thiện và Ác của mỗi người để đảm bảo người ấy sẽ hái đúng Quả đã gieo trong kiếp này vào những kiếp sau.Cô con gái Yamuna được phong làm chủ quản con sông thiêng sau này mang tên cô là Yamuna . Nhiệm vụ của Yamuna là tẩy sạch mọi tội lỗi cho ai đến tắm ở con sông này, tương đương như dòng sông thiêng Ganga (sông Hằng) do con gái của Thần Núi Himalya chủ quản.Yama và Yamuna liền lên đường nhận nhiệm vụ, còn lại Shani bị làm ngơ, bơ vơ, hổ thẹn. Không thể chuyện trò thân mật với ngay cả cha mình, không được biết đến tình mẫu tử từ thuở nằm nôi, không thể chứng tỏ khả năng của chính mình, giờ vị trí xã hội còn dưới cả em mình, Shani không kềm chế được cơn giận dữ. Chàng tung một cước vào bụng của Sanjana nhằm trút giận lên cái tử cung đã sinh ra chàng. Sanjana cũng nổi giận xung thiên liền tung ra một lời rủa khiến Shani mất biến một chân. Shani ngã lăn quay giữa quảng trường trong khi Sanjana vẫn còn chưa nguôi cơn giận.Surya ngồi trên ngai chứng kiến sự bùng nổ của hai cơn giận. Nếu ông có thể hiểu được lý do của cơn giận của Shani thì ông không thể nào hiểu nổi tại sao một người mẹ lại có thể nguyền rủa con trai mình đến mất một chân. Với trí tuệ mẫn tiệp, Surya hiểu ngay có vấn đề gì không ổn ở Sanjana. Ông liền vươn mình đứng dậy và tập trung tất cả ánh sáng chói lòa của mình vào Sanjana , yêu cầu bà này nói lên sự thật. Không thể chịu đựng nổi sức nóng của mặt trời và cũng không thể che giấu gì dưới ánh sáng mặt trời, Sanjana bèn xin lỗi Surya và Shani rồi kể lại toàn bộ câu chuyện nhân bản vô tính.Surya hoàn toàn bất ngờ trước câu chuyện về "Cái Bóng" Chhaya. Ông tỉnh ngộ và vô cùng hối hận bấy lâu nay đã không chăm sóc đứa con của người mình yêu thực sự. Ông liền tuyên bố trước sự chứng kiến của các vị thần công nhận Shani là con trai trưởng hợp pháp của mình. Ông hóa giải lời nguyền của Sanjana (nhưng vẫn không hoàn toàn 100% vì đó là lời nguyền của Vợ Thần mặt trời nên phải có uy lực nhất định; vì thế sau này Shani bị thọt). Surya đồng thời cũng phong cho Shani chủ quản Sao Hỏa (Saturn) – vì sao chủ quản Karma-Nghiệp của loài người; và chọn ngày thứ bảy là ngày của Shani (theo lịch Ấn Độ).Surya, Shani và Sanjana sau đó tổ chức bốn ngày lễ để tưởng niệm nàng Chhaya. Và lễ đó ngày nay là lễ hội Chhath ở vùng Nam Nepal và Bắc India. Chúng ta có thể thấy Chhath diễn ra vài ngày sau lễ Diwali của anh em Yama và Yamuna là vì từ câu chuyện này.
ThầnVayu Thần sinh ra trước muôn loài, thần là mầm sống của thế gian, là hồn sống của các thần, thần chuyển động và làm theo ý muốn của mình. Vayu là cha của thần khỉ Hanuman Hình dạng : Vị thần mình trắng toát, hùng dũng, mang cung tên ngự trên một chiếc xe bằng vàng có ngựa kéo lao vút khắp bầu trời. Có lúc thần lang thang khắp nẻo đường trên không trung, thần không ngủ, không nghỉ chân lúc nào. Ngoài tính cách nhanh nhẹn, hùng mạnh Vayu còn là một vị thần đa tình với các vũ nữ thiên thần. Quyền lực : Vayu là thần cai quản không trung được coi là hơi thở của lửa, là sinh khí của vũ trụ, là mạch sống của muôn loài. Vâyu có nhiệm vụ làm trong sạch bầu trời và cùng với lửa chuyển các lễ vật cho thần linh. Truyền thuyết : Vayu đã từng chọc ghẹo vũ nữ Angiana mà sinh ra khỉ Hanuman, nhân vật có tài thân thông biến hoá được miêu tả trong sử thi Ramyana và Mahabharata. Thần Agni Hình dạng : Agni có bảy đầu rực lửa, bảy đùi, bảy cánh tay, bảy lưỡi, Agni ở bảy nơi và được bảy người sùng bái, bảy anh em, bảy thức ăn. Trong Rig Vêđa Agni được miêu tả rất dịu dàng, hiền hậu, yêu thương mọi người, mọi vật, sẵn sàng cấp đồ ăn cho mọi người làm cho mọi người giàu có thêm . Agni có thân hình màu đỏ và màu vàng, có hai đầu bảy lưỡi, tay cầm một chiếc rìu, một ngọn đuốc, một cây quạt và một chuổi hạt. Agni ngồi trên cổ xe do bảy con ngựa hồng kéo. Khói là cờ, gió là bánh xe. Quyền lực : Agni được coi là một vị thần khá quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống con người cho nên Agni được ca ngợi nhiều nhất. Trong Rig Vêđa có hơn 200 bài ca ngợi thần này. Agni có mặt khắp ba cõi, ở mỗi nơi Agni có hình dạng và nhiệm vụ khác nhau. Lửa ở hạ giới có sứ mệnh làm trung gian giữa con người và thần linh. Lửa thiêu đốt lễ vật dâng lên trời. Lửa ở trên trời giúp cho thần Surya toả ra sức nóng chiếu khắp vạn vật. Lửa ở không trung giúp thần Indra làm ra sấm sét. Agni được coi là đấng-thâm-nhập-khắp-nơi, biết được mọi việc, soi sáng khắp nơi, đốt cháy được tất cả mọi vật, dù sạch sẽ hay vật dơ bẩn. Agni khi hung dữ, lúc dịu dàng, sẵn sàng cung cấp đồ ăn thức uống cho loài người. Agni được coi là người bạn tốt nhất “chúa của cải” “người chế tạo và ban phát thức ăn”. Về sau tôn giáo Bà la môn biến Agni thành thầy cúng-cây cầu nối Trời và Đất, thần và người trong các buổi hiến tế. Agni còn tham dự đám cưới, ma chay, lễ tết, hội hè. Thần chứng kiến lễ cưới: hai vợ chồng trẻ phải đi bảy vòng quanh đống lửa đốt bằng phân bò khô và đọc 7 lời thề chung thuỷ. Thần Agni thiêu huỷ thể xác con người để hoàn trả lại cho thế giới vật chất cái “ảo ảnh tạm thời”, giúp con người trở về chốn vĩnh hằng của thần thánh, chết là giải thoát. Thần Lửa là vị tu sĩ cao nhất ban phúc lành cho người. Thần tiêu diệt mọi thứ uế tạp và theo dõi đạo đức con người. Hàng năm hai kỳ tết Xuân và Thu (Holy và Divapati), dân chúng đốt những đống lửa lớn gọi là lửa Holy, thắp nhiều nến để xua đuổi yêu quái và tội lỗi ThầnKama Vợ là nàng Rati (say đắm) và bạn chàng là chúa xuân Vasanta, đi theo chàng còn có các chàng trai mục đồng Gandarva và các vũ nữ Apsara. Hình dạng : Kama được miêu tả như một chàng trai tuấn tú ngồi trên chiếc xe do chim vẹt kéo, cầm chiếc cung, cánh cung làm bằng cây mía uốn cong, dây cung làm bằng đàn ong mật kết cánh với nhau, mũi tên làm bằng hoa xoài mềm mại. Quyền lực : Thần tình yêu Kamatrở thành nguồn trữ tình lai láng, đắm đuối của con người và là lực lượng đáng kể chống lại lối tu hành khổ hạnh. Các vị thần linh, giáo sĩ đạo Bà la môn và Hindu, kể cả chúa tể Brahma đã nhiều phen điêu đứng vì mũi tên củaKama. Truyền thuyết : Taraka là con quỷ có uy lực ghê gớm khiến cả đấng tối cao Brahma cũng phải kính nể. Nó bắt thần Brahma truyền cho nó phép trường sinh bất tử. Từ khi có phép đó nó trở nên kiêu ngạo, khinh rẻ các thần linh. Các thần muốn tiêu diệt Taraka nhưng biết chắc rằng không có ai ngoài con trai của thần Shiva sinh ra mới đủ sức tiêu diệt nó. Nhưng khốn nỗi Shiva theo chủ nghĩa khổ hạnh, không chịu lấy vợ. Các thần bàn cách làm sao cho Shiva cưới Uma – con gái thần núi Himallahya.Kamanhận nhiệm vụ cực kỳ khó khăn này. Chàng mang “vũ khí”, dẫn đoàn tuỳ tòng và nàng Uma lên đỉnh núi Kailasa, nơi thần Shiva đang ngồi tu luyện. Uma được trang điểm lộng lẫy, nàng tìm mọi cách khêu gợi dục tình của Shiva, nhưng Shiva không mảy may xao động, đôi mắt vẫn lim dim hướng về thượng đế. Chờ đến khi nàng Uma có sức quyến rũ và xinh đẹp tuyệt trần, Kamagương cung bắn thẳng mũi tên vào trái tim Shiva. Thần Shiva bàng hoàng, nhức nhối trái tim, vùng đứng dậy, quắc mắt tìm kiếm xem kẻ nào dám cả gan quấy rối. rông thấy Kama, thần mở to con mắt thứ ba trên trán, phun lửa hừng hực đốt cháy Kama thành tro. Nhưng trái tim Shiva vẫn nhức nhối, ngọn lửa tình trong người cứ bừng cháy. Shiva ẩn nấp vào bóng cây râm mát hòng dập tắt lửa tình. Vô hiệu, vì xung quanh có nhiều sơn nữ xinh đẹp đang nhìn Shiva khiến cho ngọn lửa càng nóng hơn. Thần chạy trốn xuống hồ nước, nước hồ lại càng sôi lên khi nàng Uma đứng trên bờ hồ chờ đón. Cuối cùng Shiva nhảy lên bờ. Nàng Uma chạy tới ôm chặt lấy thần. Lúc ấy Shiva mới cảm thấy lòng mình êm dịu. Thế là Shiva lấy vợ và sinh con trai. Sau khi thầnKama chết thế giới trở nên khô cằn, lạnh lẽo vì Thần tình yêu không còn nữa. Thần linh và loài người đều vô cùng lo sợ. Mọi người lập đàn tế lễ cầu xin Shiva cải tử hoàn sinh choKama. Nàng Rati goá bụa, đau khổ tìm nàng Uma năn nỉ cầu xin Shiva cho chồng sống lại. Shiva đồng ý choKama sống lại nhưng phải chịu vô hình vô ảnh. Và Kama tồn tại mãi với muôn loài cho đến ngày nay. Tết Holy vào dịp mùa xuân được coi là ngày giỗ thần tình yêuKama. Tục truyền sau khi Kamachết. Người đời lấy tro xácKamahoà vào nước, nước hoá ra màu đỏ tía. Từ đó người Ấn Độ xem màu đỏ tía là màu hạnh phúc. Vào dịp tết Holy, nam nữ thanh niên dùng một thứ bột màu hoặc nước đỏ tía để xoa lên mặt hoặc vẩy lên quần áo, chúc nhau hạnh phúc. Cô gái nào đã có chồng thì chấm một chấm đỏ giữa trán, ghi nhận mình đã có hạnh phúc (nhưng ngày nay thì bất kỳ cô gái nào cũng có thể chấm đỏ nếu thích). Thanh niên tổ chức nhảy múa, hát ca ngợiKamavà ca ngợi những mối tình chung thuỷ của chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita, mối tình của chàng Krisna và Rada. ThầnIndra Hình dạng : Thần mang một nghìn “con mắt” trên khắp cơ thể. Quyền lực : Thủ lĩnh các vị thần trong hệ thống Hindu - thủ lĩnh của các Deva (bán thần) .Thấp hơn ba vị thần tối cao Shiva, Vishnu và Brahma Truyền thuyết : Indra vốn rất ham thích sắc đẹp phụ nữ. Một hôm, cầm lòng không đặng nên Indra đã quyến rũ một phụ nữ xinh đẹp đã có chồng. Chồng của phụ nữ này là một hành giả(hành giả Hindu) tên là Bhrigu. Nổi cơn ghen vì bị cắm sừng, vịhành giả này bèn rủa Indra rằng: “ Vì ông bị ám ảnh bởi thân thể phụ nữ ông sẽ mang một ngàn “âm hộ” trên khắp cơ thể ông!” Hình ảnh của một vị thủ lĩnh mang đầy “âm hộ” ngồi trên ngai vàng của thiên đường quả là chẳng tôn nghiêm chút nào, nên các deva (bán thần) kéo đến xin vịhành giảsửa lại lời rủa xả đầy tính hài hước này (một lời rủa-curse- trong truyền thống Hindu là không thể thu hồi). Vịhành giảsau cùng đã chữa lời rủa trở thành: Indra sẽ mang một nghìn “con mắt” trên khắp cơ thể. Sau khi các bán thần hoan hỉ ra về,hành giảnhếch mép cười với các học trò của mình: “Cho hắn “tầu hỏa nhập ma” luôn khi phải mở to cả ngàn “con mắt” mà ngắm phụ nữ bất kể đẹp xấu…” Thần Manu Manu là con của đấng tối cao Brahma. Thần Brahma tự tách mình ra hai nửa đực, cái hoặc âm và dương. Hai nửa kết hợp nhau sinh ra Manu . Quyền lực : Thần Nguyên thuỷ , thủy tổ loài người. Manu làm ra bộ luật Manu, theo luật đó mà cai quản thế giới cổ sơ. Truyền thuyết : Buổi sáng kia, Manu rửa tay trong dòng nước, bỗng thấy có con cá bơi tới, Manu bắt lấy – cá nói “Hãy nuôi ta rồi có ngày ta sẽ cứu sống người. Sắp đến ngày xảy ra nạn hồng thuỷ, lúc đó ta sẽ cứu người thoát chết “. Manu bỏ cá nuôi trong chậu.Cá lớn nhanh. Manu chuyển cá sang thùng, rồi sang hồ, từ hồ chuyển sang sông Hằng, từ đó ra biển, ca cứ lớn mãi. Theo lời cá, Manu đóng sẵn một con thuyền. Khi cơn lũ lụt xãy ra, Manu gọi cá và ngồi vào thuyền. Manu buộc thuyền vào mõm cá. Cá đưa thuyền vượt qua dãy núi HimAllahya đến ngọn núi cao nhất. Theo lời cá dặn, Manu buộc thuyền vào gốc cây, ngồi chờ nước rút. Sau khi nước rút, mặt đất trơ trọi, không một sinh vật nào sống sót. Manu thèm khát có đồng loại bèn cầu nguyện Brahma, một cô gái xuất hiện. Hai người ăn ở chung chạ, cùng lao động sinh sống và sinh hạ một đứa con trai. Thần Yama Hình dạng: Yama thường mang theo mình chiếc thòng lọng bên tay trái, dụng cụ để Yama kéo hồn ra khỏi xác người chết. Quyền lực: Yama chính là hiện thân của sự chết chóc trong thần thoại Hindu. Nơi ở của Yama là địa ngục Naraka, nơi linh hồn người chết phải trải qua quá trình luyện ngục trước khi được tái sinh.Địa ngục Naraka có 7 tầng khác nhau, nơi tra tấn linh hồn người phàm khi họ gây ra các tội lỗi nơi trần thế. Sau khi trải qua quá trình luyện ngục, Yama chịu trách nhiệm dẫn đưa các linh hồn đến 7 tầng ở cõi thiên đường Swarga. Trong văn hóa Hindu,thần tối cao Shiva là vị thần duy nhất được Yama kính trọng. Ác quỷ Atula (Asura) Hình dạng : Có nhiều thuyết khác nhau.
  • Có chỗ cho rằng: A tu la có 9 đầu, 1000 mắt, miệng phun lửa, có 990 tay, 6 chân, thân to gấp 4 lần núi Tu di.
  • Có chỗ cho rằng: A tu la có 1000 đầu, 2000 tay; 10.000đầu, 20.000 tay; 3 đầu, 6 tay.
  • Có chỗ cho rằng: A tu la có 3 mặt màuxanh đen, giận dữ, lõa hình và có 6 cánh tay.
Quyền lực : Là ác thần gắn liền với cõi Yami (U minh) ở Địa Ngục. Nguồn ione.vnexpress.net ; vnsharing.net ; newvietart.com; phunepal.blogspot.com; vnphoto.net; citinews.net; phunuonline.com.vn; thanhnien.com.vn; phuoctk88.blogspot.com; baigiang.violet.vn Các vị thần Ai Cập cổ đại Các vị thần Hy Lạp Cổ Đại Các vị thần Nhật Bản

1 nhận xét:

  1. Chiến SEOCAMlúc 05:57 19 tháng 9, 2018

    Những thông tin về thần ấn độ quá hữu ích...cách trị rạn datrị rạn da sau sinhtrị rạn dacách trị rạn da sau sinh

    Trả lờiXóaTrả lời
      Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm...

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi Thuy trinh's blog Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi
Google.com.vn Thuy trinh’s blog

Từ khóa » Các Vị Thần ở ấn độ