Các Vị Thần Tiêu Biểu Trong Thần Thoại Hindu - Epic
Có thể bạn quan tâm
Primary Navigation
Tìm kiếm nội dung bạn quan tâm trong blog của mình tại đâySearchChuyên trang về thần thoại, truyền thuyết, sinh vật huyền bí &.... những kẻ mộng mơ!
- GameLore
- Non classé
- Phim Ảnh
- Sinh vật huyền bí
- Thần thoại Ai Cập
- Thần thoại Bắc Âu
- Thần thoại Celtic
- Thần thoại Hindu
- Thần thoại Hy Lạp
- Thần thoại Lưỡng Hà
- Thần thoại Nhật Bản
- Thần thoại Phật giáo
- Thần thoại Slavic
- Thần thoại Triều Tiên
- Thần thoại Trung Hoa
- Thần thoại Việt Nam
- Thần thoại Đông Nam Á
- Thần thoại/Truyền thuyết
- Tiểu thuyết Fantasy
Type your email…
Subscribe
Join 157 other subscribersEpic Fanpage
Epic Fanpage
Demon Slayer Dune Universe EldenRing Kimetsu no Yaiba Movie Narnia sinhvathuyenbi Sinh vật huyền bí Sơn Hải Kinh Thần thoại Ai Cập Thần thoại Bắc Âu Thần thoại châu Âu Thần thoại Hy Lạp Thần thoại Israel Thần thoại Lưỡng Hà Thần thoại Philippines Thần thoại Trung Hoa Thần thoại Việt Nam Truyền thuyết Phật giáo
Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p3)
Chiến cục cuối cùng. Một thời đại mới. Như đã biết, sau khi gia tộc Atreides bị tiêu diệt, Paul Atreides và mẹ mình… Continue reading Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p3)
Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p2)
Chiến tranh Sa mạc. Sự trỗi dậy của Muad’Dib Nhờ có kiếm sĩ Duncan Idaho và nhà tự nhiên học hành tinh Kynes giúp… Continue reading Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p2)
Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p1)
Cuộc đột kích Arrakis. Atreides thất thế Câu chuyện mở đầu của Dune Universe là câu chuyện về cuộc đời của cậu thiếu niên… Continue reading Dune: Cuộc đời Paul Atreides (p1)
Load more postsSomething went wrong. Please refresh the page and/or try again.
Hindu là tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ, tín đồ chiếm khoảng 80% dân số nước Ấn. Đây là một tôn giáo bị ảnh hưởng nặng bởi vấn đề đẳng cấp, đứng đầu là các tu sĩ Bà la môn có địa vị tối cao. Trong thần thoại Hindu tồn tai hàng triệu các vị thần lớn nhỏ, có những vị thần lại có cả chục hóa thân khác nhau tùy vào từng giai đoạn khiến hệ thống thần thánh của thần thoại Hindu khá phức tạp.
Các vị thần trong thần thoại Hindu có thể được chia ra làm 3 giai đoạn: 1 là giai đoạn Veda – với sự xuất hiện của kinh Vệ Đà, tiếp đến là giai đoạn xuất hiện những sử thi hoành tráng, các nhân vật trung tâm chuyển dịch từ các vị thần sang những người anh hùng như Rama, Karna.
Đến giai đoạn tiếp theo là Purana, giai đoạn hiện đại hơn và các vị thần cũng xuất hiện với hóa thân khác thời Veda (như thần Vishnu trong giai đoạn này trở thành thần Krishna), hoặc vị thế của các vị thần cũng đã thay đổi (ở thời Veda thần Indra được tôn sùng là vua của chư thần, nhưng đến giai đoạn này thì không phổ biến bằng 3 vị thần Brahma- Vishnu – Shiva…)
Brahma
Trong thần thoại Hindu, vũ trụ được tạo ra và điều khiển bởi 3 vị thần tối cao được gọi chung là Trimurti, bao gồm: Brahma – Đấng Tạo hóa, Vishnu – Đấng Bảo hộ và Shiva – Đấng Hủy diệt.
Thần Brahma được cho là vị thần tối cao, đấng tạo hóa của vạn vật thế gian, vị thần tạo ra con người và sáng tạo ra kinh Vệ Đà – bộ kinh được coi là suối nguồn tri thức của nền văn minh Ấn Độ. Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau kể về sự ra đời của thần Brahma. Có truyện kể ông tự sinh ra từ một đóa hoa sen, có truyện lại kể ông sinh ra từ một hạt giống, từ dưới nước hoặc từ một quả trứng vàng, quả trứng tách đôi, Brahma dùng nửa trên làm trời, nửa dưới làm đất (có nét tương tự truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên lập địa ở Trung Quốc).
Thần Brahma được miêu tả là vị thần có 4 đầu, 4 gương mặt (tượng trưng cho 4 hướng Đông Tây Nam Bắc), 4 cánh tay (tượng trưng cho 4 phần của kinh Vệ Đà), râu tóc trắng xóa (tượng trưng cho sự trường cửu). Bàn tay phải phía sau biểu thị cho tâm trí, bàn tay trái phía sau biểu thị cho trí tuệ, tay phải phía trước là bản ngã và bàn tay trái phía trước là sự tự trọng. Trên 4 tay, thần Brahma luôn cầm theo 4 thần vật: 1 cuốn kinh Vệ Đà (tượng trưng cho tri thức), một đóa sen (tượng trưng cho thiên nhiên), một tràng hạt (tượng trưng cho vật chất trong quá trình sáng tạo vũ trụ), một cái ấm nước/ cái cốc hoặc quyền trượng (tượng trưng cho quyền lực tối cao). Ông là vị thần duy nhất không cầm theo bên mình bất kỳ loại vũ khí nào.
Biểu tượng của thần Brahma là loài thiên nga. Đây là thú cưỡi của thần Brahma và cũng là sự tượng trưng cho ân điển và sự sáng suốt của thần.
Vishnu
Là vị thần có tầm quan trọng bậc nhất trong thần thoại Hindu (đôi khi còn hơn cả thần Brahma) chính là Vishnu – Đấng bảo hộ của vạn vật, vị thần bảo vệ cho thế gian tránh khỏi cái ác và tai họa, thường xuất hiện trong hiều hóa thân khác nhau, xuống trần giúp con người chống lại ma quỷ.Trong các bức tranh miêu tả thần Vishnu, người ta thường vẽ thần nằm ngủ trên thân con rắn nghìn đầu Adhi Sesha và vợ ngài – nữ thần Laskshmi ngồi bên cạnh bóp chân cho ngài. Trên thực tế, theo giáo phái Vaishnavism – đại loại như là “Vishnu Fanclub”, thì lại coi vị thần này mới là Đấng tối cao trong cả vũ trụ. Thậm chí họ còn kể rằng thần Brahma được sinh ra từ một đóa sen mọc ra từ chính lỗ rốn của thần Vishnu.
Thần Vishnu là vị thần khôi ngô tuấn tú với nước da màu xanh dương và cũng có cả thảy 4 cánh tay cầm 4 thần vật khác nhau: một cây quyền trượng tượng trưng cho tri thức, một cái tù và bằng vỏ ốc tượng trưng cho sự sống, một đóa hoa sen tượng trưng cho mặt trời, một bánh xe được gọi là Sudarshana Chakra – vũ khí chính của thần Vishnu. Khi di chuyển, thần Vishnu thường trên lưng Garuda – loài chim khổng lồ có thể ăn thịt rồng.
Shiva
Vị thần thứ ba trong số 3 vị thần quan trọng nhất trong thần thoại Hindu là Shiva – vị thần của sự hủy diệt, được mệnh danh là “Kẻ hủy diệt và kẻ biến hóa”. Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Tuy thường đem lại chết chóc nhưng Shiva cũng lại chính là vị thần kiểm soát bệnh tật vì thế người ta vẫn cứ cầu khấn đến tên vị thần này mỗi khi muốn vượt qua bệnh tật và chết chóc. Cũng giống như thần Vishnu, thần Shiva cũng có 1 giáo phái riêng Shaivism tôn thờ và coi ông là vị thần tối cao nhất, bảo vệ và biến đổi vũ trụ. Shiva thường được thể hiện với bốn cánh tay và một con mắt thứ ba, con mắt nội quán, ở giữa trán. Ông thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc vòng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Ông cũng có khi được mô tả mình lấm đầy tro để tượng trưng cho sự tu hành khổ hạnh của ông, cổ họng ông có tên là Nilakantha, hay “cổ họng xanh” do vai trò quan trọng của ông trong công việc khuấy đảo đại dương. Theo một chuyển kể dân gian, trong cuộc khuấy đảo này, các vị thần đã dùng con rắn lớn là Vasukilàm sợi dây thừng xoay tròn ngọn núi Mandara và khuấy đảo đại dương vũ trụ để tạo ra nước cam lộ, thứ thuốc trường sinh bất tử. Tuy nhiên con rắn quá mệt nên cuối cùng đã phun nọc độc ra, đe dọa tiêu diệt cả muôn loài. Shiva bèn đến tiếp cứu, ông dùng miệng mình hút hết nọc độc của con rắn, cho nên cổ họng ông bị thâm tím. Vũ khí của thần Shiva là một cây đinh ba, còn thú cưỡi của ông là một con bò.
Saraswati
Nữ thần Saraswati là nữ thần đại diện cho tri thức, nghệ thuật và âm nhạc.Tương tự như các vị thần khác trong thần thoại Hindu, Saraswati cũng có 4 tay, và mỗi tay đều cầm 1 thần vật. Bà luôn cầm theo một cây đàn Veena – một nhạc cụ truyền thống của người Ấn Độ, “món quà âm nhạc” quý giá mà các vị thần đem tặng cho con người. Saraswati là nữ thần vô cùng xinh đẹp. duyên với làn da trắng muốt, thường mặc một tấm áo Sari (trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn) màu trắng – thể hiện cho sự tinh khiết. Saraswati là vợ của thần Brahma. Có truyền thuyết kể bà được sinh ra từ biển, cũng có truyền thuyết thì lại kể bà được sinh ra từ chính tâm tưởng của thần Brahma.
Lakshmi
Bà là nữ thần đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng, vận may và sắc đẹp, vợ của thần Vishnu. Lakshmi thường xuất hiện trong các bức tranh vẽ thần Vishnu, đang ngồi bên cạnh bóp chân cho chồng (người vợ kiểu mẫu!). Chắc chắn sẽ có rất nhiều kẻ cho dù có sùng đạo hay không đều cầu khấn tên nữ thần Lakshmi bởi người ta cho rằng bà sẽ đem lại may mắn và tiền bạc cho những kẻ gặp vận rủi, sa cơ lỡ vận. Lakshmi xuất hiện trong hình dạng một nữ thần xinh đẹp với màu da vàng. Bà thường bận trang phục với màu sắc đỏ và vàng, thể hiện sự sung túc thịnh vượng. 4 cánh tay của Lakshmi đại diện cho 4 mối bận tâm lớn nhất của đời người: sự công bằng, lòng ham muốn, của cải sung túng và sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên những bàn tay của nữ thần Lakshmi thường chảy ra những đồng tiền vàng quý giá mà nữ thần ban tặng cho những kẻ cầu k
hấn bà. Đi bên cạnh nữ thần luôn có sự hiện diện của 2 con voi trắng đang phun nước từ vòi, tượng trưng cho sự liên quan mật thiết của bà với nguyên tố nước.
Parvati
Nàng là nữ thần mang nguồn năng lượng sống, con gái của thần tuyết Himavat và là người vợ thứ 2 của lần Shiva (người vợ thứ nhất là Sati – cháu gái thần Brahma). Parvati thực sự là một vị thần quan trọng, nếu không có nàng, tức là vạn vật đều mất đi nguồn năng lượng, mà đã hết “mana” thì đương nhiên chúng ta chẳng thể hoạt động và làm bất cứ công việc gì được nữa. Parvati, khi được miêu tả cùng với Shiva, thường xuất hiện với hai cánh tay; nhưng khi được miêu tả một mình, thần có 4 hoặc 8 cánh tay, đi hộ tống bên cạnh nàng là một con hổ.
Durga
Trên thực tế nữ thần Durga là một trong những hóa thân của nữ thần Parvati, nhưng là hóa thân quan trọng nhất và ở nhiều nơi, Durga còn được tôn thờ nhiều hơn cả “bản gốc”. Khi Parvati hóa thành Durga, bà trở thành nữ thần biểu trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Durga có 8 tay và hầu hết đều cầm các loại binh khí:đinh ba, kiếm, cái chuông, cái trống, tấm khiên, cái chùy, cây cung, bánh xe luân xa, vỏ ốc, con rắn… rồi, nhìn thấy một vị thần cầm theo những thứ như thế đến gặp bạn thì đủ biết là không phải muốn rủ bạn đi dạo rồi. Thường cưỡi trên lưng một con hổ (hoặc sư tử), Durga đã nhiều phen tiêu diệt quỷ dữ, bảo vệ thế gian khỏi sự diệt vong.
GaneshaVị thần đầu voi này có thể coi là một trong những vị thần phổ biến trong dân gian nhất và dường như được coi là vị thần tiêu biểu đại diện khi nhắc đến thần thoại Hindu và hình ảnh của ông có thể được tìm thấy ở bất kể nơi đâu trên đất nước Ấn Độ. Ganesha là con trai của thần Shiva và nữ thần Parvati, cũng có truyền thuyết thì lại kể rằng ông được sinh ra từ nữ thần đầu voi Malini khi bà này uống trộm nước tắm của nữ thần Parvati. Một câu chuyện khác giải thích về hình dạng đầu voi thân người của Ganesha kể rằng nữ thần Parvati tạo ra Ganesha trong khi chồng mình đi vắng. Nàng để cho Ganesha làm nhiệm vụ canh gác trước cửa phòng tắm của nàng. Khi thần Shiva trở về và muốn vào gặp vợ mình nhưng bị Ganesha ngăn cản, Shiva rút gươm chém đứt đầu Ganesha. Parvati đau khổ bởi cái chết của đứa con vừa tạo ra, thần Shiva đành sử dụng đầu của một con voi – sinh vật mà thần nhìn thấy trước tiên, để hồi sinh cho Ganesha. Ông được coi là vị thần của sự thành đạt, người bảo trợ của giáo dục, trí tuệ và sự giàu có, vị thần luôn giúp đỡ con người vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Trước khi quyết định kinh doanh, mở công ty hay cửa hàng, người ta thường làm lễ vật dâng lên vị thần này để cầu mong làm ăn phát đạt. Có rất nhiều truyền thuyết thú vị xoay quanh vị thần đầu voi này. Theo miêu tả, số tay tối đa của thần Ganesha là 16, nhưng thông thường vẫn là 4. Ông có 1 cái bụng rất to mà theo như giải thích thì đó là cái bụng chứa đựng cả tương lai, quá khứ và hiện tại, hoặc cũng có thể giải thích đơn giản là Ganesha ăn quá nhiều đồ ngọt. Ông là vị thần rất thích bánh kẹo. Tuy mang hơi hướm kích thước của một con voi nhưng thú cưỡi của Ganesha lại là một con chuột. Những bức tranh vẽ thần Ganesha cưỡi chuột hoặc con chuột nằm bên cạnh chân thần được giải thích như sau: con chuột tượng trưng cho sự linh hoạt và khéo léo khi vượt qua những chướng ngại vật, còn con voi – tức thần Ganesha tượng trưng cho sức mạnh có để đạp đổ mọi khó khăn. Trên các bức tranh vễ về thần Ganesha, ông thường được miêu tả với một cái ngà bị gãy và một con rắn quấn trước bụng. Câu chuyện giải thích cho 2 chi tiết kỳ lạ này như sau: Sau một lần ăn quá nhiều kẹo ngọt cúng lễ. thần Ganesha vác cái bụng no căng, cưỡi trên con chuột của mình (tội con chuột!), đi tản mát trong rừng. Con chuột vấp vào một con rắn và làm ngã Ganesha,bụng của ông vỡ tung và rơi ra biết bao nhiêu là kẹo trong đó. Hoảng hốt, Ganesha nhặt hết lại kẹo nhét vào bụng rồi…tiện tay vớ luôn con rắn làm dây buộc bụng (tội con rắn). Thần Ganesha yên trí là trong đêm tối chẳng ai biết được câu chuyện xấu hổ này của thần nhưng Mặt Trăng trên trời thì nhìn thấy hết và cất tiếng cười nhạo Ganesha. Tức giận, Ganesha bẻ luôn một cái ngà của mình ném lên Mặt Trăng, từ đó mà mặt thần bị khuyết mất 1 bên ngà, còn Mặt Trăng cũng từ đó không còn mịn màng như xưa nữa mà nứt nẻ đầy sẹo do lĩnh cú ném của thần Ganesha. Kama
Kama là con trai của thần Vishnu và Laksmi. là vị thần trắng trẻo, đẹp trai nhất trong chư thần (nhìn ảnh là đã thấy oai phong lẫm liệt, đẹp trai uy vũ rồi), và lẽ đương nhiên, bởi vì ông chính là vị thần của tình yêu. Kama cầm một cây cung làm bằng cây mía, dây cung là cả một đàn ong đang bay, đầu mũi tên của thần là những bông hoa dục vọng, khiến kẻ nào bị trúng tên thì sẽ sa vào bể ái tình không dứt ra được. Vợ của thần Kama tên là Rati (Đam mê), và người bạn đồng hành của ông là Vasanta (mùa xuân). Thú cưỡi của Kama là một con vẹt. con vẹt biểu tượng cho sự thông minh, cho trí tuệ sáng suốt, chính sự sáng suốt này sẽ dẫn đường chỉ lối cho tình yêu để con người có thể lựa chọn và đi con đường đúng đắn, bằng phẳng nhất 🙂. Bởi tình yêu có đắm say nhưng cũng không thể đánh mất đi sự sáng suốt của lí trí. Đi hộ tống bên cạnh thần Kama luôn là một đống tiên nữ, và đương nhiên “bầu đoàn thê tử” này đi đến đâu thì ở đấy không khí yêu đương bốc lên ngút trời.
Ganga – nữ thần sông Hằng
Đối với những người theo đạo Hindu, sông Hằng là một dòng sông thiêng, ai tắm trên dòng sông này sẽ được giảm nhẹ các tội lỗi trong đời và có thể tự giải thoát bản thân khỏi sinh tử luân hồi, người chết sau khi hỏa táng cũng thường được rắc tro cốt xuống sông Hằng với niềm tin rằng linh hồn người chết sẽ được lên thiên giới. Chính vì tầm quan trọng của dòng sông mà trong thần thoại Hindu tồn tại Ganga – nữ thần sông Hằng.
Có nhiều phiên bản về nguồn gốc của nữ thần Ganga. Có truyện kể rằng bà được tạo ra từ những giọt nước trong cái bầu đựng nước thánh của Đáng Brahma. Cũng có truyện lại kể sau khi đích thân Brahma rửa chân cho thần Vishnu, ông đã thu lại các giọt nước rửa chân để tạo ra Ganga. Nữ thần Ganga được miêu tả có nước da trắng, đội vương miện trắng, thú cưỡi của bà là một con cá sấu. Tay phải Ganga cầm một bông hoa súng, tay trái cầm một cây đàn
Lúc bấy giờ Ganga vẫn còn ở trên thiên giới. Thần Brahma lệnh cho Ganga xuống trần, dùng dòng nước thiêng của mình để thanh tẩy những linh hồn tội lỗi và giúp họ được siêu thoát. Ganga cảm thấy bị xúc phạm khi phải làm nhiệm vụ đó nên quyết định sẽ dùng dòng nước của mình để nhấn chìm mặt đất. Người duy nhất đủ sức mạnh để ngăn cản Ganga là thần Shiva. thần lấy đầu mình để đỡ dòng nước đổ từ trên trời dội xuống để cứu lấy thế gian, cũng vì thế mà Ganga bị chia làm 3 dòng sông, một chảy qua thiên giới, 1 chảy qua cõi trần và 1 chảy qua địa ngục.
KaliNữ thần của bóng tối và sự hủy diệt – Kali có lẽ là một trong những vị thần đáng sợ nhất trong thần thoại Hindu. Bà ta có nước da màu xanh đen, hàm răng đỏ đầy máu và cái lưỡi dài luôn thè ra một cách thèm thuống trước cảnh giết chóc. Đặc biệt, con mắt thứ 3 ở giữa trán Kali có khả năng đoạt mạng bất cứ sinh vật sống nào chót nhìn vào đó (tương tự như là Medusa trong thần thoại Hy Lạp vậy).
Kali cũng có 4 cánh tay, bà ta thường cầm theo một thanh kiếm và một cái đầu của một con quỷ từng bị bà ta chặt. Quanh cổ mình, Kali còn đeo thêm một cái vòng được kết bằng những chiếc đầu lâu, thắt lưng bằng những cánh tay người .. càng tăng thêm phần rùng rợn của bà ta. Không giống như các nữ thần khác ăn mặc có vẻ bánh bèo, Kali thường ăn mặc rất… sơ sài và thậm chí nhiều bức tranh còn miêu tả bà ta không mặc gì che thân, thể hiện tinh thần phóng túng và tư tưởng tự do của Kali. Về nguồn gốc, Kali chính là một bản thể được tách ra từ nữ thần Durga. Theo truyền thuyết, một năm nọ, có một con quỷ tên Raktabija vô cùng ghê rợn xuất hiện, gây họa cho thế gian. Cứ mỗi một vết thương chém vào thì máu của con quỷ lại chảy xuống đất và biến thành một con quỷ khác ý hệt phiên bản gốc. Nữ thần Durga giao tranh với lũ quỷ nhân bản nhưng giết không xuể. Từ cơn cuồng nộ của mình, Durga tạo ra nữ thần Kali – có thể coi là một phiên bản độc ác hơn của bà. Kali uống hết sạch bất cứ giọt máu nào của con quỷ rơi ra, đồng thời vung kiếm chém giết bất cứ con quỷ nào được nhân bản, nhờ thế mà Durga có thể giết được con quỷ gốc. Tuy nhiên, nữ thần Kali, do uống quá nhiều máu quỷ, bà ta trở nên điên loạn và khát máu, khoái trá về cảnh chết chóc và nhảy múa một vũ điệu điên rồ. Người duy nhất có thể kìm chế Kali lại chính là thần Shiva. Ông tự nguyện nằm xuống đất và để Kali nhảy nhót trên thân thể mình, tránh cho thế gian bị chao đảo theo từng bước chân của Kali. Chính vì thế các bức tranh vẽ về nữ thần Kali thường minh họa bà ta đang dẫm chân lên người thần Shiva nằm ở dưới là vì thế.Indra
Indra, hay còn được dịch là Đế Thích Thiên hay Ngọc Hoàng, là vị thần sấm sét và mưa giông trong văn hóa Ấn Độ và cũng được coi là vị thần có quyền lực cai quản chư thần, á thần và thiên giới, đương nhiên vẫn ngồi chiếu dưới so với 3 vị Trimuti ( trong thời kỳ đầu của nền văn hóa Veda, Indra được tôn sùng là vị thần tối cao cho đến cuối thời kỳ này mới phải nhường vị trí số 1 cho các thần Brahma, Vishnu, Shiva). Tương truyền, Indra là con của trời và đất. Khi đẻ ra, nhờ uống một loại rượu thần mà thân thể Indra cao lớn, sức mạnh khủng khiếp khiến bố mẹ cũng phải sợ hãi mà chạy về 2 hướng khác nhau, thế là từ đó trời với đất mới cách xa nhau như bây giờ. Thần Indra có 4 tay: tay cầm tia chớp, tay cầm vỏ ốc, tay cầm cung tên, tay cầm móc câu, mắt mọc trên khắp người, vì vậy còn được gọi là Thiên Nhãn Thần. Trông tạo hình oai phong lẫm liệt, quả nhiên có thể coi là chiến binh mạnh nhất Thiên giới, thống lĩnh chư thần (Devas) chống lại quỷ dữ. Thú cưỡi của Indra là con voi trắng 4 ngà – vua của loài voi. Thần Indra được cho là vị thần bảo hộ cho phương Đông.
Agni
Agni là thần lửa, em trai của thần Indra (một phiên bản khác thì lại kể ông là con trai của thần Brahma). Ông chính là biểu trưng cho ngọn lửa gia đình. Những người thờ cúng thần Agni để cầu mong có thể sinh con nối dõi, dòng họ thịnh vượng phát đạt.
Thần Agni da toàn thân một màu đỏ rực, Thần có hai mắt : lửa mặt trời và lửa trần thế, có bảy cánh tay có thể với tới bảy lục địa và ba chân tượng trưng cho ba ngọn lửa của đời người : lửa thiêng, lửa cưới và lửa tang. Thú cưỡi của Agni là một con dê. Lửa là một yếu tố không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của đời người như đám cưới, đám tang, đám hỏi, đám giỗ, ăn khao vào đại học… (đùa thôi), chính vì thế mà thần Agni rất gần gũi với con người, chính vì thế thường nhận lãnh nhiệm vụ sứ giả, người truyền tin và kết nối thần với người và ngược lại.
Yama
Trong thần thoại Hindu, Yama là vị thần cai quản địa ngục (Diêm vương) và cũng là vị thần đại diện cho công lý, người bảo hộ của phương Nam. Những phụ tá luôn đi cùng thần Yama bao gồm Kala (Thời gian), Jara (Tuổi già), Vyadhi (Bệnh tật), Krodha (Tức giận) và Asuya (Ghen tuông) – có lẽ theo quan niệm của đạo Hindu thì đây là những yếu tố khiến con người ta đi đến cái chết nhanh nhất.
Ngoài ra, thần Yama còn có một trợ lý đắc lực nữa là Chitragupta – vị thần nắm giữ sổ sách sinh tử, chịu trách nhiệm ghi chép lại mọi hoạt động thiện-ác của một con người để báo cáo lại cho Yama, từ đó thần Yama sẽ có cơ sở để phán quyết một linh hồn. Linh hồn nào “hạnh kiểm tốt” thì được lên thiên giới (Svarga), “hạnh kiểm xấu” thì bị đày xuống địa ngục (Naraka), còn xếp hạng trung bình thì được đưa đi đầu thai sống thêm kiếp nữa.
Về nguồn gốc của thần Yama cũng không được thống nhất. Đa phần người ta kể rằng thần Yama từng là con người đầu tiên trải qua cái chết vì thế được trở thành vị thần cai quản cái chết. Ông là con trai của thần Mặt trời Surya. Ông còn có một người em gái song sinh tên là Yami – nữ thần của dòng sông Yamuna (trong một số câu chuyện thần thoại thì Yama và Yami chính là tổ tiên của nhân loại). Thần Yama được miêu tả với nước da màu xanh, mặc áo đỏ, đầu đội vương miện sáng bóng và thường cưỡi một con trâu. Ông luôn cầm theo một sợi thòng lọng thần để bắt giữ linh hồn.
Người ta tin rằng, muốn tránh bị thần Yama bắt đi thì có thể cầu nguyện và gọi tên 3 vị thần tối cao Brahma, Vishnu và Shiva. Đương nhiên, cách này cũng sẽ chẳng hiệu quả đâu vì chẳng ai có thể tránh khỏi cái chết hơn 1 lần cả. Có một câu chuyện về một người đàn ông tên Markandeya – một tín đồ sùng đạo, một lòng trung thành và tôn thờ thần Shiva. Khi đến số phải chết, thần Yama rất muốn vào bắt Markandeya về địa ngục nhưng ông ta lại cứ quỳ lậy và ở lì bên trong đền thờ của thần Shiva, bên cạnh bức tượng Linga (biểu tượng dương vật của thần Shiva), khiến thần Yama không dám xông vào. Ông bèn dùng sợi dây thòng lọng của mình quăng vào, kéo Markandeya xuống địa ngục, ngờ đâu kéo luôn cả tượng Linga của Shiva. Thần Shiva nổi giận vì sự mạo phạm này (à, nó dám lấy dây buộc thằng nhỏ của mình), đá chết thần Yama ( thần chết bị đá chết!). Mọi chuyện tưởng rằng xong xuôi nhưng hóa ra thần Shiva đã gây ra họa lớn. Vì không còn thần Yama, con người trở nên bất tử. Chẳng một ai chết nữa nên thế giới dần trở lên quá tải, và vì không phải sợ hãi cái chết nữa, con người cũng liều lĩnh và bất cần hơn, sẵn sàng làm những điều xấu xa mà không sợ quả báo hay phán xét. Trước tình trạng hỗn loạn đó, các chư thần họp nhau lại và thần Shiva buộc phải hồi sinh thần Yama ngay tức khắc.
Varuna
Trong thần thoại Hindu, thần Varuna có thể được xem là vị thần cổ xưa nhất được tôn thờ. Lúc ban đầu, người ta coi ông chính là vị thần tối cao, người sáng tạo ra vũ trụ và vạn vật, vị thần của luật pháp, người canh gác thế giới người chết. Ông là người chịu trách nhiệm điều khiển thời tiết mưa giông, là vị quan tòa phán xét linh hồn một con người là có tội hay không cũng như có quyền năng ban cho hoặc tước bỏ sự bất tử đối với một chúng sinh. Nói tóm lại, ở thuở ban đầu, Varuna là vị thần toàn năng và nắm vai trò quan trọng nhất trong các vị thần.
Tuy nhiên, sau một biến cố, khi một con quỷ đánh cắp nguồn nước của cả thế giới, khiến trời đất hỗn loạn, Varuna không thể tự mình đánh bại con quỷ mà phải dựa vào thần sấm sét và chiến tranh Indra giúp sức. Vậy là từ đó, thần Indra dần chiếm lấy vai trò đứng đầu của thần Varuna, trở thành vua của chư thần, còn thần Varuna, trở thành vị thần nước, vua của đại dương, người cai quản tất cả các nguồn nước và là vị thần bảo hộ cho phương Tây. Tuy rằng quyền lực và vai trò đã không còn được như trước nhưng với việc kiểm soát nguồn nước, thần Varuna vẫn là một trong những vị thần quan trọng trong đời sống của nhân dân Ấn Độ.
Varuna thường xuất hiện cùng vợ là nữ thần Varuni. Mỗi khi di chuyển, ông cưỡi trên lưng con thần thú Makara – một sinh vật biển được miêu tả đầu cá sấu, thân voi, vảy cá, đuôi công. Varuna cầm trên tay một sợi dây thừng mà ông dùng để trói những kẻ ác, thế nhưng ông cũng được coi là có lòng nhân từ khi sẵn sàng thả những kẻ có tội nếu họ biết ăn năn hối lỗi.
Partager :
Published by
PeterPotter
View all posts by PeterPotter
Leave a comment Cancel reply
Post navigation
Previous post: Phân loại Phù thủy – Pháp sư Next post: Thần khỉ Hanuman Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use. To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy- Comment
- Reblog
- Subscribe Subscribed
- Epic Join 157 other subscribers Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- Epic
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Copy shortlink
- Report this content
- View post in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Các Vị Thần ở ấn độ
-
Trimurti – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Vị Thần Hindu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Vị Thần Ấn Độ - Thuy Trinh's Blog
-
Các Vị Thần Tiêu Biểu Trong Thần Thoại Ấn Độ - Truyện Cổ Tích
-
10 Trong Số Các Vị Thần Hindu Quan Trọng Nhất - EFERRIT.COM
-
Tại Sao Ấn Độ Giáo Có Nhiều Thần đến Vậy?
-
Top 3 Các Vị Thần Ấn Độ Tiêu Biểu Trong Ấn Độ Giáo - FSFamily
-
3 Vị Thần Quyền Lực Nhất Trong Thần Thoại Ấn Độ - YouTube
-
Những Thần Thánh Của Ấn Độ - CAND
-
Các Vị Thần Hindu
-
Các Vị Thần Tiêu Biểu Trong Ấn Độ... - Hướng Dẫn Viên Du Lịch
-
Thần Linh Trong Thần Thoại Cổ đại | Giác Ngộ Online
-
Dự án Ấn Độ Giáo - H-B Woodlawn