Các Vụ án Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Nổi Bật Nhất Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Tại Việt Nam tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền tác giả nói riêng diễn ra một cách phổ biến. Rất nhiều trường hợp vi phạm nhưng chưa được xử lý một cách triệt để, thời gian xử lý kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền của người bị xâm hại, ý thức và hiểu biết của người dân về sở hữu trí tuệ thấp dẫn đến việc ngang nhiên sử dụng mà không có sự cho phép của người có quyền. Chúng ta có thể liệt kê một số vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới đây.
Tranh chấp về bản quyền tác giả đối với truyện tranh “Thần đồng đất Việt”
Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi bật nhất tại Việt Nam
Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh TĐĐV. Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78, Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị vẫn thuê họa sĩ làm tiếp và xuất bản từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Linh.
Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh; được TAND Q.1 ra quyết định thụ lý, tuy nhiên sau đó vụ việc được chuyển lên TAND TP.HCM.
Năm 2008, Lê Linh nhiều lần thay đổi yêu cầu khởi kiện, rồi cuối cùng rút đơn tại TAND TP.HCM và sau đó chuyển đơn khởi kiện trở lại TAND Q.1.
Năm 2017, Lê Linh yêu cầu tòa án trưng cầu giám định của Trung tâm giám định quyền tác giả.
Từ 18.5 – 11.10.2018, TAND Q.1 triệu tập 4 lần nhưng không đủ mặt hai bên.
Ngày 28.12.2018, TAND Q.1 đưa vụ án ra xét xử nhưng hoãn vì bị đơn vắng mặt.
Ngày 24.1.2019, phiên tòa sơ thẩm diễn ra; ngày 18.2, TAND Q.1 tuyên án sơ thẩm.
Ngày 16.7.2019, TAND TP.HCM mở phiên phúc thẩm theo kháng cáo của bị đơn; sáng 3.9, TAND TP.HCM tuyên y án sơ thẩm.
Vụ án tranh chấp bản quyền vở diễn Thuở ấy xứ Đoài
Vụ vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này kéo dài gần hai năm, liên quan vở diễn dựng thực cảnh về văn hóa xưa ở vùng Bắc Bộ có tên Ngày xưa (còn gọi Thuở ấy xứ Đoài). Theo hợp đồng, Tuần Châu Hà Nội trả hơn 7 tỷ đồng để DS dựng nội dung, kịch bản, thiết kế kỹ thuật… Do hai bên mâu thuẫn, đạo diễn Việt Tú đăng ký quyền tác giả với Ngày xưa và DS đăng ký quyền sở hữu tác phẩm.
Tuần Châu Hà Nội sau đó khởi kiện, đòi DS chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm và bồi thường hơn 6 tỷ đồng chi phí thuê bên thứ ba dựng tác phẩm khác, thuê luật sư. Phía DS cũng phản tố, đề nghị tòa chấp nhận tác phẩm mà Tuần Châu Hà Nội thuê công ty khác dựng có tên Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Ngày xưa. DS yêu cầu Tuần Châu Hà Nội bồi thường thiệt hại.
Tại bản án sơ thẩm tuyên tháng 3, TAND Hà Nội xác định quyền sở hữu vở diễn thuộc về Tuần Châu Hà Nội còn quyền tác giả duy nhất thuộc về đạo diễn Việt Tú. Tuần Châu Hà Nội phải trả cho DS hơn 600 triệu đồng do Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Ngày xưa.
Các bên cùng kháng cáo. Ở giai đoạn phúc thẩm, ông Nam muốn tham gia với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan chứ không phải nhân chứng.
Phiên phúc thẩm ngày 18/11/2019, TAND Cấp cao tại Hà Nội cho rằng có một số tình tiết cần phải xác minh, thu thập thêm chứng cứ nên dừng xét xử.
Sau khi dừng phiên xử phúc thẩm ngày 18/11/2019 để thu thập chứng cứ, Công ty Tuần Châu Hà Nội (nguyên đơn) và Công ty DS (bị đơn) cùng đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam (tác giả của vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ) đã hòa giải, đạt được thỏa thuận trong một số nội dung. DS bàn giao quyền chủ sở hữu kịch bản vở diễn Ngày xưa cho Tuần Châu Hà Nội. Tuần Châu là chủ sở hữu. còn đạo diễn Việt Tú là tác giả.
Vụ tranh chấp nhãn hiệu mì Hảo Hảo và mì Hảo Hạng
Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi bật nhất tại Việt Nam
Ngày 26/1/2015, Acecook phát hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia Foods có kiểu dáng thiết kế bao bì gây nhầm lẫn với mì Hảo Hảo. Cụ thể, kiểu chữ, hình tô mì, sợi mì tôm, màu sắc chủ đạo của bao bì tạo nên một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo đã được bảo hộ và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận.
Cho rằng thiết kế mới đây của mì Hảo Hạng giống hệt với bao bì mì Hảo Hảo của mình, Acecook Việt Nam quyết định kiện ra tòa, yêu cầu bốn vấn đề: xác định hành vi vi phạm của Asia Foods, buộc chấm dứt vi phạm, Asia Foods đăng báo xin lỗi công khai trong ba kỳ, bồi thường thiệt hại gần 700 triệu đồng cho Acecook.
Đầu tháng 2, Acecook Việt Nam gửi công văn khuyến cáo Asia Foods về hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu. Sau đó, 2 bên nhiều lần làm việc với nhau nhưng không đạt được thống nhất.
Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên mì Hảo Hạng của Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với mì Hảo Hảo của Acecook. Do đó Asia Foods phải chấm dứt vi phạm, đăng báo xin lỗi công khai ba kỳ liên tiếp. Tòa cũng tuyên Asia Foods bồi thường 80 triệu đồng chi phí luật sư cho Acecook.
Vụ án vi phạm nhãn hiệu Asano
Năm 2008, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Asano.
Đến năm 2015, Công ty phát hiện trên thị trường có Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam sử dụng nhãn hiệu Asanzo có kiểu dáng, mẫu mã giống với nhãn hiệu Asano mà công ty đã được đăng ký bảo hộ.
Ngày 10/8/2015, Công ty Đông Phương đã gửi hồ sơ cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ để giám định.
Ngày 18/8/2015, kết luận giám định khẳng định, dấu hiệu Asanzo là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Asano.
Công ty Đông Phương sau đó gửi văn bản yêu cầu xử phạt hành vi trên tới các cơ quan chức năng, nhưng không nhận được phản hồi. Trong khi đó, Công ty Asanzo vẫn quảng bá rộng rã nhãn hiệu trên các phương tiện đại chúng.
Vì vậy, Công ty Đông Phương đã gửi khởi kiện vụ việc ra tòa án, yêu cầu Công ty Asanzo phải bồi thường thiệt hại số tiền tạm tính là 500 triệu đồng, xin lỗi cải chính công khai và xóa bỏ toàn bộ hàng hóa đang dán nhãn hiệu.
Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM năm 2018 đã tuyên buộc Công ty Asanzo chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông Phương.
Trên đây là tổng hợp vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi tiếng mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể trực tiếp trao đổi cùng đội ngũ luật sư của Phan Law Vietnam theo thông tin liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Từ khóa » Những Vụ Kiện Vi Phạm Bản Quyền
-
Những Vụ Kiện Liên Quan đến Vi Phạm Bản Quyền âm Nhạc Gây Chấn ...
-
Kiện 'ông Lớn' Vi Phạm Bản Quyền: Không Chỉ Là đánh động!
-
Thấy Gì Từ Những Vụ Kiện Nổi Tiếng Về Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công ...
-
Những Vụ Vi Phạm Bằng Sáng Chế Xôn Xao Nhất Giới Công Nghệ
-
Sử Dụng 2 đoạn Phim Không Xin Phép, Phong Phú Sắc Việt Thua ...
-
Vi Phạm Bản Quyền - Báo Tuổi Trẻ
-
06 Bản án Về Các Vụ Tranh Chấp Liên Quan đến Sở Hữu Trí Tuệ
-
Bản án Về Tranh Chấp Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Số 36/2018/KDTM-ST
-
+ Xử Lý Hành Vi Vi Phạm Bản Quyền Tác Giả Như Thế Nào? - Luật Trí Nam
-
Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn: Rap Việt Vi Phạm Bản Quyền Tác Giả
-
Vi Phạm Bản Quyền ở Việt Nam: Cần Làm Gì để Ngăn Ngừa, Kiểm Soát?
-
Ngăn Chặn Tình Trạng Vi Phạm Bản Quyền - Báo Nhân Dân
-
Top 10 Vụ Kiện Tranh Chấp Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Trong Ngành Công ...
-
Vi Phạm Bản Quyền – Wikipedia Tiếng Việt