+ Xử Lý Hành Vi Vi Phạm Bản Quyền Tác Giả Như Thế Nào? - Luật Trí Nam

Trường hợp nào vi phạm bản quyền tác giả?

Vi phạm bản quyền là hành vi xâm phạm trái phép quyền tác giả của chủ thể khác dù họ có hoặc không có đăng ký quyền tác giả. Theo Luật sở hữu trí tuệ cá nhân, tổ chức có một trong các hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền tác giả

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả.
  2. Mạo danh tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu.
  10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu.
  11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu.
  12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu.

Phòng tránh hành vi xâm phạm bản quyền như thế nào?

Bảo vệ bản quyền tác giả trước sự xâm phạm là tác dụng cao nhất của Giấy chứng nhận quyền tác giả. Do đó Luật Trí Nam khuyến nghị Quý khách hàng phòng tránh hành vi vi phạm bản quyền thông qua những công việc cần làm sau:

✔ Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả

Tác phẩm khi đã đăng ký bản quyền sẽ giúp cho chủ sở hữu, tác giả được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước hỗ trợ ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình.

Tham khảo: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả

✔ Xây dựng quy chế sử dụng tác phẩm, sản phẩm sở hữu tại doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp sở hữu nhiều bản quyền tác phẩm đã xây dựng quy chế sử dụng tác phẩm chi tiết và chặt chẽ giú đảm bảo:

  • Xác định được người làm lộ, thất thoát thông tin bản quyền ra bên ngoài;
  • Luôn ràng buộc nghĩa vụ với các cá nhân được doanh nghiệp giao quản lý tác phẩm thông qua hợp đồng, văn bản nên đảm bảo những cá nhân sẽ nỗ lực bảo mật thông tin cho doanh nghiệp.
  • Cập nhật quy định về luật vi phạm bản quyền để khi có sự việc xảy ra có đủ cơ sở pháp lý để đưa ra phương án xử lý hành vi vi phạm bản quyền gặp phải.

Khởi kiện hành vi vi phạm bản quyền tác giả

Thời gian gần đây các vụ kiện tranh chấp bản quyền được Tòa án xét xử nhiều và phổ biến tại các thành phố lớn. Luật sư nhận thấy trong yêu cầu khởi kiện đa phần đều thiên về hướng xác định chủ sở hữu, tác giả hợp pháp của tác phẩm để yêu cầu chấm dứt hành vi sử dụng tác phẩm trái phép chứ chưa làm rõ được các thiệt hại chủ sở hữu, tác giả hợp pháp bị gánh chịu trước hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Thông thường các thiệt hại hợp pháp bị hành vi vi phạm bản quyền xâm phạm sẽ bao gồm:

  • Thiệt hại do phí chuyển nhượng bản quyền không được chi trả: Đây là thiệt hại chính bởi nếu các khách hàng phải trả khoản phí mua bản quyền để sử dụng thì các hành vi vi phạm bản quyền đã làm thiệt hại cho doanh nghiệp bạn bằng với số tiền nhượng quyền đã mất đi.
  • Thiệt hại do khoản lợi trực tiếp bị mất đi: Đây là thiệt hại khó chứng minh nhưng được luật thương mại quy định và bảo vệ các thương nhân trong hợp đồng thương mại. Khoản lợi trực tiếp mất đi này đã được nhiều vụ án được trọng tài thương mại chấp thuận trong quá trình khởi kiện. Ở tòa án thì trong khuôn khổ thông tin có được thì hiện chưa có án lệ nào giải quyết được yêu cầu này.

Mức phạt hành vi vi phạm bản quyền bao nhiêu?

Kiến nghị cơ quan chức năng xử lý phạt vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền cũng là một hành động quan trọng làm cho đối tượng xâm phạm bản quyền sớm chấm dứt hành vi xâm phạm. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt tiền áp dụng sẽ khác nhau đối với cá nhân hoặc tổ chức.

  • Đối với cá nhân mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan là 250.000.000 đồng và đối với tổ chức là 500.000.000 đồng tùy theo từng loại hành vi và mức độ vi phạm.
  • Bên cạnh những hình phạt chính đó là những hình phạt bổ sung đối với những cá nhân, tổ chức cố ý thực hiện những hành vi xâm phạm và cùng với đó là áp dụng kèm theo các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quyền tác giả gây ra đối với chủ sở hữu tác phẩm bị xâm phạm.

Tư vấn xử lý hành vi vi phạm bản quyền tác giả uy tín

Luật sư Trí Nam nhận xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả cho khách hàng đảm bảo uy tín. Hệ thống pháp luật vi phạm bản quyền còn sơ sài và chưa có nhiều chế tài có tính răn đe mạnh mẽ nhưng với sự trợ giúp của Luật sư chắc chắn việc chặn đừng hành vi xâm phạm bản quyền sẽ được thực hiện. Vì vậy ngay hôm nay Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ pháp lý hãy gọi ngay tới luật sư theo số 0904.588.557.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất!

Tham khảo: Dịch vụ đăng ký quyền tác giả trọn gói

Từ khóa » Những Vụ Kiện Vi Phạm Bản Quyền