Cách ăn Dứa Nhiều Không Bị Rát Lưỡi - AFamily

Dứa là một loại quả nhiệt đới cực kỳ ngon và tốt cho sức khỏe. Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các dưỡng chất khác có lợi cho cơ thể. Chẳng hạn như các enzym kháng viêm.

Dứa rất giàu vitamin C và mangan. Vitamin C cần cho sức đề kháng, hấp thụ sắt. Trong khi đó, mangan cung cấp các đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ trao đổi chất. Ngoài ra, dứa còn được biết đến với nhiều tác dụng như hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Dứa vào mùa vừa ngon vừa ngọt, nhưng không phải lúc nào bạn cũng chọn được quả dứa ưng ý và ăn nhiều không bị rát lưỡi. Chị em có thể thử cách sau nhé.

Cách ăn dứa nhiều mà không bị rát lưỡi, dám cá là nhiều chị em chẳng biết bí quyết này - Ảnh 1.

1. Ngâm dứa bằng nước muối

Dứa giàu dinh dưỡng và vitamin, loại quả này cũng cung cấp lượng nước dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, dứa chứa hàm lượng calo thấp, thích hợp cho những người theo đuổi chế độ giảm cân hoặc ăn kiêng.

Trong quả dứa chứa một chất gọi là bromelain, nếu ăn nhiều sẽ gây rát lưỡi.

Cách ăn dứa nhiều mà không bị rát lưỡi, dám cá là nhiều chị em chẳng biết bí quyết này - Ảnh 2.

Để tránh tác dụng phụ này khi thưởng thức dứa, bạn có thể ngâm qua dứa với nước muối nhạt. Nước muối giúp phân hủy bromelain. Ngoài ra, ngâm dứa trong nước muối có thể làm dứa ngọt hơn, ăn không có cảm giác nhạt nhẽo.

2. Ngâm baking soda

Ngoài cách ngâm dứa với nước muối, bạn có thể ngâm dứa với baking soda. Hòa tan baking soda vào nước, cho dứa vào và ngâm trong vài phút.

Cách ăn dứa nhiều mà không bị rát lưỡi, dám cá là nhiều chị em chẳng biết bí quyết này - Ảnh 3.

Dứa khi ngâm với baking soda sẽ bớt chua và loại bỏ vị đắng nếu có. Ăn dứa ngâm với baking soda sẽ có vị ngọt đặc biệt. Ngoài ra, màu dứa cũng sáng và tươi hơn.

3. Chần qua nước nóng 70 độ

Nghe có vẻ khó tin, nhưng đây là một trong những mẹo ăn dứa của nhiều chị em thông thái. Thoạt đầu, ai cũng nghĩ chần dứa khiến nó bị nhũn. Tuy nhiên, khi nước sôi khoảng 70 độ, chần qua rồi thả vào nước đá. Vớt dứa ra để ráo là dứa cực kỳ giòn ngọt.

Cách ăn dứa nhiều mà không bị rát lưỡi, dám cá là nhiều chị em chẳng biết bí quyết này - Ảnh 4.

Một vài lưu ý nhỏ khi chọn mua dứa

Kể cả khi dứa vào mùa, bạn cũng sẽ có lúc mua phải những quả dứa không ngon. Trước tiên, hãy quan sát màu sắc vỏ dứa. Vỏ dứa màu cam sẽ cho hương vị thơm ngon nhất. Nếu dứa hơi xanh, vị có thể sẽ sượng và không giòn. Nếu quả dứa màu cam nâu hoặc cầm vào thấy mềm thì nó đã quá chín, ăn sẽ có mùi ủng và nhão.

Thứ hai, bạn có thể ngửi mùi dứa. Nếu quả dứa tỏa ra mùi thơm thoang thoảng thì nó chín tới, có thể ăn trực tiếp. Nếu mùi dứa quá nồng, nghĩa là chín quá và lên men. Không nên mua loại dứa này về ăn.

Ăn dứa cần chú ý gì?

Mặc dù dứa là loại quả ít gây dị ứng, tuy nhiên cũng có những người bị dị ứng khi ăn dứa. Hãy chắc chắn là bạn không bị dị ứng hãy thưởng thức loại quả này.

Những người bị tiểu đường nên lưu ý đến khẩu phần ăn để giữ lượng đường trong máu ổn định.

Dứa giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, tuy nhiên ngay cả khi bạn không bị dị ứng hoặc tiểu đường, cũng không nên ăn dứa quá nhiều. Chúng có thể mang lại tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Bromelain là tác nhân gây rát lưỡi và chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Bởi vậy, người dùng thuốc làm loãng máu nên ăn dứa với lượng phù hợp. Những người nhạy cảm với bromelain, dễ tiêu chảy cũng nên ăn dứa vừa phải.

Từ khóa » Cách ăn Dứa Không Bị Rát Lưỡi