Cách Cách Là Gì? Cách Cách Có Khác Gì Công Chúa Không?
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là người hay xem phim cổ trang Trung Quốc thì chắc hẳn không lạ với từ Cách cách. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ cách cách là gì? Và cách cách có thực sự là con gái của vua như nhiều người vẫn nghĩ. Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Cách cách là gì?
Cách cách là danh xưng chỉ tước hiệu của nữ quý tộc thời nhà Thanh. Cách cách được viết theo tiếng Trung là 格格. Khác với như trong phim thì Cách cách không thực sự phải là công chúa (con của Hoàng Thượng nhà Thanh) và con của giới quý tộc cũng được gọi là Cách cách.
Nguồn gốc của Cách cách
Cách cách bắt nguồn từ nhà Hậu Kim. Trong triều Hậu Kim thì con gái của các vị hoàng thân cốt thích trong Hoàng tộc như Quận Vương, bối lặc, Thân vương… đều gọi là Cách cách và dùng của tên chồng mình lên trước đặt như vi hiệu ví dụ như: Ba Ước Đặc Cách cách, Cáp Đạt Cách cách…
Đối với người Mãn Châu thì Cách cách cũng như là một danh xưng bình thường chỉ về nữ giới trong gia đình thế gia. Ngoài ra từ này cũng chỉ những người đang đến xuân thì, chuẩn bị đi cưới gả. Trong hậu cung thời nhà Thanh thì Cách cách như là một danh xưng cho các thê thiếp cấp thấp của hoàng thượng. Thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Cách cách xếp trong hàng Thứ Phúc tấn là hầu thiếp có địa vị thấp trong nội viện.
Vào năm 1660 (năm Thuận Trị thứ 17) đưa ra quy định về phong hiệu cho con gái quý tộc như sau:
Quận chúa (郡主): Con gái đích xuất của Thân vương
Huyện chúa (县主): Con gái đích xuất của Quận vương
Quận quân (郡君): Con gái đích xuất của Bối lặc, con gái thứ xuất của Thân vương
Huyện quân (县君): Con gái đích xuất của Bối tử, con gái thứ xuất của Quận vương
Hương quân (鄉君): Con gái đích xuất của Quốc công, con gái thứ xuất của Bối lặc
Trước khi được phong tước thì các Cách cách này được gọi là Tông nữ (宗女). Tước vị Cách cách này không giới hạn xuất thân mà các con gái của dòng Ái Tân Giác La (hậu duệ Thanh Thái Tông) lẫn Giác La (dòng dõi Thanh Thái Tổ) đều có thể được xét phong tước.
Đến thời Khang Hi thì đưa ra quy định cụ thể trong hậu cung bằng Bát đẳng hậu phi nên Cách cách không dùng trong hậu cung mà chuyển làm danh xưng của nữ quyến trong Vương Phủ và Hoàng thân cốt thích. Tuy nhiên, nếu không được phong hiệu thì cũng không được gọi là Cách Cách. Ngoại trừ Công chúa còn Quận chúa và huyện chú thì vẫn cần phải phong hiệu. Nếu Tông nữ cách cách là bé gái mồ côi hoặc quả phụ thì có thể đến Tông Nhân Phủ xin trợ cấp mỗi tháng là 2 lượng bạc.
>> Xem thêm:
Thị tẩm là gì? Bí ẩn không phải ai cũng biết về chuyện riêng tư của vua
Ngỡ ngàng trước nhan sắc của tứ đại mỹ nhân Việt Nam thời phong kiến
Quy định phong tước cho Cách Cách
Trong đời Thanh, đa số những người đã kết hôn hoặc đính hôn mới được phong tước. Cụ thể sau khi đính hôn hoặc kết hôn thì đem giấy tờ thông tin lên Tông Nhân phủ. Trong giấy phải nêu rõ tên tuổi, xuất thân, tước vị của phụ thân, thân phận của mẫu thân. Quá trình này được gọi là Thỉnh phong (请封).
Sau khi xét duyệt, Tông Nhân phủ phê duyệt thì Cách cách đó mới có tước hiệu và ban tước tương ứng cho Ngạch Phò. Vì thế Tông nữ triều Thanh hiếm khi chưa có chồng mà đã có tước trừ các trường hợp như Cố Luân Hòa Kính Công chúa.
Nhà Thanh có một số quy định cụ thể về tước vị Tông nữ như sau:
Năm Khang Hi nguyên niên (1662): Con gái nuôi của Tông thất Vương công, khi thụ phong không thể dùng án theo tước của cha nuôi mà chỉ ban dựa theo tước của cha ruột.
Năm Khang Hi thứ 36 (1697): Con gái của Tông thất Vương công sau khi phong tước thì giả như phụ thân có việc gì mà được thăng tước hay bị giáng tước thì cũng không ảnh hưởng đến tước vị của Cách cách đó.
Năm Khang Hi thứ 40 (1701): Nếu Tông nữ có tước vị qua đời thì Ngạch phò nếu không cưới vợ kế thì được giữ lại tước vị. Còn nếu đã cưới vợ kế thì không sẽ bị mất tước vị.
Năm Càn Long thứ 13 (1748): Thứ nữ của Thân vương cùng Quận vương, nếu gả cho Mông Cổ vương công làm vợ thì dựa theo tiêu chuẩn của Đích nữ mà thụ phong.
Năm Càn Long thứ 22 (1757): Nếu Ngạch phò nếu bị hạch tội thì cả chồng và vợ đều sẽ bị tước đi tước hiệu.
Năm Càn Long thứ 27 (1762): Tông nữ con gái từ Bối lặc trở xuống nếu tiêu chuẩn phong tước cho Đích nữ chỉ áp dụng cho một vị. Còn lại đều thụ phong dựa theo như quy định của các Thứ nữ trước đó nếu các Thứ nữ khác trong nhà đều không được thụ tước.
Năm Càn Long thứ 46 (1781): Con gái của Thân vương cùng Quận vương do Trắc Phúc tấn sinh ra nếu bị chỉ gả cho Mông Cổ vương công thì không phong tước.
Năm Đồng Trị thứ 2 (1863): Tông nữ thuộc huyết mạch Càn Long Đế trở về gần phong tước vẫn cấp bổng lộc.Còn lại xa hơn chỉ được phong tước nhưng không cấp bổng lộc.
Các suy nghĩ sai lầm về Cách cách
Do sự xuất hiện của Cách cách trên các bộ phim truyền hình và tác phẩm văn học hiện nay đã tạo ra lầm tưởng không đáng có của mọi người đến từ Cách cách. Đa số nhiều người lầm tưởng rằng Cách cách là danh hiệu của con gái hoàng thượng theo tiếng Mãn nhưng sự thực không phải vậy.
Bộ phim truyền hình nổi tiếng “Hoàn châu Cách cách” là ví dụ cụ thể khi trong phim đã có cảnh Vua Càn Long phong cho Tiểu Yến Tử làm con gái nuôi của mình với danh hiệu Hoàn Châu Cách cách (还珠格格). Còn trong nguyên tác thì Hạ Tử Vy làm Minh Châu Cách cách (明珠格格) còn Tiểu Yến Tử đổi thành Hoàn Châu Quận chúa (还珠郡主). Cả trong nguyên tác lẫn trong phim đều không đúng với lịch sử. Và trong phiên bản làm lại Tân Hoàn Châu Cách đã được biên kịch sửa lại.
Những Cách cách nổi tiếng trong lịch sử
Cách cách Hiển Dư
Tân Hoàn Châu Cách tên là Ái Tân Giác La Hiển Dư, con gái thứ 14 của Túc thân vương Thiện Kỳ. Nàng sinh ra vào những năm cuối triều đại nhà Thanh. Ngay từ nhỏ, nàng là một cô bé thông minh, ham học hỏi nên được phụ thân rất yêu quý. Năm lên 6 tuổi, Cách cách Hiển Dư được cha gửi sang du học tại Nhật Bản. Tuy nhiên do tiếp xúc với chủ nghĩa phát xít và xu hướng bạo lực nên nàng dần trở lên ương bướng.
Khi trở về thì Cách cách Hiển Dư đã thay đổi ngoại hình, cắt tóc ngắn, mặc đồ tây như nam giới. Và nàng bị lợi dụng, dần trở thành gián điệp cho Nhật Bản. Sau khi Nhật bại trận, Cách cách Hiển Dư bị bắt và tử hình vì tội phản quốc khi chỉ 41 tuổi.
Cách cách Vương Mẫn Đồng
Vương Mẫn Đồng được coi là cách xinh đẹp nhất nhà Thanh. Nàng có tên tiếng Mãn là Hoàn Nhan Lập Đồng Ký đồng thời chính là cháu của hoàng đế Càn Long. Do sinh ra trong thời kỳ suy tàn của triều đại nhà Thanh nên nàng không có một cuộc đời trọn vẹn. Nhà Thanh sụp đổ cũng là lúc nàng rơi vào tình cảnh nghèo đói, không người thân khi về già. Để tồn tại, nàng phải làm những công việc vặt để mưu sinh cũng như được hàng xóm giúp đỡ cho đến lúc qua đời vào năm 2003.
Cách cách Uyển Dung
Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh. Cách cách Uyển Dung có xuất thân cao quý khi nàng sinh ra trong gia tộc Quách Bố La có cha là đại thần nắm quyền lực rất to lớn trong triều đình. Nổi tiếng với việc am hiểu văn hóa Phương Tây. Tuy nhiên, nàng cũng không tránh khỏi cảnh ly tán gia đình khi cùng chồng chuyển tới Thiên Tân cũng như nhiều nhà lao khác và cuối cùng kết thúc cuộc đời bằng chứng bệnh suy dinh dưỡng và nghiện ngập
Khác với những vị hoàng hậu đời trước, Uyển Dung phải chịu cảnh lưu lạc, ly tán do thời kỳ bấy giờ, đất nước Trung Quốc vô cùng loạn lạc. Bà đã từng theo chồng chuyển đến Thiên Tân, chịu sự quản lý gắt gao của quân Nhật, sau này lại bị bắt giam và luân chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác để rồi cuối cùng ra đi do chứng nghiện ngập và suy dinh dưỡng.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ cách cách là gì, Cách cách và công chúa có gì khác nhau. Có thể nói Cách cách là danh xưng rất thú vị chỉ có ở Trung Quốc. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều tin tức thú vị khác thì hãy thường xuyên theo dõi Trungkhithe nhé.
Từ khóa » Công Chúa Còn được Gọi Là Gì
-
Công Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quận Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Chúa Là Gì? Xuất Xứ Của Tên Gọi Công Chúa
-
Một Số Tên Gọi Và Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến - Ngô Tộc
-
Vì Sao Con Gái Của Vua Và Hoàng đế được Gọi Là 'Công Chúa'? (Kỳ 1)
-
皇女], Phong Danh Hiệu “Công Chúa”, Còn Con Gái - فيسبوك
-
Cách Xưng Hô Trong Trong Hoàng Tộc Thời Phong Kiến
-
Công Chúa - Wiki Là Gì
-
Cách Cách - Wikiwand
-
Những Tên Gọi Khác Nhau Và Các Danh Xưng Của Đức Chúa Giê-xu ...
-
Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến ( 3 ) - GÓC TƯ NIỆM
-
Quận Chúa: Danh Hiệu Thường được Phong Tặng Cho Con Gái Của ...
-
Lịch Sử Danh Hiệu Công Chúa - Tieng Wiki