Cách Xưng Hô Trong Trong Hoàng Tộc Thời Phong Kiến
Có thể bạn quan tâm
Trong thời phong kiến, những thứ bậc và cách xưng hô hoàng tộc Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của triều đại Trung Quốc, song cũng có điểm riêng biệt. Vậy trong hoàng tộc có cách xưng hô như thế nào? Để giải đáp băn khoăn này bạn đừng vội bỏ qua chia sẻ bên dưới nhé!
Hiện nay vẫn còn khá nhiều người thắc mắc về chức vị và cách xưng hô ngoại hiệu hoàng thất. Bạn cũng là một trong số đó, vậy hãy cùng chúng tôi khám phá ngay thôi nào:
Cách xưng hô trong hoàng tộc thời phong kiến rất đa dạng
-Cha vua(tức là người cha chưa từng làm vua): Quốc lão.
-Cha vua(người cha đã làm vua rồi truyền ngôi cho người con): Thái thượng hoàng.
-Mẹ vua(chồng chưa một lần làm vua): Quốc mẫu.
-Mẹ vua(chồng đã làm vua): Thái hậu.
-Anh trai của vua: Gọi là hoàng huynh.
-Chị gái của vua: Được gọi là hoàng tỉ.
-Vua: Gọi là hoàng thượng.
-Vua của đế quốc(thống trị những nước chư hầu): Hoàng đế.
-Em trai của vua: Gọi là hoàng đệ.
-Em gái của vua: Gọi là hoàng muội.
-Bác của vua: Được gọi là hoàng bá.
-Chú của vua: Hoàng thúc.
-Vợ của vua: Hoàng hậu nương nương/Hoàng hậu.
-Cậu của vua: Được gọi là quốc cữu.
-Cha vợ của vua: Quốc trượng.
-Con trai của vua: Chính là hoàng tử.
-Con trai của vua(người sẽ lên ngôi): Thái tử/Đông cung thái tử.
-Vợ của hoàng tử: Hoàng túc.
-Vợ của Thái tử: Hoàng phi.
-Người con gái của vua: Sẽ được gọi là công chúa.
-Con rể của vua: Chính là phò mã.
-Con trai trưởng của vua chư hầu: Xưng là thế tử.
-Con gái của vua chư hầu: Xưng là quận chúa
-Chồng của quận chúa: Xưng là quận mã.
Thời phong kiến, các thứ bậc hoàng tộc xưng hô giao tiếp trong hoàng cung như thế nào? Cùng chuyên trang theo dõi mục bên dưới để hiểu rõ hơn nhé bạn:
Các thê thiếp(kể cả vợ) khi nói chuyện với vua sẽ xưng là thần thiếp
-Vua tự xưng :
+ Quả nhân: Sử dụng cho tước nào cũng được.
+ Trẫm: Chỉ cho Vương/Hoàng đế.
+ Cô gia: Chỉ sử dụng cho Vương trở xuống.
-Vua gọi những quần thần: Chúng khanh hoặc chư khanh.
-Vua gọi cận thần(nếu được sủng ái): Xưng là ái khanh.
-Vua gọi người vợ(được sủng ái): Là ái phi. Nếu không thì gọi: (Họ) + Chức vị. Chẳng hạn như: Lan quý phi…
-Vua gọi vua chư hầu: Chính là hiền hầu.
-Hoàng hậu, vua gọi con(khi còn nhỏ): Được gọi là hoàng nhi.
-Người con khi tự xưng với vua cha: Sẽ là nhi thần.
-Con gọi vua cha: Là phụ hoàng.
-Con vua gọi mẹ: Là mẫu hậu.
-Những quan tâu vua: Thánh thượng hoặc bệ hạ.
-Các thê thiếp(kể cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là thần thiếp.
-Hoàng thái hậu giao tiếp với quan: Ai gia.
-Khi nói chuyện với vua các quan tự xưng là Hạ thần.
-Khi nói chuyện với quan to hơn(hơn phẩm hàm) các quan tự xưng là hạ quan.
-Quan xưng với dân thường là bản quan.
-Dân thường xưng với quan là đại nhân.
-Khi nói chuyện với quan, dân thường xưng là thảo dân.
-Người làm việc vặt ở cửa quan dọn dẹp, chạy giấy… gọi là nha lại/nha dịch/sai nha.
-Con trai, con gái nhà quyền quý gọi là công tử, tiểu thư.
Theo Namlundidong18.wordpress.com
Từ khóa » Công Chúa Còn được Gọi Là Gì
-
Công Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quận Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Chúa Là Gì? Xuất Xứ Của Tên Gọi Công Chúa
-
Một Số Tên Gọi Và Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến - Ngô Tộc
-
Vì Sao Con Gái Của Vua Và Hoàng đế được Gọi Là 'Công Chúa'? (Kỳ 1)
-
皇女], Phong Danh Hiệu “Công Chúa”, Còn Con Gái - فيسبوك
-
Công Chúa - Wiki Là Gì
-
Cách Cách - Wikiwand
-
Những Tên Gọi Khác Nhau Và Các Danh Xưng Của Đức Chúa Giê-xu ...
-
Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến ( 3 ) - GÓC TƯ NIỆM
-
Quận Chúa: Danh Hiệu Thường được Phong Tặng Cho Con Gái Của ...
-
Lịch Sử Danh Hiệu Công Chúa - Tieng Wiki
-
Cách Cách Là Gì? Cách Cách Có Khác Gì Công Chúa Không?