Những Tên Gọi Khác Nhau Và Các Danh Xưng Của Đức Chúa Giê-xu ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cách ...
Dành vĩnh hằng với Thiên Chúa
Nhận sự tha thứ từ Thượng Đế
Câu hỏi Những tên gọi khác nhau và các danh xưng của Đức Chúa Giê-xu Christ là gì? Trả lời Có khoảng 200 tên gọi và danh xưng của Đấng Christ được thấy trong Kinh Thánh. Dưới đây là một số tên gọi và danh hiệu nổi bật hơn những tên gọi và danh xưng khác, được sắp đặt thành ba nhóm có liên quan đến những tên gọi phản ảnh bản tính của Đấng Christ, địa vị của Ngài trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, và công nghiệp của Ngài trên đất thay cho chúng ta. Bản Tính của Đấng Christ Đá Góc Nhà: (Ê-phê-sô 2:20)—Đức Chúa Giê-xu là đá góc của ngôi nhà đó là hội thánh của Ngài. Ngài gắn kết người Do-thái và Dân Ngoại với nhau, người nam và người nữ--tất cả các thánh đồ từ tất cả mọi thời đại và nơi chốn thành một cấu trúc được xây dựng trên đức tin nơi Ngài, mà đức tin đó đã được chia xẻ cho tất cả mọi người. Con Trưởng (Con đầu tiên) của tất cả mọi tạo vật (Cô-lô-se 1:15)—Không phải là thứ đầu tiên mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng, như một số người tuyên bố thiếu chính xác, bởi vì câu 16 chép, mọi vật được tạo nên bởi Ngài và cho Ngài. Hơn thế nữa, có nghĩa là Đấng Christ chiếm một địa vị và sự ưu việt của con-trưởng trên tất cả mọi vật, rằng Ngài duy trì địa vị được tôn vinh nhất trong vũ trụ; Ngài ưu việt hơn tất cả mọi điều khác; Ngài là đầu hết thảy muôn vật. Đầu của Hội Thánh: (Ê-phê-sô 1:22; 4:15; 5:23)—Đức Chúa Giê-xu Christ, không phải là một ông vua hay một vị giáo hoàng, Ngài là Đấng tể trị siêu việt duy nhất của Hội Thánh—của những người mà Ngài đã chết cho họ, những người đã đặt niềm tin của mình vào một mình Ngài để được cứu rỗi. Đấng Thánh : (Công 3:14; Thi-thiên 16:10)—Đấng Chist là thánh, cả trong thần tánh và trong bản tính con người, là nền tảng của sự thánh khiết cho dân sự của Ngài. Qua sự chết của Ngài, chúng ta đã được nên thánh và được trong sạch trước mặt Đức Chúa Trời. Đấng Xét Đoán: (Công 10:42, 2 Ti-mô-thê 4:8)—Đức Chúa Giê-xu đã được Đức Chúa Trời chọn để xét đoán thế gia, và để phân phát những phần thưởng đời đời. Vua muôn vua và Chúa muôn chúa: (1 Ti-mô-thê 6:15; Khải 19:16)—Đức Chúa Giê-xu tể trị tất cả mọi uy quyền trên thế gian, trên tất cả các vua và các bậc cầm quyền, và không một ai có thể ngăn cản Ngài hoàn thành những mục đích của Ngài. Ngài điều khiển họ theo ý Ngài muốn. Sự Sáng của Thế Giới: (Giăng 8:12)—Đức Chúa Giê-xu đã vào trong thế gian u tối vì tội lỗi, để chiếu ánh sáng của sự sống và chân lý qua công việc và Lời của Ngài. Những ai tin nơi Ngài, được Ngài mở mắt cho và bước đi trong sự sáng. Chúa bình an: (Ê-sai 9:6)—Đức Chúa Giê-xu đến không phải đem sự bình an cho thế gian như trong lúc không có chiến tranh, nhưng là sự bình an giữa Đức Chúa Trời và con người vốn đã bị phân rẽ bởi tội lỗi. Ngài đã chết để giải hòa tội nhân với Đức Chúa Trời thánh khiết. Con của Đức Chúa Trời: (Lu-ca 1:35; Giăng 1:49)—Đức Chúa Giê-xu là “Con một của Cha (Giăng 1:14). Được sử dụng 42 lần trong Tân Ước, “Con của Đức Chúa Trời” khẳng định thần tánh của Đấng Christ. Con người: (Giăng 5:27)—được sử dụng như một sự tương phản với “Con của Đức Chúa Trời”, cụm từ này khẳng định nhân tánh của Đấng Christ tồn tại cùng với thần tánh của Ngài. Ngôi Lời: (Giăng 1:1; 1 Giăng 5:7-8)—Ngôi Lời là ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, Đấng phán và nó được thành, Đấng phán thì có tất cả mọi vật từ chỗ không có gì trong sự sáng tạo ban đầu, Đấng đã ở trong lúc ban đầu với Đức Chúa Cha, và Ngài là Đức Chúa Trời, và bởi Ngài mà muôn vật được tạo nên. Lời của Đức Chúa Trời: (Khải huyền 19:12-13)—Đây là tên được ban cho Đấng Christ vốn không được nhiều người biết đến, nhưng chính là Ngài. Tên này thể hiện sự mầu nhiệm về thần tánh của Ngài. Lời sự Sống: (1 Giăng 1:1)—Đức Chúa Giê-xu không chỉ phán những lời dẫn đến sự sống đời đời, nhưng theo câu Kinh văn này, Ngài là Lời Sự Sống, nói đến sự sống đời đời của sự vui mừng và sự sung mãn mà Ngài cung cấp. Vị Trí của Ngài trong Ba Ngôi An-pha và Ô-mê-ga: (Khải 1:8; 22:13)—Đức Chúa Giê-xu công bố chính Ngài là ban đầu và cuối cùng của muôn vật, ám chỉ Ngài không phải là một con người, nhưng Ngài là một Đức Chúa Trời chân thật. Lời tuyên bố về sự đời đời này chỉ có thể áp dụng cho Đức Chúa Trời. Em-ma-nu-ên: (Ê-sai 9:6; Mi-chê 5:2; Ma-thi-ơ 1:23)—Nghĩa đen là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Cả Ê-sai và Ma-thi-ơ đều khẳng định rằng, Đấng Christ đã được sanh ra tại Bết-lê-hem (Mi-ca 5:2) chính là Đức Chúa Trời, Ngài đến thế gian trong thân thể một con người để sống giữa dân sự của Ngài. Ta Là (Giăng 8:58, với Xuất 3:14)—Khi Đức Chúa Giê-xu gán cho chính Ngài danh xưng này, người Do-thái đã cố ném đá Ngài vì tội phạm thượng. Họ hiểu rằng Ngài đang công bố chính Ngài là Đức Chúa Trời đời đời, là Đức Giê-hô-va không hề thay đổi của Kinh Thánh Cựu Ước. Chúa của Tất cả: (Công 10:36)— Đức Chúa Giê-xu là Đấng tể trị trên toàn thế giới và tất cả mọi vật trong đó, tất cả mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là dân được chọn của Đức Chúa Trời, Dân Ngoại cũng như người Do-thái. Đức Chúa Trời Chân Thật: (1 Giăng 5:20)—Đây là sự khẳng định trực tiếp rằng Đức Chúa Giê-xu, là Đức Chúa Trời chân thật, chứ không chỉ là một vị thần, mà Ngài là Đấng Thánh. Vì Kinh Thánh dạy rằng chỉ có một Đức Chúa Trời, điều này chỉ có thể mô tả bản thể của Ngài là một phần của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Công Việc của Ngài trên đất Tác giả và Đấng Hoàn Tất của Đức tin chúng ta: (Hê-bơ-rơ 12:2)—Sự cứu rỗi đã được hoàn tất nhờ đức tin, đó là món quà của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:8-9), Đức Chúa Giê-xu là Đấng lập nền đức tin của chúng ta và cũng là Đấng hoàn thành nó. Từ ban đầu cho đến cuối cùng, Ngài là cội rễ và là Đấng nâng đỡ đức tin đã cứu chúng ta. Bánh sự sống: (6:35; 6:48)—Như bánh duy trì sự sống theo nghĩa vật chất, Chúa Giê-xu là Bánh để ban cho và duy trì sự sống đời đời. Đức Chúa Trời đã cung cấp Ma-na trong đồng vắng để nuôi dân sự của Ngài, và Ngài đã cung cấp Chúa Giê-xu để ban cho chúng ta sự sống đời đời, qua thân thể của Ngài đã bị tan vỡ vì chúng ta. Chàng Rể: (Ma-thi-ơ 9:15)—Hình ảnh Đấng Christ là Chàng Rể và Hội Thánh là nàng dâu, bày tỏ mối quan hệ đặc biệt mà chúng ta có được với Ngài. Chúng ta được liên kết với nhau trong một giao ước của ân điển không bao giờ bị phá vỡ. Đấng giải cứu: (Rô-ma 11:26)—Cũng như dân Y-sơ-ra-ên cần Đức Chúa Trời giải cứu họ ra khỏi ách nô-lệ của người Ai-cập, cũng vậy Đấng Christ là Đấng giải cứu chúng ta ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Đấng chăn chiên hiền lành: (Giăng 10:11,14)—Nhiều lần trong Kinh Thánh, người chăn chiên hiền lành luôn sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình để bảo vệ bầy chiên khỏi các loài thú dữ Đức Chúa Giê-xu đã phó sự sống của Ngài cho chiên của Ngài, Ngài quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng ta. Thầy Tế Lễ tối cao : (Hê-bơ-rơ 2:17)—Thầy tế lễ thượng phẩm người Do-thái vào trong đền thờ mỗi năm một lần để dâng của lễ chuộc tội cho dân sự. Đức Chúa Giê-xu đã thực hiện chức năng đó cho dân sự của Ngài một lần đủ cả trên thập tự giá. Chiên Con của Đức Chúa Trời: (Giăng 1:29)—Luật pháp của Đức Chúa Trời đòi hỏi của lễ hy sinh là một con chiên sạch sẽ , không tì vết làm một của lễ chuộc tội. Chúa Giê-xu đã trở thành Con Chiên ngoan ngoãn bị dắt đến hàng làm thịt, cho thấy Ngài kiên nhẫn chịu khổ và sự sẵn sàng chịu chết thay cho chiên của Ngài. Đấng Trung Bảo: (1 Ti-mô-thê 2:5)—Người hòa giải là người đi giữa hai nhóm người để hoà giải họ. Đấng Christ là Đấng Trung Bảo duy nhất, Đấng hòa giải con người với Đức Chúa Trời. Cầu nguyện đến Ma-ri hoặc các thánh là thờ hình tượng, bởi vì nó bỏ qua vai trò quan trọng nhất của Đấng Christ, và gán vai trò của Đấng Trung bảo cho người khác. Vầng đá: (1 Cô-rinh-tô 10:4)—Như nước ban cho sự sống chảy ra từ hòn đá mà Môi-se đã đánh trong đồng vắng, Chúa Giê-xu là Vầng đá từ đó chảy ra nước sống của sự sống đời đời. Ngài là Vầng Đá mà trên đó chúng ta xây những ngôi nhà thuộc linh của mình, để rồi không có bão tố nào có thể lay chuyển nhà đó được. Sự Sống và Sự Sống Lại: (Giăng 11:25)—Hiện thân trong Đức Chúa Giê-xu là phương tiện để tội nhân được sống lại trong sự sống đời đời, cũng như Ngài đã sống lại từ trong mồ mả. Tội lỗi của chúng ta đã bị chôn với Ngài, và chúng ta sẽ sống lại để bước đi trong đời sống mới. Chúa Cứu Thế: (Ma-thi-ơ 1:21; Lu-ca 2:11)—Ngài cứu dân của Ngài bằng sự chết để cứu chuộc họ, bằng việc ban cho Đức Thánh Linh để làm mới họ bằng quyền năng của Ngài, bằng việc trang bị cho họ để chiến thắng những kẻ thù thuộc linh của họ, bằng việc nâng đỡ họ trong những lúc bị thử thách và trong sự chết, và bằng việc làm cho họ sống lại trong ngày sau rốt. Gốc Nho Thật: (Giăng 15:1)—Gốc Nho Thật cung cấp cho tất cả các nhánh nho (những người tin Chúa) mọi sự cần thiết để sinh ra bông trái Thánh Linh—nước hằng sống của sự cứu rỗi và sự nuôi dưỡng từ Lời Chúa. Đường Đi, Lẽ Thật, Sự Sống: (Giăng 14:6)—Đức Chúa Giê-xu là con đường duy nhất để đến với Đức Chúa Trời, là Lẽ Thật duy nhất trong một thế giới đầy sự dối trá, và là cội nguồn duy nhất của sự sống đời đời. Ngài thể hiện cả ba điều này trong hai ý nghĩa tạm thời và vĩnh cửu. English Trở lại trang chủ tiếng Việt Những tên gọi khác nhau và các danh xưng của Đức Chúa Giê-xu Christ là gì? Chia sẻ trang này: © Copyright Got Questions MinistriesTừ khóa » Công Chúa Còn được Gọi Là Gì
-
Công Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quận Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Chúa Là Gì? Xuất Xứ Của Tên Gọi Công Chúa
-
Một Số Tên Gọi Và Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến - Ngô Tộc
-
Vì Sao Con Gái Của Vua Và Hoàng đế được Gọi Là 'Công Chúa'? (Kỳ 1)
-
皇女], Phong Danh Hiệu “Công Chúa”, Còn Con Gái - فيسبوك
-
Cách Xưng Hô Trong Trong Hoàng Tộc Thời Phong Kiến
-
Công Chúa - Wiki Là Gì
-
Cách Cách - Wikiwand
-
Cách Xưng Hô Thời Phong Kiến ( 3 ) - GÓC TƯ NIỆM
-
Quận Chúa: Danh Hiệu Thường được Phong Tặng Cho Con Gái Của ...
-
Lịch Sử Danh Hiệu Công Chúa - Tieng Wiki
-
Cách Cách Là Gì? Cách Cách Có Khác Gì Công Chúa Không?