Cách Cấp Cứu Khi Bị Hạ đường Huyết đột Ngột - Xét Nghiệm Dr.Labo

ĐẶT DỊCH VỤ Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn... App gọi thợ trên Android App gọi thợ trên iPhone đang xử lý yêu cầu của bạn Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công

Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535

Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!

Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác. Tải Rada Android - Ứng dụng gọi thợ Tải Rada iOS - Ứng dụng gọi thợ × Chọn danh mục

đang nạp danh mục dịch vụ

Từ khóa tìm kiếm: Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngộtTrang chủ » Tin Tức » Sức khỏe » Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột Thông tin mới
  • UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT

    Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn

  • NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế

  • XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM?

    Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế

  • THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến

  • TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử

  • DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

    Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Cúm
  • Dinh Dưỡng
  • Gan
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sắc đẹp
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
11 Tháng Ba, 2021 Hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là những người bị tiểu đường đang điều trị thuốc hạ đường máu . Đa phần chúng ta thường nghĩ rằng hạ đường huyết chỉ gặp khi đói . Thực tế căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra, việc hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện và hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu (cụ thể là đường glucose) dưới mức độ bình thường của mỗi người. Trong cơ thể chúng ta, đường glucose được đưa đi khắp cơ thể, có vai trò nuôi dưỡng các tổ chức đảm bảo cho sự sống của mỗi người. Nó được xem như nguồn năng lượng hết sức quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh, tổ chức não bộ. Vì thế khi đường huyết giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ thể. Khi nồng độ Glucose máu < 2,8mmo/l (50mg/dl) là hạ glucose máu nặng , còn khi glucose máu <3,9mmol/l ( <70mg/dl) đã bắt đầu được xem là hạ glucose máu .

2. Nguyên nhân và triệu chứng hạ đường huyết

Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết có thể là do:

  • Hạ đường huyết do thuốc: Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, một số loại thuốc có thể gây ra chứng hạ đường huyết.
  • Do tiêm insulin: Là một trong những tai biến ở người bệnh tiểu đường khi không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu dẫn đến việc sử dụng insulin quá mức cần thiết làm đường huyết hạ đột ngột.
  • Do ảnh hưởng của 1 số căn bệnh: Hạ đường huyết có thể xảy ra khi người bệnh mắc phải một số bệnh khác gây ra các rối loạn ảnh hưởng đến chuyển hóa đường trong cơ thể, ví dụ như rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận hoặc tuyến thượng thận…
  • Uống nhiều bia rượu – Chế độ ăn uống kiên khem không hợp lý
  • Hạ đường huyết sau ăn: Thường xảy ra sau 1-2 giờ sau bữa ăn, lý do là cơ thể sản xuất quá nhiều insulin ( bệnh Insulinome)

Các triệu chứng hạ đường huyết:

  • Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường có những triệu chứng như huyết áp hạ, tim đập nhanh, mồ hôi vã ra, có cảm giác mệt mỏi rã rời, đói lả, mặt mày choáng váng, ….
  • Nếu không được khắc phục sẽ trở nên nghiêm trọng hơn kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp như đi lại khó khăn, đuối sức, nhìn không rõ, nguy hiểm nhất là gây hôn mê và co giật.

Cần nhanh chóng tìm phương pháp khắc phục tránh để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến biến chứng hôn mê , để lại nhiều di chứng

3. Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột

  • Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin.
  • Nếu trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, vẫn tỉnh táo nên cho uống ngay nước đường…hoặc bổ sung các loại thức uống chứa đường. Sau đó có thể dùng thêm các loại cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt.
  • Đối với trường hợp nặng bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê , vì mât ý thức nên không có khả năng nuốt, nếu cho uống thì có thể gây sặc vào đường hô hấp . Những bệnh nhân này cần nhanh chóng tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml). , sau đó kết hợp thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose có nồng độ 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết . Glucose sẽ tiếp tục chuyền cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn , tự uống đươc.

4. Phòng ngừa hạ đường huyết

Hạ đường huyết rất dễ gặp và có dấu hiệu tiến triển nhanh vì vậy ngoài việc khắc phục bệnh, người bệnh nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát lượng đường trong cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng một số biện pháp đơn giản như:

Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với thực phẩm giàu nước và chất xơ.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
  • Ăn thêm các bữa phụ ngay khi lượng đường có dấu hiệu xuống thấp hoặc khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không tự ý uống thuốc khi không có đơn hoặc ngưng thuốc khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm
  • Luôn có sẳn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola trong túi trong cặp để phòng khi xãy ra hạ đường máu mà có dùng ngay

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh hạ đường huyết cũng như cách khắc phục và biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể khỏi mà không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Vì vậy các bác sĩ khuyến các bệnh nhân nên chủ động tới thăm khám ngay khi gặp các dấu hiệu bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để được biết thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ với Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo. Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn. Đăng trong Sức khỏe, Tin Tức | Tags: Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột

Từ khóa » Sơ Cứu Tụt đường Huyết