Cách Sơ Cứu Bệnh Tại Chổ - Phòng CTSV

1/ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

  1. Khái niệm:

- Hạ đường huyết là tình huống cấp cứu.

- Diễn tiến có thể dẫn tới hôn mê, nếu không điều trị kịp thời sẽ tử vong hoặc để lại di chứng.

- Phát hiện kịp thời đưa nồng độ đường máu lên.

- Tùy theo mức độ hạ đường huyết sẽ có biểu hiện khác nhau.

  1. Các biểu hiện chung của hạ đường huyết:

- Mệt đột ngột, đau đầu, chóng mặt, cảm giác đói cồn cào, vã mồ hôi, tê chân tay, chân có cảm giác nặng, lo lắng bứt rứt, run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, vả mồ hôi cảm thấy yếu có khi buồn nôn và nôn.

  1. Cách sơ cứu hạ đường huyết:

- Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, kẹo, sữa... hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

- Nếu không đỡ hơn nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh:

- Pha 3 muỗng cafe đường cát với 100ml nước cho bệnh nhân uống hoặc 100 – 150ml nước ngọt (cocacola, nước hoa quả).

* Lưu ý:

- Phải coi trọng các yếu tố: ăn uống, sinh hoạt, luyện tập hợp lý.

- Ngoài ra các trường hợp có bệnh lý khác kèm theo nên liên hệ với trung tâm y tế chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe.

2/ HẠ CALCI  MÁU

  1. Sơ cứu người bị hạ calci máu:

Khi gặp trường hợp người bị hạ calci máu, những người xung quanh phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân lên rồi đưa đến Y tế gần nhất.

  1. Cách sơ cứu:

- Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng.

- Pha 1 viên calci sandoz  vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì đưa cho bệnh nhân uống. Nếu 2 hàm răng bệnh nhân cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng muỗng đút thuốc vào miệng bệnh nhân, hoặc vỗ 2 bên má (không phải là tát) cho bệnh nhân tỉnh lại uống thuốc.

- Sau khi dùng thuốc nếu bệnh nhân chưa thuyên giảm thì chuyển đến bệnh viên.

3/ BỆNH ĐỘNG KINH

Các bước sơ cứu động kinh:

  1. Giữ tâm trạng bình tĩnh, không cuống quýt, la lối om sòm. Việc này sẽ chỉ làm rối tình hình hơn.
  2. Yêu cầu người xung quanh bình tĩnh và lùi ra sau.
  3. Nhẹ nhàng đỡ lưng người đang bị co giật nằm xuống một mặt phẳng an toàn như sàn nhà hoặc miếng nệm. Không nên để nằm trên giường vì có thể bị té.
  4. Xoay lưng người đang co giật, để họ nằm nghiêng một bên, hành động này giúp họ dễ thở hơn
  5. Kê một cái gối mềm dưới đầu, hoặc có gì dùng đó, như gấp mền nhỏ, áo khoác... đều được.
  6. Nhìn xung quanh xem có vật nào cứng, nhọn, dễ bể, dễ cháy... hay không. Nếu có, cần thu dọn hết những đồ vật này ra xa để phòng ngừa chấn thương thêm cho bạn và người đang bị co giật.
  7. Xem trên người của người đang bị co giật có gì nguy hiểm không, ví dụ như mắt kính, nới lỏng cà ra vát, khuy áo sơ mi... Nếu có dây nhợ gì trên cổ, trên người nên tháo ra đề phòng thắt, ngạt.
  8. Theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tiểu ướt quần hay không...) để bạn có thể kể lại với bác sĩ hoặc với người co giật sau này.
  9. Xem đồng hồ, tính thời gian cơn co giật (điều này rất quan trọng), nếu cơn co giật quá 5 phút phải gọi cấp cứu.

Những điều KHÔNG NÊN LÀM khi gặp người co giật, động kinh:

  1. Không cố gắng đè lên người co giật hoặc cố gắng làm bất kỳ điều gì để dừng cơn co giật, điều này là vô ích.
  2. Không cho bất kỳ vật gì, chất gì vào miệng người co giật, kể cả tay của bạn.
  3. Không hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân vì người đang co giật vẫn tự thở được.
  4. Không cho người co giật vào bồn tắm vì có thể gây ngạt, sặc nước thêm.

4/ BI RẮN CẮN

Các bước sơ cứu rắn cắn: • Trấn an người bệnh. • Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). • Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề). • Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. - Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn. - Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. • Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng. • Chuyển bệnh nhân đến bệnh viên đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.… • Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

5/ CÔN TRÙNG CẮN ĐỐT/ KIẾN 3 KHOANG ĐỐT

 Cách xử lý khi bị côn trùng đốt

- Khi bị đốt, các bạn không nên gãi hay chà xát vì nó có thể làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn. Các triệu chứng này có thể tự hết sau vài giờ mà không cần sự tác động nào.

- Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hơn và có các triệu chứng ngứa nhiều, đau nhức, sưng đỏ lan rộng. Các bạn rửa sạch vết thương bằng xà bong hoặc sát khuẩn với nước muối sinh lý, có thể chườm lạnh để giảm đau hoặc giảm sưng nề. Sau đó liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để điều trị.

Lưu ý:

- Trong một số trường hợp, côn trùng đốt còn có thể gây dị ứng toàn thân, co thắt phế quản, sốt hoặc sốc phản vệ. Đưa đến bệnh viện cấp cứu sớm nhất, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

6/ BỊ BỎNG

Các bước xử lý tình huống khi bị bỏng

Cho dù bạn bị bỏng vì lý do gì, phải thuộc nằm lòng công thức xử lý 3 bước: đó là (1) cởi, (2) rửa hoặc ngâm và (3) che đậy.

  1. Vì sao phải cởi quần áo?

- Khi bị bỏng cần cỏi ngay áo, quần chổ bị bỏng ra. Để tránh bị bỏng năng thêm.

  1. Vì sao phải rửa, ngâm vào nước lạnh?

Đối với những vết bỏng có diện tích nhỏ, nên nhanh chóng ngâm nước lạnh hoặc chườm nước lạnh để giảm nhiệt đở gây hại cho da và giảm đau.

* Lưu ý: ngâm trong nước sạch, thời gian ngâm khoảng 30 phút.

  1. Vì sao phải băng vết thương trước khi đi viện?

- Khi bị bỏng nặng bạn rửa vết thương bằng nước sạch và băng lại rồi chuyển đến bệnh viện.

- Băng vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập.

* Tuyệt đối không được tự  ý bôi dầu hoặc các loại thuốc lên vết bỏng, khi chua có chỉ định của y Bác sĩ.

7/ KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

10 Nguyên tắc vàng về an toàn vệ sinh thực phẩm:

  1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
  2. Chế biến thực phẩm. Nấu chín kỹ trước khi ăn.
  3. Ăn ngay khi thức ăn được nấu. chín.
  4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn sau khi chế biến.
  5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
  6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
  7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
  8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
  9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
  10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Từ khóa » Sơ Cứu Tụt đường Huyết