Cách Chăm Sóc, Phục Hồi Nhanh Sau Khi Tiêm Môi | Seoul Center

Tiêm filler môi là một trong những thủ thuật thẩm mỹ được phái đẹp lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Nắm rõ tiêm filler môi kiêng gì giúp chị em hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng, tăng tỷ lệ thành công khi can thiệp làm đẹp.

Cùng Thẩm mỹ filler tìm hiểu rõ hơn về chủ đề kiêng cữ sau khi tiêm filler môi.

Tiêm filler môi kiêng gì?

Tiêm filler môi kiêng ăn gì là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của tín đồ làm đẹp. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương cũng như hiệu quả thẩm mỹ sau khi tiêm filler môi. Dưới đây là những món ăn mà bạn cần kiêng sau khi tiêm filler môi để có kết quả như ý:

Cần có chế độ kiêng cử phù hợp sau tiêm filler môi tránh ảnh hưởng đến dáng môi
Cần có chế độ kiêng cử phù hợp sau tiêm filler môi tránh ảnh hưởng đến dáng môi

Thịt, trứng gà

Sau khi tiêm filler môi, bác sĩ khuyến cáo khách hàng không nên ăn thịt, trứng gà vì các thực phẩm này giàu protein và vitamin. Nếu ăn trong giai đoạn vết thương môi chưa lành sẽ dễ gây ngứa, sưng tấy, mẩn đỏ, sưng phù nề.

Bạn nên kiêng ăn thịt và trứng gà khoảng 2 tuần cho đến khi môi ổn định
Bạn nên kiêng ăn thịt và trứng gà khoảng 2 tuần cho đến khi môi ổn định

Thịt bò

Sở dĩ, tiêm Filler môi nên kiêng thịt bò vì chất histamine có thể gây ra các phản ứng viêm, dẫn đến sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Hơn nữa, việc ăn thịt bò sau khi tiêm filler môi có nguy cơ dẫn đến vết thương lâu lành, tăng sinh collagen quá mức gây sẹo lồi. Đặc biệt, thịt bò là thuộc nhóm thịt đỏ nên dễ gây nên tình trạng bầm tím, ảnh hưởng sắc tố môi. 

Hải sản 

Hải sản là một loại thực phẩm dễ gây dị ứng, có thể dẫn đến các phản ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, thậm chí là sốc phản vệ. Ngoài ra, một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, tôm, cua, … có chứa nhiều histamine, có thể gây ra các phản ứng viêm, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. 

Bạn nên kiêng hải sản cho đến khi môi ổn định hoàn toàn
Bạn nên kiêng hải sản cho đến khi môi ổn định hoàn toàn

Rau muống

Rau muống là đáp án cho thắc mắc tiêm filler môi kiêng ăn gì. Thực phẩm này có tính hàn, dễ gây ngứa vết thương. Hơn nữa, rau muống có thể kích thích sản sinh collagen quá mức, dẫn đến hình thành sẹo lồi sau khi tiêm filler.

Chất kích thích

Rượu bia, cafe, thuốc lá, thức uống chứa cồn có thể làm giãn nở mạch máu, dẫn đến sưng tấy và bầm tím sau khi tiêm filler. Ngoài ra, chất kích thích còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn, làm chậm quá trình lành thương. Nếu bạn sử dụng chất kích thích trong giai đoạn mới tiêm filler môi thì dễ bị khô sần, thâm xỉn màu.

Món ăn từ nếp 

Các món ăn từ nếp có thể khiến vết thương ở môi sau tiêm Filler bị mưng mủ, viêm, gây ảnh hưởng đến quá trình môi lành và vào form dáng đẹp. Do đó, sau khi tiêm Filler môi bạn nên kiêng các món ăn được chế biến từ nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét,…

Ăn các món nếp sau khi tiêm Filler môi có thể khiến vết thương bị sưng, mưng mủ
Ăn các món nếp sau khi tiêm Filler môi có thể khiến vết thương bị sưng, mưng mủ

Đồ ăn cứng, dai

Khi bạn ăn các món ăn như xương động vật, thịt nhiều gân, da động vật, mía, trái cây cứng (ổi, táo,…) thì sẽ khiến cơ miệng phải cử động mạnh. Điều này sẽ gây áp lực lên môi, khiến filler bị xê dịch, gây biến dạng môi. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng các món ăn dai vì có nguy cơ cao làm rách da môi, khiến môi bị tổn thương.

Thức ăn chua, mặn, chế biến sẵn

Đồ chua: Thức ăn chua như chanh, xoài, cóc,.. thường chứa nhiều axit, có thể gây kích ứng môi, dẫn đến sưng, ngứa rát, khó chịu chỗ tiêm. Điều này cũng dễ khiến filler dễ bị đào thải. 

Đồ mặn: Các món ăn mặn chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối,…, có thể khiến cơ thể tích tụ nước, dẫn đến sưng tấy ở môi, đặc biệt là trong những ngày đầu sau khi tiêm filler. 

Thực phẩm chế biến sẵn:Thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, pate hộp, thường chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương. 

Nên kiêng ăn các món chế biến sẵn, dầu mỡ nhiều sau khi tiêm filler môi
Nên kiêng ăn các món chế biến sẵn, dầu mỡ nhiều sau khi tiêm filler môi

Do đó, bạn nên hạn chế ăn những món quá chua, đồ ăn quá mặn và đặc biệt là các món chế biến sẵn sau khi tiêm Filler môi.

Nhiều người quan niệm nếu giá tiêm filler môi cao thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn mà không cần kiêng cử. Tuy nhiên các bác sĩ giải đáp dù thực hiện ở bất kỳ địa chỉ tiêm filler nào với mức giá bao nhiêu thì chế độ kiêng cử là bắt buộc để đảm bảo dáng môi đẹp như ý sau hồi phục.

Cách chăm sóc sau tiêm filler môi

Ngoài kiêng ăn một số thực phẩm thì các chị em phụ nữ sau khi tiêm Filler môi cần đảm bảo chăm sóc môi theo các hướng dẫn sau:

Vệ sinh môi cẩn thận và chườm đá khi cần thiết

Nên dùng nước ấm kết hợp với nước muối sinh lý để làm sạch vùng môi nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn bám trên môi. Sau đó, lau nhẹ lại bằng khăn mềm sạch. Ngoài ra, ngày đầu tiên sau khi tiêm môi, nếu môi có dấu hiệu sưng bạn có thể chườm đá nhẹ nhàng để giảm sưng, đau, ngăn ngừa bầm tím.

Cùng tham khảo các dáng môi tiêm filler đẹp để tiếp thêm động lực chăm sóc sau tiêm filler.

Tránh các hoạt động hay tác động mạnh vào môi

Sau khi tiêm Filler môi, bạn nên hạn chế các thói quen, hoạt động hay tác động vào môi như:

  • Không sờ, chạm, nắn môi, xoa bóp môi, liếm môi, cắn môi, nhéo môi,…nhằm tránh môi bị nhiễm trùng, mưng mủ, biến dạng môi sau tiêm. 
  • Tránh sử dụng bàn chải hay sản phẩm cọ môi trong thời gian đầu sau tiêm filler để không gây tổn thương hoặc di chuyển filler.
  • Không tập thể dục trong 24 giờ sau tiêm môi, bởi hoạt động mạnh có thể khiến môi nhiễm trùng do lưu lượng máu tăng cao, ngoài ra còn dễ làm lệch filler sang vị trí khác. 
  • Không trang điểm môi, son môi trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm. Bởi các sản phẩm này có thể khiến môi bị nhiễm chì, thành phần độc hại, gây ảnh hưởng quá trình môi lành và vào form dáng đẹp.
  • Hạn chế cười nói quá to, mở rộng miệng hay vận động mạnh vùng miệng để filler ổn định sau tiêm, tránh xê dịch. 
  • Khi ngủ không nên nằm úp vì tạo áp lực cho môi có thể khiến môi lâu lành. 
Tuyệt đối không cắn môi sau khi tiêm Filler môi 
Tuyệt đối không cắn môi sau khi tiêm Filler môi

Bảo vệ môi khỏi tia UV 

Sau khi tiêm Filler môi, bạn nên bảo vệ môi kỹ càng trước khi ra ngoài bằng cách bôi son dưỡng môi không màu có chỉ số chống nắng SPF 30+ trở lên, nhằm tránh tình trạng môi bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. 

Không xông hơi, massage môi sau tiêm filler môi

Hơi nóng của môi trường xông hơi có thể khiến filler dễ tan, xê dịch sang vùng da khác, thậm chí gây biến chứng môi. Bên cạnh đó, massage môi cũng là hoạt động nên tránh tuyệt đối vì hoạt động này có thể khiến môi bị biến dạng, filler di lệch sang vị trí khác.

Không nên xông hơi sau khi tiêm Filler 
Không nên xông hơi sau khi tiêm Filler

Không tự ý uống thuốc khi chưa được chỉ định

Bạn không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa được chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc chống viêm như: Aspirin, Ibuprofen, Aleve, Advil,..Bởi các loại thuốc này có thể khiến máu loãng, môi dễ bị bầm tím, chảy máu sau khi tiêm Filler môi. 

Liên hệ bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường 

Nếu sau khi tiêm Filler môi, môi xuất hiện các triệu chứng bất thường như bầm tím, tấy đỏ, mưng mủ, sưng phồng, tích tụ máu,…thì bạn nên đến ngay cơ sở thẩm mỹ uy tín, để được bác sĩ khắc phục kịp thời. 

Tiêm filler môi kiêng gì và cách chăm sóc sau khi can thiệp thẩm mỹ là những vấn đề đã được thẩm mỹ viện Seoul Center giải đáp cụ thể trong bài viết trên. Ngoài ra, bạn cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn y khoa của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể gặp phải.

Từ khóa » Tiêm Filler Môi Xong Cần Kiêng Gì