Tiêm Filler Môi Kiêng ăn Gì? Nên ăn Gì để Môi Đẹp, Quyến Rũ
Có thể bạn quan tâm
Sau khi tiêm filler môi, việc chăm sóc và kiêng cữ đúng cách rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả làm đẹp tốt nhất và tránh biến chứng không mong muốn. Một trong những yếu tố cần chú ý là chế độ ăn uống sau khi tiêm filler. Vậy tiêm filler môi kiêng ăn gì để môi nhanh hồi phục và định hình đẹp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về những loại thực phẩm cần tránh.
- I – Tiêm filler môi kiêng ăn gì?
- 1. Tránh đồ ăn có khả năng gây sẹo
- 1.1. Nhóm giàu đạm
- 1.2. Nhóm giàu collagen
- 1.3. Nhóm giàu Cholesterol
- 1.4. Thực phẩm chứa chất bảo quản và hóa chất
- 1.5. Thực phẩm nhiều muối, đường
- 2. Không ăn đồ nóng, cay
- 3. Kiêng thực phẩm có Omega 3, 6
- 4. Tuyệt đối kiêng rượu, bia và thuốc lá
- 5. Tránh các loại đồ uống có gas và caffein
- 1. Tránh đồ ăn có khả năng gây sẹo
- II – Những thực phẩm nên sử dụng sau tiêm filler môi
- 1. Rau xanh và trái cây
- 2. Thực phẩm mát, nguội
- 3. Các loại sinh tố, nước ép hoa quả
- 4. Thực phẩm giàu vitamin A và C
- 5. Uống đủ nước
- III – Một số lưu ý sau khi tiêm filler môi
- 1. Kiêng hôn hoặc đụng chạm vào môi
- 2. Kiêng dùng son và kem dưỡng môi
- 3. Tránh ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt cao
- 4. Tránh hoạt động thể chất
- 5. Tránh các nơi có áp suất cao
- 6. Tránh các động tác mặt mạnh
- 7. Tránh các liệu pháp nhiệt (xông hơi, sauna)
- 8. Theo dõi các dấu hiệu bất thường và liên hệ bác sĩ
- IV – Các câu hỏi thường gặp sau khi tiêm filler môi
- 1. Sau bao lâu thì có thể ăn uống bình thường sau khi tiêm filler môi?
- 2. Filler môi duy trì được bao lâu?
- 3. Cách giảm sưng và bầm sau khi tiêm filler môi?
- 4. Có nên dùng thuốc giảm đau sau khi tiêm filler môi không?
I – Tiêm filler môi kiêng ăn gì?
Tiêm filler môi là xu hướng làm đẹp 4.0 giúp các chị em sở hữu đôi môi mềm mọng, quyến rũ, căng đầy. Dẫu vậy, kết quả bơm filler ít nhiều bị ảnh hưởng nếu khách hàng không kiêng các món sau:
1. Tránh đồ ăn có khả năng gây sẹo
Đầu tiên, khách hàng nên tránh các đồ ăn có khả năng gây sẹo và dị ứng. Theo nhận định từ các chuyên gia, biểu bì môi mỏng gấp 7.5 lần so với da thường. Nếu không cẩn thận trong vấn đề dinh dưỡng, việc để lại sẹo là điều tất yếu. Đồ ăn dễ gây sẹo gồm có:
1.1. Nhóm giàu đạm
Nạp quá nhiều đạm sẽ khiến các tế bào sản sinh mạnh mẽ, vết chích có xu hướng loét ra và sưng to. Hơn thế, filler cũng sẽ lâu tan, môi dễ sạm thâm và lệch form mong muốn, nên kiêng tối thiểu 1 tuần.
– Thực phẩm cần “cách ly”: Thịt bò, các loại phi lê, đùi cừu, hải sản, trứng ngỗng, cá hồi, các loại gan.
– Bạn chỉ nên bổ sung 100 – 120g đạm/ngày và lựa chọn các dạng đạm dễ chuyển hóa, không tích nước.
– Thay vì ăn cá và thịt, chị em chuyển hướng sang đậu và các chế phẩm họ đậu nhé.
BẠN BĂN KHOĂN LỰA CHỌN ĐỊA CHỈ TIỂM FILLER ???
Nhanh tay click để nhận mức phí ưu đãi sập sàn !
1.2. Nhóm giàu collagen
Collagen là kẻ thù của môi khi tiêm filler bởi nó sẽ gây sưng to bất thường, tốc độ bình phục chậm đồng thời làm khách hàng đau nhức trong thời gian dài. Cùng với đó, collagen cũng khiến các sợi thần kinh “mẫn cảm” hơn, môi dễ bị nổi mụn hoặc kích ứng.
– Thực phẩm nhiều collagen là rau muống, ngọn su su, rau bí ngô, mồng tơi, đậu bắp, trái bơ, sữa đậu nành, giá đỗ, thịt ngỗng, nhộng, sầu riêng…
– Tuyệt đối không nạp collagen trong 1 tuần đầu
– Lượng collagen lý tưởng trong những ngày tiếp theo là 10 – 20mg, tương đương 100g/ngày
1.3. Nhóm giàu Cholesterol
Tương tự như đạm và collagen, hệ quả của Cholesterol cho môi tiêm filler là rất nghiêm trọng. Về cơ bản, các thực phẩm có chứa nhiều Cholesterol sẽ làm cơ thể tạo ra mỡ thừa, phân bổ ở bụng, tay, chân và tồn tại dưới dạng sẹo trên môi.
– Thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol là đồ chiên rán, fastfood, đồ ăn đóng hộp, mì ăn liền, đồ ngọt…
– Không ăn các đồ ăn kể trên trong 1 tuần sau khi tiêm.
– Từ tuần thứ hai, lượng chất béo nạp vào cơ thể dừng ở mức 15mg/ngày, tập trung ở dầu thực vật và hạt khô.
1.4. Thực phẩm chứa chất bảo quản và hóa chất
Tiêm filler môi kiêng ăn gì? Các thực phẩm chứa chất bảo quản và hóa chất thường có thành phần không tự nhiên và có thể gây phản ứng không mong muốn trong cơ thể. Sau khi tiêm filler môi, hệ thống miễn dịch của bạn cần thời gian để phục hồi và làm quen với chất filler mới. Những chất hóa học này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng hoặc gây ra phản ứng dị ứng, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp và snack đóng gói thường chứa nhiều chất bảo quản và hóa chất để kéo dài thời gian sử dụng. Do đó, bạn nên kiêng những thực phẩm đóng gói công nghiệp, đồ ăn nhanh… tối thiểu 1 tuần từ khi tiêm filler môi.
1.5. Thực phẩm nhiều muối, đường
Thực phẩm chứa nhiều muối và đường có thể gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng tình trạng sưng tấy. Sau khi tiêm filler môi, vùng môi có thể bị sưng nhẹ và cần thời gian để ổn định. Muối và đường có thể làm tăng hiện tượng sưng, làm chậm quá trình hồi phục và làm giảm hiệu quả của filler.
Các món ăn như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt có gas đều chứa lượng muối và đường rất cao, cần tránh sau khi tiêm filler môi khoảng 1-2 tuần.
2. Không ăn đồ nóng, cay
Các gia vị cay như ớt và hạt tiêu chứa capsaicin, chất có khả năng kích thích mạnh mẽ các dây thần kinh ở môi và làm tăng lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương, gây sưng nhiều hơn. Thực phẩm quá nóng cũng có thể làm giãn các mạch máu, gây tình trạng sưng viêm kéo dài sau khi tiêm filler.
Do đó, khách hàng nên kiêng đồ ăn cay nóng trong khoảng 5-7 ngày để hạn chế kích ứng và sưng đau vùng môi.
3. Kiêng thực phẩm có Omega 3, 6
Omega 3 và Omega 6 có tác dụng làm giảm độ kết dính của tiểu cầu trong máu, khiến máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, sau khi tiêm filler, điều này có thể gây khó khăn cho quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến bầm tím hoặc sưng kéo dài. Thực phẩm giàu Omega 3, 6 như cá hồi, hạt chia và dầu hạt lanh nên được hạn chế trong khoảng từ 1-2 tuần.
4. Tuyệt đối kiêng rượu, bia và thuốc lá
Rượu có thể làm giãn mạch máu, từ đó khiến môi sưng to hơn và tăng nguy cơ chảy máu sau khi tiem filler. Hút thuốc lá có thể gây co mạch, giảm lượng máu và oxy cung cấp đến môi, khiến vết tiêm khó lành. Ngoài ra, chất độc từ thuốc lá có thể làm da môi bị khô, dễ nứt nẻ và làm giảm hiệu quả của filler.
Hãy kiêng rượu, bia, thuốc lá tối thiểu 1 tháng để tránh viêm nhiễm vùng môi.
5. Tránh các loại đồ uống có gas và caffein
Caffein là chất kích thích gây mất nước cho cơ thể, làm da môi khô hơn và dễ nứt nẻ, ảnh hưởng đến sự đàn hồi của môi sau khi tiêm filler. Đồ uống có gas như soda, cocacola có chứa axit cacbonic, có thể làm tăng sự nhạy cảm của môi và làm chậm quá trình lành vết thương do filler. Tốt nhất nên tránh các đồ uống này từ 1-2 tuần.
II – Những thực phẩm nên sử dụng sau tiêm filler môi
Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, khách hàng nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây sau khi tiêm filler môi:
1. Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào và giảm sưng cho môi sau khi tiêm filler hiệu quả. Trái cây như cam, bưởi và dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm lành vết thương nhanh hơn và bảo vệ da môi khỏi tác động xấu từ môi trường.
Bổ sung thêm loại rau xanh như: cải ngọt, cần tây, súp lơ trắng/xanh, đỗ cove, xà lách, các loại rau mầm… Duy trì khối lượng rau củ trong mỗi bữa từ 300 – 350g/bữa. Trong đó 200g là rau có lá, 150g là củ nhé.
2. Thực phẩm mát, nguội
Thực phẩm mát có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể và làm dịu vùng môi bị kích ứng, giúp môi nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, thực phẩm nguội không gây kích thích nhiệt đến mô da môi, tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc sưng tấy thêm.
– Ăn nóng vừa phải, để thức ăn nguội sau 3 – 4 phút rồi mới dùng bữa
– Chọn các nguyên liệu tính hàn như trai, ốc, hến, thịt lợn, tôm sông, sò điệp
– Ăn các loại quả/hạt mát như đậu đen, đậu xanh, măng cụt, dưa chuột, hồng ngâm, dưa lê,
– Ăn các loại rau mát như rau má, rau diếp cá, bông lá đề, cam thảo, cây chó đẻ, hoa kim ngân, nhân trần, trà xanh…
CHỈ CÒN 99 SUẤT TIÊM FILLER DUY NHẤT HÔM NAY
Đăng ký ngay 🔽🔽
3. Các loại sinh tố, nước ép hoa quả
Sinh tố và nước ép chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nước, giúp cơ thể hấp thụ nhanh chóng dưỡng chất cần thiết để tái tạo và nuôi dưỡng làn da. Vitamin C trong nước ép trái cây giúp tăng cường sản xuất collagen, làm cho môi trở nên căng mịn và giảm thiểu tình trạng sưng.
Ngoài hai loại nước trên, khách hàng nên uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Tận dụng các loại hoa khô, lá khô, hạt khô để pha nước và đổi vị tránh nhàm chán.
4. Thực phẩm giàu vitamin A và C
Vitamin A hỗ trợ tái tạo tế bào da và giúp vùng môi nhanh lành sau khi tiêm filler, trong khi vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp da giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa sẹo.
Các thực phẩm như cà rốt, khoai lang (giàu vitamin A) và cam, kiwi (giàu vitamin C) đều là những lựa chọn tuyệt vời để giúp môi phục hồi nhanh hơn.
5. Uống đủ nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm của da, giúp filler hoạt động hiệu quả và giữ độ căng mịn cho đôi môi. Uống đủ nước cũng giúp cơ thể thải độc, giúp vết tiêm nhanh lành và làn da môi có độ mềm mại, đàn hồi tốt.
III – Một số lưu ý sau khi tiêm filler môi
Dù không gây tác động quá lớn đến mô mềm nhưng tiêm filler vẫn khiến môi rơi vào trạng thái “siêu nhạy cảm”. Do đó, khách hàng hãy tuân thủ 5 lưu ý sau:
1. Kiêng hôn hoặc đụng chạm vào môi
Sau khi tiêm filler, môi cần thời gian để ổn định và định hình. Hành động hôn hoặc đụng chạm vào môi có thể làm dịch chuyển filler và gây biến dạng môi. Nên kiêng các hoạt động này ít nhất từ 1 đến 2 tuần.
2. Kiêng dùng son và kem dưỡng môi
Lớp da môi sau tiêm có thể bị tổn thương nhẹ và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm. Các sản phẩm trang điểm hoặc dưỡng môi có thể chứa hóa chất như axit salicylic, petrolatum sẽ khiến các tế bào bị bào mòn nhanh hoặc chứa vi khuẩn làm gia tăng nguy cơ này. Tốt nhất nên tránh sử dụng trong khoảng 1 tuần sau tiêm.
3. Tránh ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt cao
Nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt như máy sấy tóc, nồi hấp, có thể khiến filler trở nên lỏng hơn, gây biến dạng hoặc làm giảm hiệu quả của chất làm đầy. Đồng thời, ánh nắng quá dữ dội có thể làm môi bị khô và tổn thương. Hãy tránh ánh nắng và nguồn nhiệt cao ít nhất từ 1 đến 2 tuần sẽ giúp môi phục hồi tốt hơn.
4. Tránh hoạt động thể chất
Khi bạn tập luyện, cơ thể tăng nhịp tim và huyết áp, làm cho máu lưu thông nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến sưng, bầm tím, hoặc làm filler không ổn định. Nên tránh tập thể dục, chạy bộ hoặc nâng tạ trong khoảng 48-72 giờ sau khi tiêm filler môi.
5. Tránh các nơi có áp suất cao
Theo nghiên cứu của Viện Y học Bắc Kinh, khách hàng mới tiêm filler cần tránh khu vực có áp suất cao. Áp suất không khí thay đổi có thể ảnh hưởng đến filler và làm nó di chuyển hoặc giãn nở không đều. Nên kiêng đi máy bay hoặc tham gia các hoạt động liên quan đến áp suất cao trong ít nhất 1 tuần sau khi tiêm.
6. Tránh các động tác mặt mạnh
Các động tác mạnh như cười lớn, mím môi hoặc nhai thức ăn cứng có thể ảnh hưởng đến vị trí filler và gây biến dạng hình dáng môi.
Filler cần thời gian để ổn định và hoà hợp với các mô mềm. Các động tác mạnh hoặc co bóp quá mức trên môi có thể làm filler bị dịch chuyển, ảnh hưởng đến hình dáng và độ đầy của môi. Nên tránh những cử động mạnh trong 1-2 tuần sau khi tiêm.
7. Tránh các liệu pháp nhiệt (xông hơi, sauna)
Nhiệt độ cao từ xông hơi hoặc sauna có thể làm tăng sưng và ảnh hưởng đến độ ổn định của filler. Ngoài ra, nhiệt độ cao có thể làm mất độ đàn hồi của da môi. Nên tránh sauna, xông hơi hoặc các liệu pháp nhiệt khác trong ít nhất 2 tuần.
8. Theo dõi các dấu hiệu bất thường và liên hệ bác sĩ
Sau khi tiêm filler, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như môi sưng, đau, đỏ hoặc mất cảm giác, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Theo dõi các dấu hiệu sau khi tiêm filler rất quan trọng để phát hiện sớm các biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử hoặc dị ứng với filler. Các dấu hiệu này có thể cho thấy rằng cơ thể đang phản ứng không tốt với filler, cần can thiệp y tế ngay lập tức.
IV – Các câu hỏi thường gặp sau khi tiêm filler môi
1. Sau bao lâu thì có thể ăn uống bình thường sau khi tiêm filler môi?
Sau khoảng 1- 2 tuần từ khi tiêm filler môi, khách hàng có thể ăn uống bình thường. Thời gian này đủ để filler ổn định và môi hồi phục. Trong tuần đầu, các mô ở môi vẫn đang thích ứng với chất làm đầy, vì vậy tránh thực phẩm cứng, nóng hoặc cay sẽ giúp giảm sưng viêm và ngăn ngừa biến dạng. Nếu được, tốt nhất hãy kiêng khoảng 2 tuần để môi ổn định hơn.
2. Filler môi duy trì được bao lâu?
Filler môi thường duy trì từ 6 – 12 tháng, tùy thuộc vào loại filler sử dụng và cơ địa mỗi người. Chất làm đầy sẽ dần tan biến theo thời gian do cơ thể hấp thụ. Các yếu tố như tốc độ trao đổi chất, cách chăm sóc sau tiêm và lối sống cũng ảnh hưởng đến thời gian duy trì kết quả tiêm filler môi.
3. Cách giảm sưng và bầm sau khi tiêm filler môi?
Để giảm sưng bầm sau khi tiêm filler môi, khách hàng có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:
– Chườm lạnh bằng túi đá chườm hoặc khăn lạnh áp nhẹ lên môi trong 10-15 phút, thực hiện trong khoảng 1-2 ngày đầu để giảm sưng.
– Tránh tắm nước nóng, xông hơi và tránh ánh nắng mặt trời vì nhiệt có thể khiến môi tăng sưng.
– Nâng đầu cao khi ngủ để giảm tụ dịch và hạn chế môi sưng.
– Tránh cười lớn, nhai thức ăn cứng để filler ổn định.
– Uống đủ nước để cơ thể thải độc và giúp môi lành nhanh chóng.
4. Có nên dùng thuốc giảm đau sau khi tiêm filler môi không?
Bạn có thể dùng thuốc giảm đau sau khi tiêm filler môi nếu cần, nhưng nên tránh các loại thuốc chứa ibuprofen hoặc aspirin vì chúng có thể tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Thay vào đó, paracetamol là lựa chọn an toàn để giảm đau mà không gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Trước khi dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngThanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh HóaNghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. VinhĐà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngBuôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma ThuộtBình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình DươngCần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Để đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu và giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau khi tiêm filler môi, việc kiêng cữ một số thực phẩm và hoạt động là rất quan trọng. Hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự hướng dẫn cụ thể và phù hợp nhất với tình trạng của bạn.
Gửi xếp hạng5 / 5. (Bình trọn) 38
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Từ khóa » Tiêm Filler Môi Xong Cần Kiêng Gì
-
Tiêm Filler Môi Cần Kiêng Những Gì? Nên ăn Gì & Kiêng ăn Gì?
-
Tiêm Filler Môi Kiêng ăn Gì? Lưu ý Quan Trọng Khi Tiêm Filler - Seoul Spa
-
Cách Chăm Sóc, Phục Hồi Nhanh Sau Khi Tiêm Môi | Seoul Center
-
Hỏi đáp: Mới Tiêm Filler Môi Nên Kiêng Gì Là Tốt Nhất
-
Tiêm Filler Môi Cần Kiêng Những Gì? Kiêng Trong Bao Lâu?
-
Tiêm Filler Cần Kiêng Gì? - Thẩm Mỹ Thu Cúc
-
Tiêm Filler Môi Kiêng ăn Gì? - Thẩm Mỹ Thu Cúc
-
Hỏi – Đáp: Tiêm Filler Môi Có Kiêng ăn Gì Không? - Thẩm Mỹ VIP
-
Những Lưu ý Trước Và Sau Khi Tiêm Filler Môi - Thẩm Mỹ Viện Tấm
-
TIÊM MÔI FILLER CÓ CẦN KIÊNG ĂN GÌ KHÔNG - Suckhoe123
-
Tiêm Filler Phải Kiêng Khem Gì? Bao Lâu Thì đẹp? - Thẩm Mỹ Viện Tấm
-
Tiêm Filler Môi Cần Kiêng Những Gì? 5 Lưu ý Bạn KHÔNG Nên Bỏ Qua
-
Sau Khi Tiêm Filler Môi Trái Tim Cần Kiêng Khem Gì?
-
SAU KHI TIÊM FILLER CẦN KIÊNG MÓN ĂN VÀ HOẠT ĐỘNG GÌ?