Cách Chọn Và Phân Biệt Các Loại Bột Làm Bánh Cần Nắm Rõ
Có thể bạn quan tâm
Muốn làm bánh ngon, bên cạnh việc khéo tay, tỉ mẩn của chị em thì cũng cần biết cách chọn và phân biệt các loại bột làm bánh. Nếu chọn sai bột làm bánh, không những món bánh của bạn không được ngon, mất đi cái đặc trưng của nó mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe vì kết hợp sai nguyên liệu.
Chị em nội trợ hãy bỏ túi một vài kinh nghiệm chọn và phân biệt các loại bột làm bánh để bất kể khi nào cũng có thể chiêu đãi gia đình bằng những món bánh homemade thơm ngon nhé!
1. Bột Cake flour
Đây là loại bột làm bánh được chiết xuất từ nhũ lúa mì (là phần mềm nhất của hạt lúa mì). Loại bột này được dùng nhiều để làm các loại bánh cookie, bánh ngọt và nhiều loại bánh nướng dạng mềm khác.
nhận biết các loại bột làm bánh
Bột cake flour có màu trắng, rất nhẹ và mịn. Do vậy chúng còn được sử dụng để làm bánh gato, bánh bông xốp, bánh quy...
2. Bột mì thường/bột mì đa dụng
Loại bột này được các chị em sử dụng thường xuyên trong gia đình. Vì "làm gì cũng được" nên loại bột mì này được gọi là đa dụng. Hàm lượng protein trong bột mì đa dụng dao động khoảng 10.5 – 11.5%. Bột mì dạng thường được dùng nhiều để làm bánh bao, bánh quy, hay các loại bánh không quá mềm.
nhận biết các loại bột làm bánh
3. Bột gạo tẻ
Khác với bột nếp, bột gạo tẻ (hay còn gọi là bột gạo) được xay từ gạo tẻ (loại gạo để nấu cơm). Nếu bạn muốn nấu cháo sườn, làm bánh bột lọc, bánh giò... thì hãy dùng loại bột làm bánh này vì nó giúp bánh có độ mềm mịn, không bị khô.
nhận biết các loại bột làm bánh
4. Bột bánh mì
Trong số các loại bột làm bánh, thì bột bánh mì có hàm lượng gluten nhiều nhất với khoảng 14g/1 cup bột. Loại bột này được làm từ các hạt lúa mì cứng, có công dụng giúp bánh nở, giữ được hình dáng, cấu trúc của loại bánh mà bạn định làm.
nhận biết các loại bột làm bánh
>> Xem thêm: Cách làm bánh mì nướng
5. Bột nếp - loại bột làm bánh quen thuộc trong ngày 3/3
Bột gạo nếp hay còn gọi tắt là bột nếp được xay từ gạo nếp (loại gạo để nấu xôi). Bột có màu trắng, khá mịn, không có độ nở. Là loại bột làm bánh quen thuộc để làm bánh trôi bánh chay, chè trôi nước, bánh rán...
nhận biết các loại bột làm bánh
6. Bột sắn dây
Là loại bột làm bánh được xay, nghiền, lọc từ củ sắn dây. Bên cạnh tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, có thể uống sống, bột sắn dây còn được dùng để làm bánh (bánh Kuzumochi của Nhật). Đây là loại bột có hình dạng cục, ở thể rắn, được dùng để nấu chè (tạo độ sánh, ngậy cho chè) hoặc khuấy chín với đường để ăn.
nhận biết các loại bột làm bánh
7. Bột làm bánh dạng bột mì nguyên cám
Loại bột này có màu sẫm, không mịn như các loại bột nếp hoặc cake flour. Thường được dùng để làm bánh mì đen, bánh mì sanwitch.
nhận biết các loại bột làm bánh
>> Xem thêm: Bánh mì đen nguyên cám
Muốn bánh có độ dẻo, dai và ngon nhất, khi làm bánh bằng bột mỳ nguyên cám, bạn nên trộn với một chút bread flour (loại bột mì có hàm lượng protein cao).
8. Bột đao/bột năng
Không còn xa lạ với các gia đình người Việt, bột năng vừa là loại bột làm bánh vừa dùng để nấu chè, vừa là nguyên liệu chính trong món chân trâu quen thuộc. Bột năng hay còn gọi là bột đao được làm từ củ khoai mì, có công dụng tạo độ sánh, tăng độ dai, dính cho món ăn. Các loại bánh được làm từ loại bột này là: bánh củ năng, bánh tôm, bánh bộc lọc...
nhận biết các loại bột làm bánh
9. Tinh bột bắp (ngô)
Đây cũng là một trong những loại bột làm bánh bổ trợ, được thêm vào các công thức làm bánh theo một tỉ lệ nhất định.
nhận biết các loại bột làm bánh
Tinh bột ngô có màu vàng nhạt, thường được thêm vào để giúp bánh mềm, mịn hơn.
10. Bột khoai tây
Được chiết xuất từ những củ khoai tây, bột khoai tây được cho vào quá trình làm bánh giúp tạo độ nhẹ cho bánh. Một vài loại bánh được làm từ bột khoai tây phải kể đến như bánh rán vừng, bánh mochi Nhật.
nhận biết các loại bột làm bánh
Loại bột làm bánh từ khoai tây cũng được sử dụng nhiều trong quá trình làm bánh mochi, bánh rán vừng...
Kiến thức bỏ túi - Cách bảo quản bột: bột làm bánh cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, đựng trong lọ/hộp kín. Nếu bảo quản tốt thì các loại bột có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. - Nếu muốn bột mịn và thoáng khí, nên lọc qua rây. - Nếu bạn là một tay "không chuyên" về làm bánh, khi lấy bột hãy dùng cup hoặc tablespoon, còn nếu đã làm quen rồi thì bạn có thể dùng cân để đo lượng bột. |
Chọn đúng bột làm bánh sẽ giúp món bánh homemade của bạn đạt thành phẩm đúng theo yêu cầu đấy nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu các loại bột làm bánh giúp các chị em "chọn đúng bột làm đúng bánh"
- Các địa chỉ cửa hàng bán dụng cụ và nguyên vật liệu làm bánh ở HCM
- Các cách làm Bánh Bao homemade
Từ khóa » Bột Gạo Hay Bột Gạo
-
Đây Là Loại Gạo được Dùng để Làm Các Món Xôi, Chè. Bột Gạo Nếp Có Màu Trắng Tự Nhiên, Mịn Và Hay Dính Tay. ... 1. Bột Gạo Là Gì?
-
Bột Gạo Là Gì? Cách Phân Biệt Bột Gạo Tẻ Và Bột ... - Điện Máy XANH
-
Phân Biệt Bột Gạo Và Bột Nếp - Bách Hóa XANH
-
Bột Gạo Là Gì? Cách Phân Biệt Bột Gạo Tẻ Và Bột Gạo Nếp
-
Bột Gạo - Cách Phân Biệt & Công Thức Làm Các Món Ngon - VinID
-
Bột Gạo Là Gì? Những Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết Về Bột Gạo
-
Bột Gạo Là Gì? Sự Khác Nhau Của Bột Gạo Và Bột Nếp?
-
Bột Gạo Và Bột Mì Có Giống Nhau Không ? - Topcachlam
-
Phân Biệt Các Loại Bột Gạo Và Cách Sử Dụng
-
Bột Gạo Là Gì? Các Món ăn Ngon Từ Bột Gạo - Bếp Của Na
-
Tìm Hiểu Bột Gạo Và Bột Nếp, Sự Khác Nhau Giữa Bột Gạo ... - FOODNK
-
Bột Gạo Là Gì? Ứng Dụng Của Bột Gạo Là Gì? - TrumPho
-
Phân Biệt 3 Loại Sợi Bánh Canh Phổ Biến: Bánh Canh Bột Gạo, Bột Lọc ...