Phân Biệt Các Loại Bột Gạo Và Cách Sử Dụng

Đối với những người hay làm bánh, đặc biệt là các loại bánh truyền thống thì bột gạo là nguyên liệu không hề xa lạ. Bột gạo là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món bánh truyền thống ở khắp mọi miền Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các loại bột gạo cũng như cách sử dụng của từng loại.

Bột gạo là gì

Bột gạo được làm từ hạt gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền. Bột có màu trắng (hoặc nâu vàng nếu là bột gạo nguyên cám), kết cấu mịn. Bột trải qua quy trình chế biến gồm các công đoạn như sau:

Ngâm: Làm hạt gạo mềm dễ xay mịn do nước sẽ ngấm vào hạt gạo (quá trình hydrat hóa) làm mềm hạt gạo, lớp màng của tế bào, giúp quá trình xay gạo và tinh bột được giải phóng được dễ dàng khi xay.

Xay: Quá trình xay sẽ phá vỡ cấu trúc hạt gạo và lớp màng bao tế bào, giúp giải phó0ng tinh bột chứa trong bột lạp của tế bào hạt gạo. Ngoài ra quá trình xay còn giúp đồng nhất khối hạt hình thành dạng bột cho bột gạo.

Khuấy: Mục đích của quá trình khuấy sẽ giúp các phân tử tinh bột thoát ra hoàn toàn khỏi các túi bột lạp giúp tăng hiệu suất thu hồi tinh bột. Ngoài ra khi khuấy một số tạp chất nhẹ còn lẫn trong gạo sẽ nổi lên và được loại bỏ dễ dàng. Quá trình khuấy còn giúp lipit (chất béo trong gạo) thoát ra và nổi lên và sẽ được loại bỏ.

Lắng gạn: Để tách bột ra khỏi nước có thể dùng 2 cách lọc, lắng gạn hoặc ly tâm.

Chia bột ướt: Sau khi lắng gạn sẽ thu được bột sẽ có dạng bột nhão. Khối bột này sẽ được chia ra trên mâm tre được bọc vải. Khối lượng chia cần đồng đều trên các vĩ nhằm đảm bảo bột khô đều. Lớp vải sẽ giúp việc lấy bột lên dễ dàng khi bột khô.

Phơi: Bột sau khi chia sẽ được phơi hoặc sấy khô đến dưới 15% ẩm. Thời gian phơi khoảng 4 - 6 giờ. Quá trình phơi sẽ hạ độ ẩm của bột gạo xuống dưới mức cần thiết mà vi sinh vật và nấm mốc có thể phát triển làm hư hỏng bột. Sau khi bột khô có thể đóng gói và bảo quản bột hoặc có thể nghiền mịn rồi bao gói.

Có bao nhiêu loại bột gạo

Bột gạo thường được chia thành 3 loại: bột gạo nếp, bột gạo tẻ, bột gạo nguyên cám

- Bột gạo tẻ: gọi tắt là bột gạo, được làm từ hạt gạo tẻ (thường dùng nấu cơm). Bột gạo tẻ dùng để nấu cháo, làm bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái, bánh giò...

Cháo bột gạo tẻ

- Bột gạo nếp: gọi tắt là bột nếp, được làm từ hạt gạo nếp (dùng để nấu xôi). Bột gạo nếp dùng để làm các loại bánh dẻo, dai như bánh dày, bánh rán, bánh gai, bánh khúc, bánh mochi của Nhật...

Bánh mochi

- Bột gạo nguyên cám: hay còn gọi là bột gạo lứt, làm từ gạo nguyên cám (gạo lứt). Loại bột này có màu nhạt cho đến màu nâu sẫm, vị béo và hương thơm đặc trưng của gạo lứt. Bột được sử dụng làm mì, bún, các loại bánh giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Bún gạo lứt

Mua bột gạo ở đâu đảm bảo

Để làm ra được các loại bánh, món ăn ngon đòi hỏi nguyên liệu đảm bảo, chất lượng. Khi chọn mua bột gạo cần mua ở các địa chỉ uy tín, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, bột được đóng gói cẩn thận, hợp vệ sinh, không bị mối mọt, vẫn còn hạn sử dụng.

Bột gạo tẻ Thái

>>>Mua ngay bột gạo tẻ Thái

Bột gạo nếp Thái

>>>Mua ngay bột gạo nếp Thái

Từ khóa » Bột Gạo Hay Bột Gạo