Cách Chữa Nóng Gan: Chỉ áp Dụng 2 Bước Này, 7 Ngày Là Khỏi!
Có thể bạn quan tâm
Nóng gan thường gây ra các triệu chứng khó chịu như nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, khát nước, táo bón, nóng trong người… không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà để lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý về gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan. Chữa nóng gan không hề khó, bạn chỉ cần áp hai cách hết sức đơn giản sau là 7 ngày sẽ hết hẳn gan nóng.
Mục lục
- 1. Nóng gan là gì?
- 2. Nguyên nhân gây nóng gan thường gặp
- 3. Triệu chứng khi bị nóng gan
- 4. Khi bị nóng gan nên uống gì cho mát?
- 5. Chữa nóng gan theo 2 bước – 7 ngày khỏi
- 5.1. Bước 1: Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
- 5.2. Bước 2: Sử dụng thảo dược chuyên biệt trị gan nóng
Nóng gan là gì?
Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa cũng như đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan bị suy giảm do gan bị tổn thương dễ gẫn tới nóng gan. Cơ thể xuất hiện các nốt mẩn ngứa, phát ban rất khó chịu.
Hiện tượng nóng gan dễ tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng không tốt tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của mọi người. Nếu để tình trạng lâu dài mà không có biện pháp điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng gan, gây viêm gan thậm chí ung thư gan.
Nguyên nhân gây nóng gan thường gặp
Có nhiều nguyên nhân gây nóng gan, xác định đúng nguyên nhân có biện pháp cải thiện kịp thời và chính xác. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới tình trạng nóng gan. Sử dụng đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều đường và đồ ngọt khiến gan tích tụ chất độc. Bên cạnh đó, chế độ ăn hàng ngày thiếu hụt vitamin và chất xơ khiến gan bị nóng.
- Chế độ sinh hoạt không điều độ: Thời gian giải độc của gan từ 23 – 5 giờ, nếu bạn thường xuyên thức khua và ngủ không đủ giấc khiến độc tố tích tụ trong gan gây suy giảm chức năng gan. Ngoài ra, làm việc quá sức, thường xuyên căng thẳng, áp lực gây ảnh hưởng xấu tới gan dẫn tới nóng gan.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều không theo chỉ định của bác sĩ gây hại tới chức năng gan, gan không thể thải độc và khiến chứng năng gan dần suy giảm.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích: Loại đồ uống này khiến gan phải hoạt động quá mức để chuyển hóa, kích thích tế bào gan tích trữ chất béo làm tăng nguy cơ nóng gan.
- Nguyên nhân khác: Môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng bức, khói bụi…khiến gan phải làm việc quá mức để thải độc dẫn tới nóng gan
Cần phát hiện ra nguyên nhân gây nóng gan và có biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tăng cường chức năng gan, vì nếu để lâu dài có thể dẫn tới viêm gan, ung thư gan.
Triệu chứng khi bị nóng gan
Người bệnh nóng gan thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng như sau:
Nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy
Những người bị nóng gan thường có triệu chứng như nổi mẩn đỏ thành từng mảng, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy râm ran rất khó chịu. Sau một thời gian ngắn các vết ban biến mất và ổn định lại.
Nổi mề đay trên da
Người bệnh ó thể nhận thấy các vết mề đay nổi sần cục to trên bề mặt da, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mà mức độ ngứa ít hay nhiều.
Hơi thở có mùi khó chịu
Khi chức năng gan suy giảm gây ra nóng gan với triệu chứng như hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân do gan bị tổn thương sản sinh ra nhiều amobnia – chất làm hơi thở có mùi hôi.
Thay đổi màu sắc của da
Nóng gan là chức năng gan suy giảm khiến cơ thể có sự thay đổi về sắc tố trên da. Sắc tố mật bilirubin tích tụ trong máu khá cao khiến da chuyển sang màu vàng.
Phân và nước tiểu thay đổi
Người bệnh bị nóng gan khiến nước tiểu có màu vàng đậm, phân có màu bạc hơn – đây là những triệu chứng cảnh báo gan nóng hoặc đang bị tổn thương
Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Người bị nóng gan còn gặp các vấn đề về tiêu hóa như trướng bụng, nguyên nhân do trong gan có quá nhiều chất béo khiến cơ thể không thể tiêu hóa cả nước. Trường hợp này ít gặp nhưng nếu xuất hiện trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn thương.
Quầng thâm và mỏi mắt
Khi gan bị tổn thương khiến mắt cảm thấy mệt mỏi, tổn thương vùng da dưới mắt. Do đó, nếu chữa không thấy hết quầng thâm dưới mắt hoặc thường xuyên bị mỏi mắt nên đi khám bác sĩ. Đây cũng có thể là triệu chứng của nóng gan mà bạn không hay biết.
Triệu chứng khác
Người bệnh có thể bị khô môi, môi đỏ, chảy máu chân răng bất thường, mất ngủ về đêm,…
Khi bị nóng gan nên uống gì cho mát?
Dưới đây là một số đồ uống giúp cải thiện nóng gan bạn nên biết:
Bưởi và chanh
Trong các loại trái cây như bưởi, chanh giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường quá trình thải độc của gan, giúp chuyển hóa các chất độc thành dạng dễ tan trong nước và dễ thải ra ngoài. Để cải thiện tình trạng nóng gan mỗi ngày bạn uống một ly nước ép chanh hoặc bưởi.
Trà xanh
Trong trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa làm tăng chức năng hoạt động của gan. Thường xuyên sử dụng trà xanh giúp mát gan, thanh nhiệt và giải độc tốt cho gan.
Các loại ngũ cốc
Phải kể tới như gạo lứt, ngô, lúa mạch…rất tốt đối với sức khỏe. Trong nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin B, các khoáng chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo của gan, cải thiện tình trạng nóng gan hiệu quả.
Nước lọc
Bổ sung đủ nước mỗi ngày 1,5 – 2 lít nước tác dụng làm mát và giải độc gan hiệu quả, các cơ quan hoạt động trơn tru.
Rau má
Có vị hơi đắng, tính mát, không độc có tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tieur, chống viêm nên thường dùng để chữa viêm gan, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, sốt…
Cà gai leo
Nóng gan là triệu chứng báo hiệu gan đang bị tổn thương, bạn cần có biện pháp chăm sóc và bảo vệ gan tốt hơn. Uống cà gai leo mỗi ngày giúp hỗ trợ giải dộc gan, hạ men gan, thanh nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, cà gai leo còn giúp phục hồi các tế bảo gan bị tổn thương, ngăn chặn và kìm hãm sự xâm nhập các virus gây bệnh. Cà gai leo là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả được nhiều người tin dùng
Chữa nóng gan theo 2 bước – 7 ngày khỏi
Bước 1: Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Nóng gan là hiện tượng mà chức năng gan bị suy giảm khiến các độc tố không được đào thải và tích tụ lại gây ảnh hưởng xấu tới gan cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Nóng gan do rất nhiều nguyên nhân gây ra, như virus viêm gan, dùng thuốc tây dài ngày, song nhìn chung có đến 90% trường hợp bị nóng gan là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh (uống bia rượu quá thường xuyên, ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh nhiều chất bảo quản….). Vì thế, việc làm tiên quyết đầu tiên người gan bị nóng cần làm đó là phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để loại bỏ các tác nhân gây nóng gan, không làm tăng thêm gánh nặng cho gan.
- Kiêng hoàn toàn rượu bia, các đồ uống chứa cồn và chất kích thích vì những chất này gây độc cho gan.
- Hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều đường, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều chất bảo quản. Không kiêng hoàn toàn chất béo mà nên chọn chất béo lành mạnh như omega 3 trong cá, đậu, trứng gà…. Sử dụng đồ ăn luộc, hấp với đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Ăn các loại hoa quả, rau củ nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh để tăng quá trình thải độc của gan.
- Ăn đúng giờ giấc, không ăn quá khuya, không ăn tối quá no để gan có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.
- Không thức khuya, ngủ trước 23h vì từ 23h đêm đến 1h sáng hôm sau là thời gian gan thải độc, nếu thức khuya sẽ tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan, làm sản sinh các chất độc hại khiến gan càng nóng hơn.
- Vận động thể dục thể thao để tăng cường chuyển hóa.
- Nếu đang sử dụng thuốc tây thì nên hỏi ý kiến bác sỹ để có phác đồ điều trị phù hợp hơn trong giai đoạn này.
- Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dung thay thế thuốc chữa bệnh
Bước 2: Sử dụng thảo dược chuyên biệt trị gan nóng
Với người bị nóng gan, việc sử dụng thảo dược tốt cho bệnh gan là vô cùng cần thiết. Bởi điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện khoa học mới chỉ mang tính chất loại bỏ, ngăn ngừa các độc tố từ bên ngoài tác động đến gan, giúp gan giảm gánh nặng đào thải. Người bệnh cần biết gan nóng là hậu quả của tình trạng tích tụ độc tố do chức năng gan bị suy giảm hoặc bị quá tải nên ngoài việc ngăn ngừa các độc tố thì cần phải song song với tăng cường chức năng giải độc của gan để gan thực hiện nhiệm vụ suôn sẻ.
Với các trường hợp gan nóng do uống thuốc tây dài ngày, bị viêm gan virus, xơ gan, vì gan đã có những tổn thương nhất định, chức năng giải độc vốn bị suy yếu thì việc tăng cường chức năng giải độc cho gan cũng là chưa đủ mà dứt khoát phải trị tận gốc nguyên nhân làm gan yếu, hạn chế tổn thương các tế bào gan, phục hồi và bảo vệ tế bào gan bằng các thảo dược chuyên biệt.
Cây cà gai leo
Cà gai leo là một trong những vị thuốc quý được Y học cổ truyền sử dụng rất phổ biến vì tính chất giải độc cực mạnh của nó trong việc chữa rắn cắn, trúng phong hàn, đặc biệt là giải độc gan, trị nóng gan, gan yếu, mẩn ngứa, mề đay rất công hiệu. Với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trong bất kỳ bài thuốc nào trị bệnh gan cũng đều có cà gai leo. Mùa khô đến là nhà nào cũng đi tìm, hái về phơi thật khô, bó lại để dự trữ phòng khi có ai bị nóng gan, vàng da, chướng bụng thì lấy sắc uống. Với cánh mày râu nóng gan do thường xuyên uống rượu, dân gian thường lấy 100g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn khoảng 150ml uống lúc ấm hoặc hãm 50g cà gai leo khô với nước sôi, dùng để uống trong ngày. Chỉ sau 3-5 ngày là hết nóng gan.
Từ khóa » Cách Chữa Nóng Gan Ngứa
-
[TỔNG HỢP] Bệnh Nóng Gan: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị
-
Bệnh Nóng Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nóng Gan Có Biểu Hiện Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Nóng Gan Có Biểu Hiện Gì? | Vinmec
-
Nóng Gan Và 9 Cách Chữa Nóng Trong Người Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Bạn Bị Nóng Gan: Cần Hạ Nhiệt Cho Gan Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Tất Tần Tật Về Nóng Gan Nổi Mụn Ngứa | TCI Hospital
-
Dấu Hiệu Nóng Gan Và Làm Sao để Hạ Nhiệt Hiệu Quả? - YouTube
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Nóng Gan - Hewel
-
Nóng Gan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Vượt ...
-
Cách Chữa Bệnh Nóng Gan Theo Xu Thế Hiện đại - HEWEL
-
Người Nóng Gan Nên Và Không Nên Sử Dụng Thực Phẩm Nào?
-
8 Cách Khắc Phục Hiện Tượng Nóng Gan Nổi Mẩn đỏ Hiệu Quả
-
Nóng Gan Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị, Khắc Phục