Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Nóng Gan - Hewel
Có thể bạn quan tâm
I. Nóng gan là bệnh gì?
Nóng gan là thuật ngữ trong dân gian. Khi gan bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, nóng bức trong người.
Tuy nhiên, về mặt ngôn ngữ y học không có định nghĩa nóng gan cụ thể. Chứng nóng gan theo y học hiện đại được hiểu là khi người bệnh uống nhiều bia rượu, các chất kích thích; ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ… gan sẽ phải làm việc nhiều hơn , thậm chí quá tải để loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể.
Đồng thời, các chất độc hại tổng tấn công vào gan này làm kích hoạt tế bào Kupffer (làm nhiệm vụ miễn dịch ở tại gan) một cách thái quá, gây phóng thích ra các chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β… . Hậu quả tế bào gan bị tổn thương, suy giảm khả năng giải độc của gan, tích tụ độc tố trong cơ thể và phát sinh các triệu chứng gan nóng mà dân gian hay gọi.
Nóng gan triệu chứng thường gặp ở nhiều người
Do đó, không phải cứ bị nổi nhiều mụn, bứt rứt, khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi… thì gọi là nóng gan, rồi tùy tiện dùng các loại nước uống thanh nhiệt, thuốc mát gan , giải độc không rõ nguồn gốc. Nổi mụn nhiều trên người, trên mặt, mệt mỏi, chán ăn rất có thể là gan đang trục trặc hoặc mắc một bệnh lý nào đó, việc dùng các loại thuốc chưa được nghiên cứu khoa học không chỉ làm tổn thương gan mà còn làm “lu mờ” triệu chứng tạm thời, “che lấp” đi bệnh gan thật sự.
II. Triệu chứng nóng gan
Theo PGS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), người bị nóng gan sẽ phải thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như:
1. Da nổi mẩn ngứa
Một khi chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc và đào thải chất độc cũng giảm theo làm chất độc tích tụ lại, sau đó xâm nhập vào da và có những triệu chứng bộc phát như nổi những mảng mẩn đỏ hoặc hồng ban lan rộng, cảm giác ngứa râm ran. Sau vài tiếng, triệu chứng nóng gan sẽ giảm dần và biến mất khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại. Một số trường hợp nóng gan nổi mẩn ngứa , nóng gan nổi mụn mặt, mụn nhọt,…
Nhiều người khi lầm tưởng triệu chứng này là do bị dị ứng nên tự ý mua thuốc về điều trị, kết cục là gan càng bị độc tố từ các loại thuốc này tấn công hơn.
Da nổi mẩn đỏ là triệu chứng điển hình của bệnh nóng gan
2. Nổi mề đay
Biểu hiện nóng gan thường thấy là nổi các vùng mề đay trên bề mặt da, sần cục, dày, các mảng mề đay có thể gây ngứa hoặc không tùy từng cơ địa.
3. Vàng da
Một dấu hiệu nóng gan thường thấy là thay đổi màu da, các sắc tố trên da có sự “biến hình” bởi sắc tố mật bilirubin tích tụ trong máu cao, da bắt đầu chuyển sang màu vàng khi chức năng gan rơi vào trạng thái suy yếu.
Nếu màu da càng ngả màu vàng chứng tỏ lượng sắc tố bilirubin càng nhiều. Những bộ phận có thể thấy rõ nhất là kết mạc của mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi. Ngoài ra, việc nhiệt độ cơ thể tự nhiên thay đổi cũng là dấu hiệu gan nóng. Lúc này, bạn thường xuyên cảm thấy bụng dạ nóng nực và khó chịu một cách bất thường.
4. Hơi thở có mùi
Thật chẳng dễ chịu gì khi miệng bạn phát ra mùi hôi khiến người xung quanh xa lánh, bản thân cũng chẳng vui vẻ gì! Gan bị tổn thương nên sản sinh ra nhiều ammonia làm cho hơi thở có mùi khó chịu, kèm theo đó là cảm giác chán ăn, mệt mỏi, tiêu hóa kém, sụt cân,… ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Người bị nóng gan thường xuất hiện mùi hôi trong hơi thở
5. Nước tiểu có màu vàng đậm
Khi chức năng gan bị suy giảm, độc tố tồn đọng, để giải phóng bớt gánh nặng, gan buộc phải đẩy độc tố xuống thận và kết quả là nước tiểu có màu vàng sẫm và đậm hơn bình thường.
Ngoài ra, nước tiểu có màu vàng đậm có thể do gan bị tổn thương, khiến chất Bilirubin (là một chất màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ các tế bào hồng cầu của cơ thể) bị rò rỉ vào máu và nước tiểu. Có thể nói Bilirubin gây ra nước tiểu có màu vàng đậm là dấu hiệu của bệnh gan, trong đó có bệnh nóng gan.
6. Mắt có quầng thâm, nhức mắt, mỏi mắt
Phần da dưới mắt phản ánh khá rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể. Gan bị tổn thương có liên quan mật thiết tới vết quầng thâm ở mắt và triệu chứng nhức, mỏi mắt.
7. Các triệu chứng khác
Một số triệu chứng nóng gan khác phải kể đến như đau bụng, sưng ở chân, mắt cá chân, mệt mỏi mãn tính, nôn hoặc buồn nôn, da dễ bầm tím, chảy máu chân răng, chảy máu cam, mất ngủ…
Các biểu hiện nóng gan chỉ diễn ra thỉnh thoảng, không kéo dài, mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh những triệu chứng này lặp đi lặp lại thường xuyên thì nguy cơ suy giảm chức năng gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
III. Nguyên nhân gây gan nóng
Việc tìm hiểu và xác định nguyên nhân gây hiện tượng nóng gan là cách làm đơn giản, giúp bạn tự kiểm tra xem bản thân có thực sự nằm trong đối tượng bị nóng gan không và kịp thời đưa ra được giải pháp tuyệt vời giúp gan phục hồi chức năng bình thường cụ thể:
– Uống rượu, bia và thường xuyên dùng đồ uống chứa cồn: Yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị tổn thương gan, gây nóng gan nhiều nhất là uống rượu quá mức. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, dùng nhiều hơn 8 ly rượu mỗi tuần đối với phụ nữ và hơn 15 ly mỗi tuần đối với nam giới có khả năng gây hại cho gan, làm suy giảm chức năng gan.
Uống nhiều rượu bia căn nguyên hàng đầu gây bệnh nóng gan
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học, dung nạp nhiều chất độc hại: Cuộc sống hiện đại, các thực phẩm bẩn , thiếu an toàn và thức ăn nhanh “lên ngôi” góp phần không nhỏ khiến gan tích tụ chất độc. Ngoài ra, thường xuyên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường và muối tạo áp lực nặng nề lên gan, tăng tích trữ chất béo triglyceride, gây ra tình trạng nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan,…
– Lạm dụng thuốc điều trị: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của gan là chuyển hóa các chất, do đó hầu hết các loại thuốc điều trị đều chuyển hóa qua gan và thận. Cụ thể, nếu bạn thường xuyên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh… gan và thận có thể bị suy giảm chức năng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có nóng gan.
– Thói quen sinh hoạt thiếu điều độ: Thời kỳ hoàng kim của kỹ thuật số, nhiều người được mệnh danh là “cú đêm” mà quên cả thời gian cho bản thân nghỉ ngơi. Trong khi đó, gan và túi mật giải độc vào khoảng thời gian từ 23h đến 5h. Nếu bạn thường xuyên thức khuya và không ngủ đủ giấc thì độc tố dễ tích tụ trong gan, gây suy giảm chức năng gan và sinh bệnh nóng gan.
Thức khuya thường xuyên khiến chức năng gan suy giảm và gây ra nóng gan
– Một số yếu tố khác: Gan nóng có thể xảy ra do phải thường xuyên làm việc và tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm, bụi mịn, thời tiết quá nóng bức khắc nghiệt.
Các yếu tố có thể khác nhau ở mỗi đối tượng nhưng có một nguyên lý sinh bệnh chung mà rất ít người biết, theo Hiệp hội Nghiên cứu các bệnh lý gan của Hoa Kỳ (AASLD) (1) chỉ rõ,vị trí “cửa ngõ” là xoang gan – nơi dẫn máu ra, vào gan, tế bào Kupffer liên tục bị kích hoạt, cụ thể khi cơ thể hàng ngày bị tấn công bởi các yếu tố độc hại từ bia rượu, thực phẩm bẩn, hóa chất, thuốc chữa bệnh… thì gan chính là cơ quan “chịu trận” đầu tiên, lúc này tế bào Kupffer trong gan bị các chất độc hại tấn công liên tục và cuối cùng buộc phải phóng tích các chất gây viêm như TNF- α, TGF-β, Interleulin…
Đây mới chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nóng gan và các bệnh lý về gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan. Đồng thời, đây cũng được xem là bước đột phá của ngành y học hiện đại, làm thay đổi quan niệm lâu nay về gan,. Thay vì “chờ” gan bị nhiễm độc rồi mới “giải độc, thải độc cho gan” thì chúng ta cần nâng cao ý thức chủ động chống độc và bảo vệ gan bằng cách kiểm soát tốt các hoạt động của tế bào Kupffer. Vậy kiểm soát tế bào Kupffer bằng cách nào là đúng khoa học, theo dõi tiếp nội dung bên dưới nhé!
IV. Vậy đâu là cách trị nóng gan theo khoa học?
Bạn nên nhớ, quá trình giải độc tố cho gan, trị nóng gan là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và tỉnh táo. Do đó, đừng mong chờ có một loại tiên dược uống vào là giúp lá gan khỏe mạnh ngay. Điều trị bất kể bệnh nào, không chỉ riêng nóng gan để chữa trị tận gốc phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc khoa học, thay đổi từ thói quen hàng ngày, sở thích ăn uống, tiết chế những nhu cầu không cần thiết, bổ sung những loại thực phẩm tốt cho gan,…
Đặc biệt một nhiệm vụ lớn lao hơn là phải tìm giải pháp kiểm soát tốt hoạt động của tế bào Kupffer, giữ chúng luôn hoạt động trong “ngưỡng” an toàn như vậy bạn mới đạt được thành công trên con đường “chinh chiến”, giải cứu và bảo vệ lá gan. Những việc làm thiết thực cần phải thực hiện cấp tốc để giải cứu lá gan của bạn:
1. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là việc làm cấp thiết hàng đầu để trị nóng gan
– Các thực phẩm vàng – bổ trợ trị nóng gan
Để trị nóng gan, trước hết bạn phải bổ sung những thực phẩm tốt cho gan trong bữa ăn hàng ngày. Người bị nóng gan nên tăng cường các loại rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt mà chưa qua tinh chế. Các loại rau, thảo dược có vị đắng, tính mát làm dịu gan, thanh lọc cơ thể như: rau má, rau đắng, khổ qua,… Ngoài ra, khi bị nóng gan có thể uống thêm các loại trà thiên thiên có tính mát như râu ngô, bạc hà, lá dâu, lá sen và các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ,…
– Hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, nóng gây hại cho gan
Món ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật … khiến gan tích tụ mỡ và độc tố. Bánh ngọt, kẹo, chè… các món ăn ngọt không chỉ tăng nguy cơ bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, mau già… mà còn gây trầm trọng hơn tình trạng viêm, mỡ hóa gan. Vì vậy, cần hạn chế ăn những món ăn này để giữ lá gan “sạch”, khỏe.
Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thức ăn cay, nóng gây hại cho gan
Đặc biệt, không ăn nhiều hoặc hạn chế đồ ăn cay, mặn như: kim chi, gia vị cay (ớt, tiêu) … cũng có thể được xem là cách chữa bệnh nóng gan hiệu quả nhất thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt. Bia rượu, các chất kích thích, thuốc lá, cà phê… đòi hỏi gan phải lọc thải vất vả, dẫn đến mệt mỏi và phát sinh các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.
– Không ăn quá 70gr thịt để hạn chế nóng gan
Để trị nóng gan bạn nên hạn chế protein từ động vật để hạn chế nguy cơ “nóng gan”. Trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ chứa nhiều chất béo no và cholesterol. Khả năng phân giải của gan với các chất này kém hơn nhiều so với chất béo có nguồn gốc thực vật. Do đó, nên hạn chế ăn thịt để giảm tải gánh nặng cho gan nhờ đó đem lại hiệu quả trị nóng gan.
Bộ Y tế Vương quốc Anh khuyến nghị mọi người nên ăn không quá 70 gr thịt đỏ hoặc thịt chế biến mỗi ngày. Tại Mỹ, Viện Nghiên cứu Ung thư cũng khuyến cáo nên ăn tối đa 510 gr thịt đỏ/tuần, tương đương khoảng 72gr mỗi ngày (theo Mail Online). Nguồn cung cấp protein tốt nhất mà không gây “nóng gan” gồm cá thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại đậu đỗ, rau họ đậu.
– Hạn chế uống nhiều rượu, bia hoặc cắt hẳn càng tốt
Rượu, bia có khả năng phá hủy tế bào gan, kích hoạt tế bào Kupffer phóng thích các chất gây viêm nhanh hơn bất cứ loại thực phẩm độc hại nào khác. Do đó, hãy là người “chủ nhân” thông thái, giúp gan được bảo vệ tốt hơn, ngoài ra bạn nên uống đủ nước, 1 ngày khoảng 2 lít nước và cẩn thận khi dùng các loại thuốc vì có thể gây hại cho gan, tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn gặp tình trạng “nóng gan” do dùng thuốc điều trị.
– Xây dựng lối sống lành mạnh
Lập ra thời khóa biểu làm việc, nghỉ ngơi khoa học và kiên trì thực hiện. Hạn chế thức khuya, do thức khuya sẽ làm tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan, những phản ứng này sản sinh ra các chất trung gian độc hại kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức tạo ra các phản ứng miễn dịch, phóng ra các chất gây viêm.
Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để gan và các cơ quan khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng làm việc.
Ngoài ra, dành thời gian tối thiểu 30 phút trong ngày để luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe gan, lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng, tốt cho gan như: đi bộ, tập gym, thiền, yoga,….
Tuy vậy, để có chế độ dinh dưỡng cũng như vận động, sinh hoạt phù hợp cho từng trường hợp nóng gan cụ thể, thay vì chỉ tham khảo các thông tin chung chung, người bệnh có thể đến các trung tâm chuyên về dinh dưỡng và vận động như Nutrihome (hiện là cơ sở khám, tư vấn, điều trị dinh dưỡng, y học vận quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam) để được tư vấn và dùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp.
2. Kiểm soát tế bào Kupffer – Giải pháp ưu tiên hàng đầu cho người nóng gan
Việc áp dụng nguyên tắc ăn uống, sinh hoạt điều độ chỉ là biện pháp giúp hạn chế các yếu tố độc hại từ bên ngoài vào trong cơ thể. Các chuyên gia đã chỉ rõ, giải pháp ưu tiên hàng đầu cho người nóng gan chính là chủ động chống độc cho gan từ gốc.
Cùng với bước đột phá trong việc tìm ra cơ chế hoạt động của tế bào Kupffer, khoa học hiện đại đã bước thêm một bước tiến mới, đưa các công trình nghiên cứu và chữa trị bệnh gan sang một “trang mới” huy hoàng hơn, bằng việc ứng dụng thành tựu ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum từ thiên nhiên có khả năng kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, từ đó giải quyết triệt để bệnh nóng gan, nâng cấp bộ máy phòng chống các bệnh lý về gan nguy hiểm khác, nhất là với những người thường xuyên dùng nhiều bia rượu.
Hiệu quả của 2 tinh chất thiên nhiên là Wasabia và S. Marianum đã được kiểm chứng bằng nhiều công trình nghiên cứu khác nhau tại Nhật Bản và Đức. Kết quả cho thấy rõ, nhờ 2 tinh chất này đem lại hiệu quả kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 6 tuần đã giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin…, nhờ đó giảm quá trình viêm, tổn thương gan, hiệu quả trị nóng gan thấy rõ, ngoài ra 2 tinh chất này còn giảm sản xuất các thành phần mô sợi gây xơ hóa gan. Bên cạnh đó, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 (loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể) chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn.
V. Cách trị nóng gan phản khoa học bạn cần tránh
Bên cạnh việc nắm bắt chính xác tình trạng nóng gan là gì, nguyên nhân và cách khắc phục đúng cách, bạn cũng nên biết để tránh những cách trị nóng gan chưa được kiểm chứng về hiệu quả và tính an toàn. Sau đây là các cách trị nóng gan mà bạn cần lưu ý tránh:
1. Cách trị nóng gan bằng thuốc Tây
Hầu hết, các loại thuốc Tây không kê toa đang được bày bán với đa dạng nhiều loại khác nhau, cơ bản sẽ có tác dụng ngay, giúp đẩy lùi các dấu hiệu nóng gan như mẩn đỏ, ngứa ngáy, mề đay… Tuy nhiên, nếu không có những hướng điều trị cụ thể và được kê toa thuốc, theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa thì những thuốc Tây bạn tự ý mua chỉ tập trung chủ yếu vào việc thuyên giảm các triệu chứng nhất thời chứ không hề mang lại hiệu quả chữa trị tận gốc.
Hơn nữa, dù là thuốc giải độc nhưng nếu không dùng đúng cách và liều lượng sẽ vô tình gây hại cho gan. Do đó, không nên lạm dụng sử dụng lâu dài, nếu bất đắc dĩ phải dùng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tự ý sử dụng bừa bãi, gây ra hệ lụy nghiêm trọng, đẩy gan đến “bờ vực thẳm”.
Hầu hết các loại thuốc Tây chỉ có tác dụng làm mờ nhạt các triệu chứng nóng gan chứ không thể điều trị khỏi tận gốc
2. Thuốc Nam chữa bệnh nóng gan
Việc sử dụng các cây thuốc Nam để chữa bệnh nóng gan được nhiều người áp dụng như: cây mã đề, bông atisô, cây chó đẻ… để nấu nước để uống tăng cường chức năng gan. Tuy các loại thuốc Nam đa số là lành tính, tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của thấy thuốc chuyên môn.
Một số cây thuốc nam có thể kỵ với một số loại thuốc Tây. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người để có thể sử dụng được hay không. Vì vậy, khi mua thuốc Nam hãy đến các cơ sở uy tín để thăm khám và bốc thuốc. Không nên sử dụng tràn lan theo kiểu truyền miệng, giải độc đâu không thấy, vô tình lại “chuốc họa vào thân”.
Ngoài ra, Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội, nguyên trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai: Một số loại cây thuốc giải độc gan theo đông y như nhân trần, atiso, cà gai leo, diệp hạ châu… dù không độc nhưng nếu không biết cách bảo quản hoặc người bán sử dụng thuốc bảo quản độc hại có thể gây độc ngược lại cho cơ thể và gan. Do đó cần thực sự tỉnh táo khi có nhu cầu dùng các bài thuốc nam để trị nóng gan.
Nóng gan là ‘tiếng kêu cứu” khi gan bị tổn thương. Do đó, đừng phớt lờ, chủ quan với các triệu chứng nóng gan nói riêng và các bệnh lý về gan nói chung. Chủ động “làm mát” gan bằng cách thay đổi sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học và giải độc gan bằng những sản phẩm chuyên biệt đã được kiểm chứng lâm sàng và được các chuyên gia khuyên dùng như sản phẩm Hewel.
Từ khóa » Cách Chữa Nóng Gan Ngứa
-
Cách Chữa Nóng Gan: Chỉ áp Dụng 2 Bước Này, 7 Ngày Là Khỏi!
-
[TỔNG HỢP] Bệnh Nóng Gan: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị
-
Bệnh Nóng Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nóng Gan Có Biểu Hiện Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Nóng Gan Có Biểu Hiện Gì? | Vinmec
-
Nóng Gan Và 9 Cách Chữa Nóng Trong Người Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Bạn Bị Nóng Gan: Cần Hạ Nhiệt Cho Gan Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Tất Tần Tật Về Nóng Gan Nổi Mụn Ngứa | TCI Hospital
-
Dấu Hiệu Nóng Gan Và Làm Sao để Hạ Nhiệt Hiệu Quả? - YouTube
-
Nóng Gan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Vượt ...
-
Cách Chữa Bệnh Nóng Gan Theo Xu Thế Hiện đại - HEWEL
-
Người Nóng Gan Nên Và Không Nên Sử Dụng Thực Phẩm Nào?
-
8 Cách Khắc Phục Hiện Tượng Nóng Gan Nổi Mẩn đỏ Hiệu Quả
-
Nóng Gan Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị, Khắc Phục