Tất Tần Tật Về Nóng Gan Nổi Mụn Ngứa | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Nóng gan nổi mụn ngứa gây khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Để hạn chế các nguy cơ gây bệnh chúng ta cần giữ lối sống tích cực và thói quen ăn uống lành mạnh.
Menu xem nhanh:
- 1. Nóng gan nổi mụn ngứa là gì?
- 2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
- 2.1 Ngứa râm ran hoặc ngứa nhiều
- 2.2 Nổi mẩn đỏ trên diện rộng
- 2.3 Nổi mề đay, mẩn cục
- 3. Nguyên nhân gây ra bệnh nóng gan
- 3.1 Nóng gan nổi mụn ngứa do thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá
- 3.2 Chế độ ăn uống không khoa học
- 3.3 Thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu điều độ
- 4. Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
- 4.1 Thay đổi thói quen ăn uống
- 4.2 Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý
- 4.3 Chữa nóng gan nổi mụn: Hạn chế và chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ
- 5. Người bị nóng gan nên ăn gì và kiêng gì?
- 5.1 Các loại thực phẩm nên ăn để hạn chế nguy cơ gây bệnh
- 5.2 Các loại thực phẩm cần kiêng để bệnh nóng gan nổi mụn ngứa mau phục hồi
- 5.3 Một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng nóng gan
1. Nóng gan nổi mụn ngứa là gì?
Gan đóng vai trò loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Khi gan hoạt động không tốt, các thất thải bị tích tụ lại trong cơ thể gây nóng trong, nổi mẩn đỏ,… Lúc này được gọi là nóng gan nổi mụn ngứa. Nặng hơn nữa thì người bệnh sẽ mất ngủ, kén ăn, chảy máu cam, cơ thể uể oải,… Các triệu chứng này gây nhiều khó chịu cho người bệnh và cần được điều trị một cách hợp lý.
Các biểu hiện này ban đầu chỉ xuất hiện ít và không kéo dài. Nhưng nếu thường xuyên lặp lại và kéo dài thì có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan…Bên cạnh đó còn xuất hiện các biến chứng khác rất nguy hiểm.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
Người mắc chứng nóng gan nổi mụn sẽ thường xuyên đối diện với các triệu chứng đa dạng. Bệnh sẽ chuyển từ nhẹ đến nặng dần.
2.1 Ngứa râm ran hoặc ngứa nhiều
Các bệnh da liễu thông thường sẽ gây ngứa rát da trong khi ngứa do gan chỉ ở mức râm ran. Các vùng ngứa có thể lan rộng ra tay chân, mặt, lưng, thậm chí là toàn bộ cơ thể. Những cơn ngứa sẽ gây khó chịu cho người bệnh.
2.2 Nổi mẩn đỏ trên diện rộng
Da có dấu hiệu nổi từng mảng đỏ hồng lan rộng ở các vùng ngứa. Nghiêm trọng hơn có thể lan nhiều ra khắp toàn thân.
2.3 Nổi mề đay, mẩn cục
Người bị ngứa do gan có thể xuất hiện triệu chứng nổi mề đay, mẩn cục nghiêm trọng. Các nốt mề đay nổi lên khá dày và thành từng mảng. Các nốt có thể ngứa hoặc không ngứa nhiều. Tuy nhiên chúng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh nóng gan
Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phổ biến nhất là ba nguyên nhân dưới đây.
3.1 Nóng gan nổi mụn ngứa do thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá
Sử dụng các chất kích thích có hại khiến gan không đủ khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, phụ nữ dùng nhiều hơn 8 ly rượu mỗi tuần và nam giới hơn 15 ly mỗi tuần sẽ gây hại cho gan. Chúng còn làm suy giảm chức năng gan và chức năng miễn dịch của cơ thể.
3.2 Chế độ ăn uống không khoa học
Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản, hóa chất, chất tạo màu,…gây hại cho sức khỏe. Ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn chứa nhiều muối hoặc đường sẽ tạo áp lực nặng nề lên gan. Cơ thể sẽ tích trữ chất béo triglyceride khiến chức năng gan suy yếu và gây ra các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan…
3.3 Thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu điều độ
Công việc áp lực, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng là yếu tố khiến chức năng gan suy giảm. Lý do vì gan và túi mật thường hoạt động giải độc và khoảng thời gian từ 23h đến 5h sáng hôm sau.
Lười vận động, không thường xuyên tập luyện khiến cơ thể trì trệ, mỡ bụng nhiều là một trong những tác nhân khiến gan làm việc quá sức. Lâu dần các thói quen này sẽ gây tích tụ độc tố trong gan sinh bệnh nóng gan.
Việc thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc với với hóa chất cũng dễ gây nóng gan.
4. Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc thì thay đổi thói quen ăn uống cũng giúp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh.
4.1 Thay đổi thói quen ăn uống
Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh. Hạn chế dầu mỡ, cay nóng là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ quá trình giải độc gan ổn định và thuận lợi. Người bị nóng gan nổi mụn ngứa cũng cần tránh sử dụng các loại thực phẩm ngọt, thức uống có cồn, rượu. Bên cạnh đó cần tăng cường bổ sung thêm vitamin, chất xơ và khoáng chất để mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
4.2 Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý
Ngủ sớm và tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp cơ thể cải thiện sức khỏe toàn diện nói chung và sức khỏe gan nói riêng. Ngủ đúng giờ và ngủ đủ 8 tiếng/ngày giúp cho gan được nghỉ ngơi và có thời gian lọc hết độc tố tích tụ. Thường xuyên vận động giúp gan phục hồi những tế bào bị hư tổn nhanh và hiệu quả hơn.
4.3 Chữa nóng gan nổi mụn: Hạn chế và chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ
Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh dễ khiến tình trạng thêm nóng gan nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người nóng gan có thể sử dụng các thực phẩm mát gan để hỗ trợ gan nhanh chóng hồi phục.
5. Người bị nóng gan nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh nóng gan. Bệnh nhân cần bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho gan và hạn chế tối đa đồ ăn, thức uống khiến tình trạng nóng gan trở nên nặng hơn.
5.1 Các loại thực phẩm nên ăn để hạn chế nguy cơ gây bệnh
– Thực phẩm giàu Protein: Có trong ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ,… Bệnh nhân cần đảm bảo 1g Protein/kg cơ thể/ngày.
– Các loại Vitamin và khoáng chất: Vitamin có nhiều trong cam, táo, dâu tây,…Loại thực phẩm này rất tốt cho những bệnh nhân nóng gan, tốt nhất nên bổ sung với hàm lượng khoảng 200g quả chín tươi/ngày.
– Nhóm chất xơ: Chất xơ có trong hầu hết các loại rau xanh. Mỗi người cần được bổ sung khoảng 200g mỗi ngày.
5.2 Các loại thực phẩm cần kiêng để bệnh nóng gan nổi mụn ngứa mau phục hồi
– Nhóm chất béo: Món ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,…
– Đồ ngọt: Bánh ngọt, kẹo, trà sữa,…
– Nội tạng các loại động vật: Gan, lòng, phổi,…
– Đồ ăn cay nóng: Kim chi, gia vị cay (ớt, tiêu),…
– Đồ uống có cồn, chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, café,…
5.3 Một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng nóng gan
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, nhiều bệnh nhân áp dụng đồng thời các bài thuốc dân gian sau để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất:
– Trà xanh: 100g lá trà xanh, rửa sạch, vò nát. Đun sôi cùng nước đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, dùng để uống hàng ngày.
– Hoa Atiso: Dùng hoa Atiso khô rửa sạch rồi pha thành nước uống hàng ngày giúp giải độc, mát gan.
– Rau má: Nước rau má nổi tiếng giúp thanh nhiệt. Duy trì uống rau má hàng ngày sẽ hỗ trợ nhiều cho gan.
Nóng gan nổi mụn ngứa tuy không phải bệnh nặng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng khó lường. Nặng hơn có thể gây ra các bệnh mãn tính về gan rất nguy hiểm. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những kiến thức cần thiết và đầy đủ nhất để trang bị cho bạn hành trang tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Từ khóa » Cách Chữa Nóng Gan Ngứa
-
Cách Chữa Nóng Gan: Chỉ áp Dụng 2 Bước Này, 7 Ngày Là Khỏi!
-
[TỔNG HỢP] Bệnh Nóng Gan: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị
-
Bệnh Nóng Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nóng Gan Có Biểu Hiện Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Nóng Gan Có Biểu Hiện Gì? | Vinmec
-
Nóng Gan Và 9 Cách Chữa Nóng Trong Người Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Bạn Bị Nóng Gan: Cần Hạ Nhiệt Cho Gan Thế Nào? - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Nóng Gan Và Làm Sao để Hạ Nhiệt Hiệu Quả? - YouTube
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Nóng Gan - Hewel
-
Nóng Gan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Vượt ...
-
Cách Chữa Bệnh Nóng Gan Theo Xu Thế Hiện đại - HEWEL
-
Người Nóng Gan Nên Và Không Nên Sử Dụng Thực Phẩm Nào?
-
8 Cách Khắc Phục Hiện Tượng Nóng Gan Nổi Mẩn đỏ Hiệu Quả
-
Nóng Gan Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị, Khắc Phục